Mâu thuẫn là gì? Tính chất và quy luật của mâu thuẫn

Để giải đáp những thắc mắc này, Wiki hỏi đáp xin phép gửi tới độc giả bài viết dưới đây, nguồn thông tin bổ ích xoay quanh thuật ngữ mâu thuẫn.

Trong xã hội, bất cứ ai cũng từng gặp phải tình trạng mâu thuẫn, đó có thể là mâu thuẫn khi học tập, mâu thuẫn về quan điểm, mâu thuật trong nhóm làm việc chung hoặc mâu thuẫn về tư tưởng.

1. Mâu thuẫn là gì?

Trước khi tìm hiểu những nội dung khác, bạn đọc cần hiểu rõ khái niệm mâu thuẫn và một số ví dụ nổi bật thuộc phạm trù này.

1.1. Định nghĩa

Trong tiếng Việt, “mâu thuẫn” mang ý nghĩa xung đột, đối chọi, không hòa thuận hoặc đối đầu dù đóng vai trò tính từ, danh từ hay động từ. Mâu thuẫn xuất hiện khi cá nhân, tập thể nhận ra lợi ích cũng như quyền của bản thân bị tác động, ảnh hưởng bởi cá nhân, tổ chức hoặc tập thể khác.

Khi xung đột tồn tại, trạng thái đối lập (mâu thuẫn) giữa những bên liên quan cũng theo đó xuất hiện. Mâu thuẫn vì vậy được biết đến với hàm ý dữ dội, quyết liệt và gay gắt.

Theo triết học, mâu thuẫn bao hàm quá trình đấu tranh với sự thống nhất trên tất cả các mặt đối lập. Diễn biến không ngừng nghỉ của quá trình đấu tranh đã khiến các mâu thuẫn, xung đột cũ biến mất để nhường chỗ cho sự hình thành các mâu thuẫn mới.

Trong quan niệm biện chứng duy vật, mâu thuẫn là khái niệm chỉ mối liên hệ giữa đấu tranh và thống nhất, qua đó bộc lộ quá trình chuyển hóa các mặt đối lập ở sự việc, sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự việc, sự vật, hiện tượng với nhau.

Như vậy, các mặt đối lập chính là nhân tố hình thành nên mâu thuẫn, phạm trù này được sử dụng để chỉ những yếu tố, khuynh hướng, thuộc tính vận động trái ngược nhưng lại là tiền đề, điều kiện, cơ sở để tồn tại của nhau.

Không giống phép biện chứng duy vật, quan điểm siêu hình về mâu thuẫn cho rằng mâu thuẫn không có tính thống nhất, không chuyển hóa giữa các mặt đối lập và phản logic.

1.2. Ví dụ

Mâu thuẫn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ thời điểm hay lĩnh vực nào trong đời sống xã hội. Dưới đây là một số ví dụ căn bản về mâu thuẫn:

- Mâu thuẫn về tôn giáo: Nếu có người rất tin tưởng vào tâm linh, tôn giáo và đức tin thì cũng có một số người theo thuyết vô thần, không tin rằng những yếu tố tâm linh tồn tại trọng cuộc sống.

- Mâu thuẫn về quan điểm: Trong cuộc tranh luận tại lớp học, bạn A cho rằng giải bài tập bằng phương pháp x là tối ưu nhất nhưng bạn B lại khẳng định phương pháp y mới phù hợp.

- Mâu thuẫn về hành động: Khi biểu diễn văn nghệ, hai bạn nữ múa chính đã không thống nhất động tác với nhau dẫn đến sự lúng túng, cử chỉ trái ngược làm buổi biểu diễn trở nên hỗn loạn.

2. Tính chất của mâu thuẫn

Không chỉ bao hàm tính khách quan cùng tính phổ biến, mâu thuẫn còn thể hiện đặc điểm phong phú, đa dạng biểu hiện qua việc mỗi sự việc, sự vật và hiện tượng đều có thể tồn tại, chứa đựng nhiều dạng mâu thuẫn khác nhau.

Chúng thay đổi tùy theo điều kiện tác động từ môi trường, lịch sử hoặc con người, đó là mâu thuẫn bên ngoài và bên trong, mâu thuẫn không cơ bản cùng mâu thuẫn cơ bản.

3. Quy luật của mâu thuẫn

Bất kể hiện tượng, sự việc hay sự vật nào cũng chứa đựng những mâu thuẫn cụ thể trong chúng bởi nguyên nhân là các yếu tố, khía cạnh, khuynh hướng và mặt đối lập. Các mặt đối lập vì vậy vừa sở hữu quan hệ đấu tranh vừa mang tính thống nhất.

3.1. Các mặt đối lập

Tồn tại khách quan trong xã hội, tư duy cùng tự nhiên, mặt đối lập sở hữu những thuộc tính, quy định và đặc điểm có xu hướng trái ngược, biến đổi đối nghịch với nhau.

3.2. Mâu thuẫn biện chứng

Dựa theo triết học, mâu thuẫn biện chứng được hình thành bởi tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập có mối liên hệ theo xu hướng đối nghịch, xung đột và trái ngược

Không mang tính ngẫu nhiên hay chủ quan, mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách phổ biến, riêng biệt và khách quan trong môi trường tự nhiên.

3.3. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Các mặt đối lập tồn tại bằng hình thức nương tựa, không tách rời nhau. Trong quy luật mâu thuẫn, sự xuất hiện của mặt đối lập này có thể là tiền đề, cơ sở để thống nhất một vài mặt đối lập khác.

Nhờ sự thống nhất ấy, các nhân tố “đồng nhất” được hình thành và chuyển hóa lẫn nhau trên các mặt đối lập. Khi vận động trong trạng thái cân bằng, sự thống nhất ở các mặt đối lập cũng biểu lộ tác động cân xứng, ngang bằng.

3.4. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là những tác động qua lại có xu hướng phủ định, bài trừ lẫn nhau.

4. Vai trò của mâu thuẫn

Mâu thuẫn đóng vai trò là động lực, nguồn gốc của quá trình phát triển ở sự vật, sự việc hay hiện tượng. Không dừng lại ở đó, mâu thuẫn còn là yếu tố, cơ sở gây ra những biến đổi, xung đột về cả trong lẫn ngoài, trọng yếu và thứ yếu.

Nhờ tính thống nhất giữa những mặt đối lập, mâu thuẫn duy trì tính ổn định trong sự vật, sự việc cùng hiện tượng. Thêm vào đó, tính đối lập trong phạm trù mâu thuẫn còn tạo động lực để thúc đẩy quá trình phát triển sự vật, sự việc, hiện tượng này thành sự vật, sự việc, hiện tượng khác.

Vai trò của mâu thuẫn biểu hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội, đơn cử môi trường học đường thì các học sinh phải cố gắng, nỗ lực để trau dồi kiến thức và nâng cao điểm số. Trong quá trình ấy, các mâu thuẫn xảy ra trở thành nguồn gốc cho sự phát triển và vận động của lớp học sinh.

5. Phân loại mâu thuẫn

Dù mâu thuẫn mang tính đa dạng, con người vẫn đúc kết được năm loại mâu thuẫn chính, đó là mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn giữa nhu cầu và yêu cầu, mâu thuẫn giữa người với người, mâu thuẫn giữa người với tập thể, mâu thuẫn giữa tập thể với tập thể.

5.1. Mâu thuẫn bên trong

Xảy ra bên trong con người, dạng mâu thuẫn này xuất hiện khi năng lực cá nhân không đáp ứng được nhiệm vụ mà cá nhân đó đảm nhiệm, đơn cử người lao động khi được giao lượng KPI gấp đôi so với thường lệ.

Ngoài trường hợp trên, mâu thuẫn bên trong cũng xảy ra khi cá nhân đó không nắm rõ khả năng của mình, dẫn đến việc gặp khó khăn khi giải quyết công việc, vấn đề nào đó.

Điển hình là nếu có quá nhiều lựa chọn hay phương án, cá nhân sẽ không thể quyết định nhanh chóng được, đây chính là mâu thuẫn nội tâm.

5.2. Mâu thuẫn giữa nhu cầu và yêu cầu

Trong đời sống thường ngày, nhu cầu cơ bản của con người đôi khi mâu thuẫn với yêu cầu cần được hoàn thiện trước, những yêu cầu đó có thể là học tập, công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm hay vấn đề phát sinh.

Vào thời điểm ấy, mâu thuẫn xuất hiện trong nội tâm, suy nghĩ của con người được biết đến như mâu thuẫn giữa nhu cầu với yêu cầu. Để giải quyết yêu cầu cấp thiết, mỗi cá nhân cần tự đấu tranh, xem xét tình hình và vấn đề cần ưu tiên.

Tuy nhiên, con người có thể bị quá tải trong trường hợp nhiệm vụ quá nhiều mà nhu cầu thì chưa được đáp ứng đầy đủ, đúng mức, đơn cử nếu làm việc triền miên mà không ăn hay ngủ, sức khỏe con người sẽ bị kiệt quệ.

Trong thời điểm đó, con người sẽ tự đặt ra các câu hỏi về việc sinh hoạt, làm việc hay học tập như vậy là đúng hay sai, đây chính là minh chứng cho sự mâu thuẫn.

5.3. Mâu thuẫn giữa người với người

Xảy ra trong một nhóm người hoặc tập thể, mâu thuẫn giữa người với người nảy sinh vào thời điểm lợi ích, nhiệm vụ của từng cá nhân tồn tại sự chênh lệch về mức độ hoặc sự đáp ứng nhu cầu cơ bản lẫn cấp thiết giữa các cá nhân là khác biệt.

Đó có thể là sự chênh lệch về tiền lương, khối lượng công việc, nguồn tài nguyên, thời gian nghỉ ngơi, chế độ đãi ngộ, chế độ thăng tiến cho cùng một vị trí trong doanh nghiệp hay tổ chức.

Ngoài ra, mâu thuẫn giữa các cá nhân còn bộc lộ qua những bất đồng trong quan điểm, đánh giá năng lực, công vi��c hay vấn đề, hiện tượng nào đó.

5.4. Mâu thuẫn giữa người với tập thể

Khi lợi ích hoặc quan điểm không trùng khớp, mâu thuẫn giữa người (hay cá nhân) và nhóm sẽ xuất hiện, đơn cử trong một tập thể lớp mà mọi người đều thống nhất đi tham quan vùng núi, một số cá nhân lại bày tỏ ý muốn đến vùng biển. Đây chính là biểu hiện của mâu thuẫn giữa cá nhân và nhóm.

Như vậy, sự mâu thuẫn giữa người với tập thể có khả năng gây ra mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, mâu thuẫn giữa cá nhân với một hoặc nhiều nhóm người, mâu thuẫn giữa tập thể với tập thể nếu không được giải quyết kịp thời.

5.5. Mâu thuẫn giữa tập thể với tập thể

Mâu thuẫn không chỉ xảy ra giữa cá nhân với cá nhân, người với tập thể mà còn xuất hiện giữa các tập thể với nhau.

Trong một công ty hay doanh nghiệp thường sở hữu nhiều nhóm (tập thể), mâu thuẫn xảy ra giữa họ có thể bắt nguồn từ xung đột công việc, lợi ích, mục tiêu hoặc nhiệm vụ hay đơn giản là bất đồng về quan điểm cá nhân.

Khi cùng bàn luận về một vấn đề, một số nhóm sẽ sở hữu chung quan điểm nhưng đồng thời cũng tồn tại nhóm khác có tư tưởng khác biệt, dẫn đến xung đột hay mâu thuẫn.

Một ví dụ minh họa là khi quyết định lên kế hoạch tuyển dụng, phòng nhân sự đề xuất bộ câu hỏi A và thấy hợp lý nhưng phòng chuyên môn lại không đồng ý vì cho rằng chúng thiếu chi tiết, còn nhiều điểm bất hợp lý.

6. Cách giải quyết mâu thuẫn

Để giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý và hiệu quả nhất, độc giả có thể áp dụng những phương pháp cùng biện pháp dưới đây.

6.1. Các phương pháp phù hợp

Đầu tiên là phương pháp áp chế, cách thức tận dụng tính hơn thua để áp đảo đối phương nhằm giải quyết mâu thuẫn và giành phần thắng về mình. Dù dễ dàng thực hiện, phương pháp này không thực sự hữu hiệu về lâu dài bởi nó gây ra hiềm khích, bức xúc, xung đột ẩn chứa.

Thứ hai, mỗi người đều có thể sử dụng phương pháp thỏa hiệp để giải quyết mâu thuẫn. Bắt nguồn từ sự nhường nhịn hay nhẫn nhịn, cách thức này đòi hỏi một trong hai bên hoặc cả hai phải nhìn lại, xem xét vấn đề đề buông bỏ sự bảo thủ, quan điểm khăn khăn của bản thân.

Nhìn chung, phương pháp này giúp ổn định và bảo đảm sự yên bình trong tập thể. Tuy nhiên, phương pháp thỏa hiệp chỉ mang tính tạm thời chứ không thể thực hiện lâu dài bởi lợi ích, quan điểm không thể từ bỏ hoàn toàn và liên tục.

Cuối cùng, phương pháp thống nhất thường được áp dụng bởi tính tích cực cùng đóng góp quan trọng mà nó tạo nên cho tập thể. Không chỉ xác định vấn đề gây ra sự mâu thuẫn, phương thức này còn làm hài lòng cả hai phía, tránh những xung đột hay hiềm khích có thể xảy ra trong tương lai.

6.2. Một số biện pháp hữu hiệu

Khi đã sử dụng những phương pháp kể trên mà mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết, bạn đọc có thể áp dụng thử các biện pháp sau:

- Biện pháp thuyết phục: Để giải quyết mâu thuẫn, người ta sử dụng đến sức mạnh, sự linh hoạt của lời nói hay ngôn từ để phân tích, khuyên nhủ, diễn giải và trò chuyện với các bên liên quan.

Ngoài ra, ngôn từ thuyết phục cũng có thể đề cập tới tác hại mà mâu thuẫn đó gây ra với các bên liên quan lẫn tập thể, cá nhân nhằm tăng tính thuyết phục.

- Biện pháp hành chính: Khi biện pháp thuyết phục không thành công, người giải quyết mâu thuẫn như doanh nghiệp hay tổ chức có thể áp dụng biện pháp hành chính để xử lý, thuyên chuyển đơn vị công tác của một số cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như luật pháp.

LỜI KẾT

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng xoay quanh mâu thuẫn là gì, phân loại, quy luật, tính chất cùng cách giải quyết mâu thuẫn. Wiki hỏi đáp hy vọng bạn đọc đã nắm được các nội dung trên và ứng dụng chúng vào đời sống, xã hội.