Make sense là gì? Các cụm từ liên quan tới make sense trong tiếng anh

“Make sense” là một cụm từ khá phổ biến trong tiếng anh, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nghĩa và cách dùng của cụm từ này. Vậy Make sense là gì? Các cụm từ liên quan tới make sense trong tiếng anh

Make sense là gì

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa của “make sense” cũng như các cấu trúc đặc biệt của make nhé!

“Make sense” nghĩa là gì?

“Make sense” có nghĩa là “có ý nghĩa”. Trong tiếng Anh, khi giao tiếp người ta dùng câu này khi nói đến một điều gì đó có ý đúng, dễ hiểu và hợp lý.

“Make sense” nghĩa là gì?

Một số ví dụ cụ thể như sau:

  • I wouldn't like to say anything else and it doesn't make sense to talk about the past. (Em sẽ không nói gì nữa và cũng chẳng còn ý nghĩa gì khi nhắc lại quá khứ.)
  • It doesn’t make any sense / It doesn’t make sense. (Chẳng hợp lý gì cả, chẳng hiểu gì cả.)
  • That really makes sense. (Điều đó có lý, điều đó hữu lý.)
  • These sentences do not make sense. (Những câu này không có ý nghĩa gì cả.)
  • What you say is true in a sense. (Về một ý nghĩa nào đó thì điều anh nói là đúng.)
  • We will make sense of this. (Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này.)
  • Does it make sense now- Bây giờ thì đã hợp lý chưa?
  • Something doesn’t make sense. (Có gì đó không hợp lý.)
  • I can’t make sense of anything he’s thinking. (Tôi chả hiểu mấy điều mà ông ấy đang suy nghĩ.)

Ngoài ra, trong tiếng anh, ta còn thường xuyên bắt gặp “make” trong những cấu trúc sau:

1. Cấu trúc: Make + somebody + do sth (Sai khiến ai đó làm gì)

Ví dụ:

The robber makes everyone lie down. (Tên cướp bắt mọi người nằm xuống.)

2. Cấu trúc:  Make + somebody + to verb (Buộc phải làm gì)

Ví dụ: I was made to go out. (Tôi bị buộc phải ra ngoài.)

Lưu ý: Ba cấu trúc tiếng anh “Make somebody do sth”, “Make somebody to do sth” hay “Make somebody doing sth” thường rất dễ bị nhầm lẫn, bởi chúng đơn giản chỉ là khác nhau giữa thể chủ động và bị động.

Khi muốn nói bắt buộc, yêu cầu ai đó làm việc gì, ta sử dụng cấu trúc “make sb do sth”. Chú ý trong cấu trúc này make được theo sau bởi một động từ nguyên thể không “to” ( V-infinitive)

✗ He makes us to learn fifty new words every week.

✓ He makes us learn fifty new words every week. (Anh ấy bắt chúng tôi học 50 từ mới một tuần.)

✗ Advertising makes us to buy a lot of unnecessary things.

✓ Advertising makes us buy a lot of unnecessary things. (Các thể loại quảng cáo khiến chúng tôi mua toàn những thứ không cần thiết.)

Tuy nhiên khi dùng make ở thể bị động, make đi với động từ nguyên thể có “to” (be made to do something)

Ví dụ: She was made to work for 12 hour a day. (Cô ấy phải làm việc 12 giờ một ngày.)

3. Cấu trúc: Make sb/sth adj (làm cho)

Ví dụ:

The story makes me sad. (Câu chuyện làm tôi buồn.)

4. Cấu trúc Make possible

a. Cấu trúc Make it possible + to V

Nhìn vào cấu trúc trên ta thấy, nếu theo sau MAKE là một V nguyên thể có to (hay còn gọi là tân ngữ của MAKE là một to V), thì ta phải có IT đứng giữa MAKE và POSSIBLE

Chúng ta hãy cùng nhau phân tích câu dưới đây: The new bridge makes possible to cross the river easily and quickly.

Ta thấy theo sau make có to V (to cross). Vậy nên câu chính xác phải là: The new bridge make it possible to cross the river easily and quickly. (Cây cầu mới giúp chúng ta có thể qua sông dễ dàng và nhanh chóng.)

b. Cấu trúc Make possible + N/ cụm N

Nhìn vào cấu trúc này, mọi người có thể thấy nếu theo sau MAKE là một N (danh từ( hoặc cụm danh từ thì không được đặt IT ở giữa MAKE và POSSIBLE

Ví dụ: The internet makes possible much faster communication and development of economics all over the world.

Vì “faster communication and development” là một cụm danh từ, vậy nên ta phải sử dụng cụm ‘make possible’.

c. Ngoài ra, còn một cấu trúc mà mọi người vẫn thường xuyên bắt gặp chính là:

“make possible for sb to do sth = cause sth happen”

The buses make possible for students to move from place to place much cheaper. (Xe buýt giúp sinh viên có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác rẻ hơn nhiều.)

5. Các cấu trúc với “make” khác

  • make up: bịa chuyện, làm hòa, trang điểm.

  • make a diss: tạo ra bịa ra

  • make fun off: chế nhạo ai

  • make a decision: make up one’s mind: quyết định

  • make mind = decide: quyết định

  • make mistake: phạm lỗi

  • make potential: đạt được tiềm năng gì

  • make success = be home anh dry = go through = be successful: thành công

  • make a discovery: khám phá

  • make up of: được tạo thành từ

  • make a story: bịa chuyện

  • make a fuss: làm ầm lên

  • make a fortune: kiếm lời

  • make a guess: đoán

  • make habit of: tạo thói quen làm gì

  • make a loss: thua lỗ

  • make a mess: bày bừa ra

  • make a move: move

  • make a promise: hứa

  • make a proposal: đưa ra đề nghị

  • make room for: chuyển chỗ

  • make war: gây chiến

  • make trouble: gây rắc rối

  • make use of: tận dụng

  • make a phone call = call = phone: gọi điện

  • make a report: viết,có bài báo cáo

  • make delivery/give a speech: có đọc diễn văn

  • make noise: làm ồn

  • make progress: làm cho tiến bộ

  • make profit: thu lợi nhuận

  • make friend with: kết bạn với

  • make no difference: không có gì là khác biệt với ai

  • make much of = treat as very important: xem như là quan trọng

  • make light of = treat as very unimportant: xem là không quan trọng

  • make any sense: chẳng hợp lý, không hiểu

  • make end meet = make both end meet: xoay sở để sống

  • make for a living = earn for a living: kiếm sống

  • make effort: nỗ lực

  • make the most of = make the best of: tận dụng triệt để nhất

  • make an excuse: nhận lỗi

  • make way for: dọn đường cho

  • make into = turn into: chuyển hóa thành

Bên cạnh “make” thì “do” cũng là một trong những từ mà chúng ta rất thường xuyên sử dụng trong tiếng Anh. Hãy cùng điểm qua một số cụm từ đi với “do” nhé!

  • “Do away with” có nghĩa là “xóa bỏ, từ bỏ, thủ tiêu”.

  • “Do in” có nghĩa là “thủ tiêu, giết hoặc khiến ai đó mệt mỏi”.

  • “Do down” có nghĩa là “chỉ trích ai đó”.

  • “Do out of” có nghĩa là “ngăn cản ai có được thứ gì đó mà họ nên có được”.

  • “Do over” có nghĩa là “làm lại việc gì đó, hay bắt đầu lại (khi lần đầu làm không tốt)”.

  • “Do up” có nghĩa là “cài, thắt (quần áo, dây bảo đảm.. ; cũng có nghĩa là bọc lại hay  sửa chữa, trang trí (nhà, căn phòng,...)”

  • “Do without” có nghĩa là “thành công trong công việc và cuộc sống mà không cần đến ai hay điều gì”.

  • “Do well” có nghĩa là “làm tốt, thành công”.

Trên đây là ý nghĩa của “make sense” cũng như những cụm từ thường bắt gặp trong tiếng anh của “make” và “do”. Hy vọng bài viết đã mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích.