M&A là gì? M&A có những thương vụ “gây sốt” nào tại Việt Nam?

Em đang chuẩn bị ra mắt doanh nghiệp vào thị trường. Em có tìm hiểu một vài thông tin khi muốn đưa doanh nghiệp mang tính chất tư nhân thì phải thông qua M&A.  Nhưng để nắm chắc về M&A thì em vẫn hơi mơ hồ. Có anh chị nào ở đây có kinh nghiệm rồi thì tư vấn giúp em cụ thể thì M&A là gì? Em nghe đồn ở Việt Nam, M&A có khá nhiều thương vụ “gây sốt”, anh chị có biết đó là những thương vụ nào không ạ?
Em chân thành cảm ơn trước ạ!


 

M&A là gì?

M&A là viết tắt của cụm từ Mergers and Acquisitions. Dịch sang tiếng Việt, M&A có nghĩa là sáp nhập và mua lại. M&A được biết đến là một hoạt động giành lấy quyền kiểm soát doanh nghiệp dưới hình thức M&A - sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động M&A là để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp nào đó.

Hình thức M&A là quá trình liên kết tương tác giữa các doanh nghiệp có cùng chung một quy mô và lúc đó một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới sẽ được ra đời. Toàn bộ tài sản cũng như lợi ích, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ thuộc về doanh nghiệp sáp nhập. 
Còn mua lại là hình thức xuất hiện một doanh nghiệp lớn nào đó có ý định mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu kém hơn. Doanh nghiệp mua lại ấy vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân cũ. Ngược lại doanh nghiệp nhỏ và bé chịu quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp mua lại.

M&A có những hình thức nào?

Có 3 hình thức M&A

M&A theo chiều ngang (Horizontal).

Đây là hình thức mua bán và sáp nhập giữa đối tượng là các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm nhiều dòng khác nhau với khách hàng, người tiêu dùng. Những công ty doanh nghiệp trong trường hợp này thường cạnh tranh trực tiếp với nhau.

Ví dụ một công ty sản xuất máy tính sáp nhập vào một công ty khác trong ngành sản xuất máy tính khác. Đây được gọi là M&A theo chiều ngang do hai bên công ty đều cùng chung sản xuất máy tính. Lợi ích của kiểu sáp nhập này mang lại là gạt bỏ sự cạnh tranh, mở rộng thị phần, doanh thu và lợi ích công ty mình. 

M&A theo chiều dọc (Vertical).

Mô hình này được làm với mục đích kết nối hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty – những công ty có chung chuỗi giá trị sản xuất có dịch vụ giống nhau. Điểm khác nhau duy nhất giữa hai công ty đang hợp tác là giai đoạn sản xuất đang hoạt động.

Ví dụ một công ty linh kiện điện thoại di động ra nhập vào công ty sản xuất điện thoại di động được xếp vào M&A theo chiều dọc, tức là 2 công ty cùng trong lĩnh vực điện thoại di động nhưng giai đoạn sản xuất khác nhau.

M&A có những hình thức nào?

M&A kết hợp theo kiểu tập đoàn (Conglomerate) 

Mua bán và sáp nhập với mục đích hình thành nên các tập đoàn. Hình thức M&A này diễn ra giữa các công ty có chung khách hàng trong một lĩnh vực rõ ràng cụ thể, nhưng cách họ cung cấp sản phẩm và dịch vụ không giống nhau. Sản phẩm và dịch vụ của họ giữa vai trò bổ sung lẫn nhau mà thôi.

Có những thương vụ M&A nào “gây sốt” ở Việt Nam?

+ Thương vụ ThaiBev và Sabeco đây là một trong những công ty nước giải khát lớn nhất nhì Đông Nam Á vừa là công ty giải khát lớn nhất Thái Lan kết hợp với Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn. Thương vụ M&A được cho là một trong những vụ kết hợp lớn nhất từ trước đến bây giờ của ngành bia của Châu Á thông qua việc ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco.

+ Thương vụ Central Group – Big C. Vào quý 2/2016, Central Group – được biết đến là tập đoàn từ Thái Lan đầu tư 1,14 tỷ tiền đô với mục đích Big C Việt Nam nhằm thâu tóm, gói gọn trong tay thị phần bán lẻ ở Việt Nam.

+ Thương vụ GIC Private Limited và Vinhomes. Thương vụ M&A này thuộc lĩnh vực Bất động sản đầu năm 2018. Qũy đầu tư GIC Private Limited của chính phủ Singapore hoàn thành thương vụ với Vinhomes – là một công ty nhỏ thuộc tập đoàn Vingroup. Theo thông tin chính xác, thương vụ này diễn ra qua 2 hình thức do GIC quản lý bao gồm đầu tư mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp công ty nợ cho Vinhomes. Đơn vị hỗ trợ việc tư vấn trong thương vụ đình đám này là Credit Suisse (thuộc Singapore).

Trong các thương vụ M&A từ lớn cho đến nhỏ, hai bên hợp tác cần phải luôn biết dung hòa lợi ích cho đôi bên. Như thế cả hai bên doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển xa hơn được.
Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn nhiều thắc mắc về M&A và những thương vụ “gây sốt” của nó đang diễn ra tại Việt Nam.