Mật vụ là gì? Cơ quan mật vụ Hoa Kỳ có gì đặc biệt và họ làm gì?

Mật vụ là gì? Cơ quan mật vụ Hoa Kỳ có gì đặc biệt và họ làm gì? Có thể bạn chưa biết về những điều khiến bạn phải kinh ngạc về Mật vụ Mỹ với con mắt nhà nghề và một cuộc sống khác thường của các nhân viên mật vụ bảo vệ tống thống Mỹ khi đi công du nước ngoài và công tác trong nước.

Mật vụ là gì? Cơ quan mật vụ Hoa Kỳ có gì đặc biệt và họ làm gì?

Nhân viên Mật vụ là gì?

Mật vụ là những người sẽ bảo vệ Tổng thống hoặc các nhân vật quan trọng khác. Mọi mật vụ đều được huấn luyện gắt gao về các kỹ năng chuyên môn như kiểm tra, bảo vệ nhân vật quan trọng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Đồng thời, họ cũng phải tuân thủ theo những quy tắc nghiêm ngặt như không uống đồ chứa cồn trong 12 giờ làm nhiệm vụ và 24 giờ trước chuyến viếng thăm của Tổng thống tới bất cứ nơi nào.

Nhân viên Mật vụ là gì?

Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ là gì?

Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ hay Sở Mật vụ Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Secret Service, viết tắt: USSS) là cơ quan thực thi pháp luật liên bang của Hoa Kỳ và trực thuộc Bộ An ninh Nội địa. Các nhân viên tuyên thệ của Cơ quan gồm các đặc vụ và đơn vị tác chiến. Cơ quan này trước kia là một bộ phận của Bộ Ngân khố cho đến ngày 1 tháng 3 năm 2003.

Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ có hai nhiệm vụ chính ở hai bộ khác nhau:

Nhiệm vụ ở Ngân khố, cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn và điều tra việc làm giả tiền tệ, trái phiếu và các gian lận thương mại gây phương hại đến kinh tế Hoa Kỳ.

Nhiệm vụ An ninh, cơ quan có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho các lãnh đạo đương nhiệm và hết nhiệm kỳ cùng gia đình họ như Tổng thống, Phó Tổng thống, ứng viên Tổng thống, tòa đại sứ các nước (tùy vào thỏa thuận với Cục An ninh Ngoại giao, Phòng Phái bộ Nước ngoài, v.v… trực thuộc Bộ Ngoại giao).

Công việc hàng ngày của nhân viên Mật vụ

Mọi thiết bị tối tân nhất đều xuất hiện trong công việc của những mật vụ nhằm bảo vệ Tổng thống và các nhân vật quan trọng khác. Những người muốn tiếp xúc với đối tượng bảo vệ của các mật vụ phải trải qua những khâu kiểm duyệt gắt gao.

Số lượng nhân viên mật vụ của Mỹ

Nếu nói về Mật Vụ, chúng ta thường áng chừng khoảng 100 (hoặc thậm chí ít hơn) đặc vụ ưu tú. Thực tế, số Mật vụ Mỹ lên đến khoảng 6.500 thành viên. Ngoài ra, còn có những người làm việc cho đơn vị bảo vệ cá nhân.

Số lượng nhân viên mật vụ của Mỹ

Quá trình trở thành mật vụ

Những mật vụ mới không được tham chiến thực địa ngay mà phải làm việc tại văn phòng trong vòng 3 năm nếu muốn đối diện với các thử thách khó khăn hơn trong công việc (giai đoạn này kéo dài trong 4-7 năm). Trong giai đoạn cuối cùng, một đặc vụ được thăng chức lên vị trí cao hơn trên hiện trường bảo vệ tổng thống hoặc có thể chọn quay lại làm việc tại văn phòng.

Quá trình trở thành mật vụ

Công việc của các mật vụ không chỉ là bảo vệ tổng thống mà ngay cả các cựu tổng thống và gia đình của họ cũng nằm dưới sự bảo vệ và canh gác cẩn mật. Không chỉ thế, họ cũng bảo vệ các vị khách mời danh dự của Tổng thống cũng như bất kỳ ai mà tổng thống muốn bảo vệ.

Mật vụ luôn mang theo túi máu của Tổng thống Mỹ

Các đặc vụ luôn sẵn sàng dùng kĩ năng y tế của mình để tiến hành truyền máu nếu cần thiết. Họ luôn mang thêm máu dự phòng cho tổng thống.

Mật vụ luôn mang theo túi máu của Tổng thống Mỹ

Các mật vụ thường dùng mã danh cho tổng thống và đó cũng khổng phải là sự hư cấu chỉ có trên phim Hollyhood. Ngoài đời, các đặc vụ thường đặt mã danh với cùng chữ cái đầu cho một gia đình tổng thống. Ví dụ Brack Obama là Renegade, vợ ông, Michelle Obama là Renaissance và con gái họ là Radiance và Rosebud.

Các mật vụ thường dùng mã danh cho tổng thống

Mật vụ luôn hoạt động cạnh tổng thống mọi lúc mọi nơi

Vì Tổng thống Mỹ không được ở một mình, các đặc vụ phải tham gia vào mọi hoạt động của Tổng thống. Ví dụ như đi chạy bộ buổi sáng ư? Không vấn đề, các đặc vụ phải dậy sớm mà chạy bộ với Tổng thống. Muốn leo núi ư? Tất nhiên các mật vụ cũng leo cùng rồi và còn ti tỉ những thứ khác nữa.

Và mỗi khi Tổng thống muốn được ở một mình tại Phòng Bầu Dục mà không có mật vụ ở bên, thì họ vẫn có thể dễ dàng theo dõi bất kỳ chuyển động nào, đề phòng bất kì mối đe dọa tiềm tàng nào có thể ập đến với những bộ cảm biến dưới nền nhà.

Mật vụ luôn hoạt động cạnh tổng thống mọi lúc mọi nơi

Đã có mật vụ nào hi sinh khi bảo vệ tổng thống chưa?

Nếu một mật vụ cần hy sinh mạng sống vì Tổng thống, họ tự nguyện làm điều đó. Trên thực tế, chỉ có một trường hợp trong lịch sử khi một sĩ quan mật vụ qua đời: Leslie Coffelt hy sinh ngày 1/11/1950 trong khi bảo vệ Tổng thống Harry Truman.

Đã có mật vụ nào hi sinh khi bảo vệ tổng thống chưa?

Trong phim ảnh, các đặc vụ luôn đeo kính râm và mặc những bộ vest đen đặc trưng. Nhưng các đặc vụ thực thụ không bao giờ đeo kính râm khi đang làm nhiệm vụ bởi họ có thể bỏ lỡ những chi tiết quan trọng vì thiếu ánh sáng.

Nhiệm vụ của lực lượng Mật Vụ ban đầu của Bộ trưởng Ngân khố Hugh McCulloch để chống tham nhũng và gian lận tài chính. Trên thực tế, tổ chức vẫn giải quyết các vấn đề như vậy.

Bộ trưởng Ngân Khố Hugh McCulloch đề nghị thiết lập một cơ quan Mật Vụ lên Tổng thống Abraham Lincoln ngày 14/4/1865. Thế nhưng, ngay đêm đó, Tổng thống đi tới nhà hát xem kịch và bị bắn chết.

Trụ sở chỉ huy của Cơ quan Mật vụ nằm tại Washington trong một căn phố có cái tên không thể ngắn hơn, H Street. Xung quanh không có một thùng rác nào để đề phòng có kẻ muốn đặt bom, và tòa nhà cũng không quá to lớn, không có biển hiệu gì.