-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Lũy kế là gì? Lỗ lũy kế là gì và khi nào cần ghi nhận khoản lỗ lũy kế?
Trong môi trường kinh doanh tôi thường nghe đến cụm từ “lũy kế” nhưng không hiểu rõ về khái niệm này. Anh chị có thể giải thích giúp tôi lũy kế là gì? Cách xác định lũy kế như thế nào? Lũy kế giá trị thanh toán là gì? Khấu hao lũy kế là gì? Lỗ lũy kế là gì và khi nào cần ghi nhận khoản lỗ lũy kế?
Danh mục nội dung
Lũy kế là gì?
Lũy kế được hiểu là số liệu được tổng hợp của những tháng trước đó được đưa vào để tính tiếp trong phần hạch toán tiếp theo.
Chúng ta có công thức tính lũy kế là:
Lũy kế = Phát sinh trong kỳ + Lũy kế của những tháng trước
Ví dụ:
Định khoản trước A là: 2+2+6= 10
Định khoản sau B là: 3+4+4= 11
Định khoản tổng hợp C = A+B= 21
A chính là phần lũy kế được tính trong định khoản C.
Muốn hiểu rõ hơn về lũy kế bạn hãy dựa vào các khái niệm sau:
- Thứ nhất: Chúng ta có thể hiểu đơn giản lũy kế chính là giá trị tính trước để dành để tính tiếp vế sau. Trong doanh nghiệp chẳng hạn như tháng trước bạn nợ 8 triệu tháng sau nợ 3 triệu. Vậy tổng nợ của 2 tháng là 11 triệu. Số nợ của tháng trước chính là lũy kế số nợ của tháng sau
- Thứ 2: Lũy kế cũng được hiểu là các số nhân nối tiếp nhau. Chẳng hạn như huyện A có thưởng cho 20 xã, mỗi xã được 6 người nhận thưởng và số tiền thưởng mỗi người được nhận là 300.000. Lúc này số tiền thưởng sẽ được tính theo công thức 20x6x300.000=36.000.000. Kết quả này cũng chính là một lũy kế.
Lũy kế cũng có thể là lũy thừa của phép nhân 1 số, nhân với chính nó. Chẳng hạn như 6x6x6x6x6…Lúc này ta sẽ nói 6 lũy thừa 3.
Lũy kế được áp dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Cho dù bạn là bạn có hoạt động kinh doanh hay không thì cũng nên tìm hiểu về khái niệm này. Bởi nắm rõ và biết cách tính toán lũy kế sẽ giúp bạn có thể làm chủ được thu nhập của mình trong cuộc sống.
Lũy kế giá trị thanh toán là gì?
Lũy kế giá trị thanh toán bao gồm lũy kế giá trị thanh toán tạm ứng và lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành.
Trong đó:
Lũy kế giá trị thanh toán tạm ứng = Giá trị tạm ứng chưa thu hồi đến cuối kỳ trước – Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị thanh toán kỳ này.
lũy kế giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành = Số tiền đã hoàn thành đến cuối kỳ trước + Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị thanh toán kỳ này.
Tổng lại: Lũy kế giá trị thanh toán = Lũy kế giá trị thanh toán tạm ứng + Lũy kế giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành.
Khấu hao lũy kế là gì?
Chúng ta có thể hiểu khấu hao chính là thu hồi dần giá trị TNSD đã đầu tư. Còn khấu hao lũy kế chính là tổng khấu hao của năm nay với nhiều năm trước cộng dồn lại.
Ví dụ: Bạn mua TSCD NG với trị giá 300 triệu đồng. Năm trước bạn trích ra 30 triệu đồng và năm nay bạn trích ra thêm 30 triệu nữa. Vậy tổng khấu hao lũy kế của bạn là 60 triệu đồng.
Lỗ lũy kế là gì?
Khi nhắc đến cụm từ “lũy kế”, người ta cũng hay kèm theo cụm từ “lỗ lũy kế”. Vậy lỗ lũy kế là gì? Lỗ lũy kế chính là sự suy giảm về giá trị tài sản. Tức là giá trị ghi trên sổ sách nhiều hơn với giá trị tài sản thực tế.
Nhiều doanh nghiệp có tiền lãi hàng tháng rất cao nhưng vẫn lỗ lũy kế
Theo tính toán, giá trị của tài sản chính là số liệu được ghi chép trong sổ kể toán. Còn giá trị thu hồi chính là giá trị thực mà tài sản đó đáng nhận được. Nếu giá trị của tài sản nhỏ hơn với số liệu thể hiện trong sổ sách thì giá trị của tài sản đó đã bị suy giảm. Còn giá trị thực của tài sản cần được ghi nhận đó là lỗ lũy kế.
Ví dụ: Một công ty mua máy móc, thiết bị sử dụng cho sản xuất với thời gian khấu hao là 6 năm. Tuy nhiên đến năm thứ 4 thì tài sản khấu hao đã hết giá trị sử dụng. Như vậy, bạn cần ghi nhận lỗ lũy kế. Thông qua đó có thể hiểu được trong thời gian sử dụng tài sản đã hao mòn như thế nào. Chúng ta thấy cách tính khấu hao có vẻ không phù hợp trong nhiều trường hợp.
Để tìm ra những khoản suy giảm đó doanh nghiệp cần xem xét và cân nhắc các chỉ số bên ngoài (Giá trị thị trường, những thay đổi trong kỹ thuật, môi trường pháp lý, tăng lãi suất thị trường, tỷ suất lợi nhuận…) và chỉ số bên trong ( Thiệt hại vật chất, hiệu suất tài sản không được như mong đợi…)
Công thức tính lỗ lũy kế như thế nào?
Lỗ lũy kế = Giá trị thể hiện trong sổ kế toán – Giá trị thu hồi của tài sản
Nếu bạn không tính được giá trị thu hồi riêng lẻ của từng tài sản thì hãy tính giá trị thu hồi của toàn doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng sẽ cho bạn đáp án về số lỗ lũy kế của toàn bộ doanh nghiệp. Khi xác định được số lỗ lũy kế kế toán cần bổ sung ngay vào danh mục của từng tài sản.
Khi nào nên hạch toán các khoản lỗ lũy kế?
Khi đã xác định được các khoản lỗ lũy kế bạn nên tiến hành hạch toán ngay. Theo đó, số lỗ lũy kế được ghi nhận như sau:
- Nợ: Chi phí lỗ lũy kế sẽ lỗ hoặc lãi dựa trên tài sản có. Nếu mô hình này được áp dụng hay đánh giá lại thì lỗ lũy kế được thừa nhận.
- Nợ: Thặng dư đánh giá lại hay nguồn vốn dựa trên tài sản có.
Khi tính toán theo cách này bạn đừng quên điều chỉnh cả chi phí khấu hao lần tới.
Khi xác định được các khoản lỗ lũy kế bạn nên tiến hành hạch toán
Đảo ngược khoản lỗ lũy kế được không?
Khi tính được số lỗ lũy kế chắc chắn bạn sẽ trả lời được câu hỏi “đảo ngược khoản lỗ lũy kế được không?”
Câu trả lời là “có” trong trường hợp chỉ một con số cũng khiến lỗ lũy kế giảm và việc hoàn nhập lũy kế được thừa nhận. Nợ chính là tài sản có trên hoàn nhập lỗ lũy kế. Bạn chú ý nên thực hiện điều chỉnh về chi phí khấu hao cho kỳ sau. Đồng thời, không được phép đảo ngược về khoản lỗ lũy kế trên lợi thế thương mại.
Bài viết vừa chia sẻ thông tin lũy kế là gì cùng những vấn đề liên quan đến chủ đề này. Mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm này để có thể vận dụng khi cần thiết.