Mindset là gì và ý nghĩa thực sự của mindset

Trong xã hội công nghiệp 4.0 phát triển mạnh và nhanh chóng, máy móc dần thay thế con người, thực tế ảo được ứng dụng nhiều… Nhưng một thứ mà không bao giờ có thể biến mất, đó chính là tư duy của con người - thứ tồn tại mãi mãi và tạo ra mọi thứ. Tư duy trong tiếng anh chính là mindset, vậy bạn đã hiểu rõ mindset là gì và ý nghĩa thực sự của mindset là gì chưa

Mindset là gì và ý nghĩa thực sự của mindset

Với bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức tổng quan nhất về mindset là gì và ý nghĩa thực sự của mindset.

Mindset là gì?

Mindset là một từ tiếng Anh được ghép từ từ “mind” có nghĩa là tâm trí, tư tưởng và từ “set” có nghĩa là sắp xếp, cài đặt. Từ đó, ta có hiểu nghĩa của từ mindset là hệ thống sắp xếp trong trí não, còn hiểu đơn giản thì là tư duy.

Tư duy có từ lúc con người sinh ra và được phát triển theo quá trình con người lớn lên, tiếp nhận những thông tin và xử lý chúng. Trong quá trình tiếp nhận thông tin, xử lý, phản ứng và đưa ra các hành vi thì mindset chính là xử lý và phản ứng.

Mindset là gì?

GROWTH MINDSET và FIXED MINDSET là gì?

Trong cuốn Mindset: The New Psychology of Success (tạm dịch: Tư duy: Tâm lý học mới về thành công) của nhà tâm lý học Carol Dweck, ông có đề cập đến hai loại tư duy: Fixed mindset (tư duy cố định) và Growth mindset (tư duy phát triển). Cả hai loại tư duy này là thứ mà chúng ta biểu lộ ngay từ đầu đời, chúng đều tác động đến một loạt các hành vi, suy nghĩ, mối quan hệ của chúng ta với  sự thất bại và thành công trong học tập, công việc lẫn đời sống cá nhân. Đặc biệt, 2 tư duy phản ánh khả năng tiếp nhận hạnh phúc của con người cũng như phản ánh góc nhìn, quan điểm của mỗi người về sự vật, sự việc trái ngược nhau như thế nào.

Nếu fixed mindset để chỉ những người có tư duy cố định, luôn tin rằng những phẩm như trí thông minh và tài năng là do bẩm sinh, cố định, không thay đổi được. Thì Growth mindset là chỉ những người có tư duy tăng trưởng, phát triển, luôn tin những khả năng ấy có thể được xây dựng, phát triển và tăng cường nhờ rèn luyện, làm việc chăm chỉ.

GROWTH MINDSET và FIXED MINDSET là gì?

Tư duy có vai trò rất quan trọng trong cách bạn đối phó với những thách thức của cuộc sống. Tư duy tăng trưởng - growth mindset luôn được khuyến khích hình thành và phát triển trong tư duy của mỗi người. Vì nó giúp bạn xây dựng hệ thống tư duy tích cực, tiến thủ và giải quyết các vấn đề dễ dàng, nhanh chóng hơn. Đặc biệt, những người có tư duy tăng trưởng luôn biết chấp nhận những khó khăn và dám đương đầu với nó. Sự chủ động, kiên trì và tiến thủ được xây dựng vững chắc trong tư duy của họ.

MINDSET TRANSFORMATION là gì?

Giống như bao sự biến động liên tục xảy ra trong đời sống hàng ngày, tư duy của con người cũng thay đổi. Thuật ngữ “mindset transformation” ngày càng được nhiều người tìm kiếm trên mạng vì nó thường gắn với sự thành công. Mindset transformation có nghĩa là sự thay đổi của tư duy. Một tư duy tích cực, hiện đại, luôn biết thay đổi, thích nghi với mọi tình huống, mọi trường hợp sẽ luôn dẫn bạn đến con đường của sự thành công. Hãy chấm dứt đi các suy nghĩ lạc hậu, bảo thủ mà thay vào đó là phải luôn thay đổi tư duy và phát triển những tu duy tốt, phát triển. Bởi theo như nhà văn Charles R. Swindoll: “Cuộc sống bao hàm 10% những gì xảy ra với bạn, và 90% cách bạn phản ứng với chúng”. Vì vậy hãy luôn để tư duy của mình được rèn luyện, thay đổi một cách tích cực, chủ động mỗi ngày.

MINDSET TRANSFORMATION là gì?

PRODUCT MINDSET là gì?

Đối với các nhà sản xuất lâu đời hay các startup mới còn non thì việc xây dựng tư duy sản phẩm vẫn luôn là điều cốt lõi. “Product mindset” dịch ra tiếng Việt là tư duy sản phẩm. Nó là một kỹ năng rất quan trọng quyết định sự thành công của một sản phẩm từ khi còn trong giai đoạn nghiên cứu, sản xuất cho đến giai đoạn hoàn thành. Để có thể sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu, yêu cầu và làm hài lòng người tiêu dùng thì product mindset đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi để có được một sản phẩm thật sự đáp ứng cho người dùng thì đội ngũ làm ra sản phẩm đấy phải có tư duy làm sản phẩm vì người tiêu dùng. Việc định hình một lối tư duy sản xuất sản phẩm là vì người tiêu dùng luôn là yêu cầu tối thiểu và quan trọng bậc nhất trong mọi quá trình để tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào, việc xây dựng và duy trì một thói quen, tư duy phát triển là yếu tố then chốt giúp họ đạt được kết quả, gặt hái được thành công. Mindset chình là như vậy. Nó cực kỳ quan trọng không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn cả việc phát triển tư duy ngay từ khi còn bé. Với bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu xem mindset quan trọng đến thế nào nhé.

Sự khác nhau giữa Fixed Mindset (Tư duy cố định) và Growth Mindset (Tư duy phát triển).

Giáo sư Carol Dweck sử dụng thuật ngữ “mindset” (tư duy) để mô tả cách mọi người nghĩ về khả năng và tài năng. Giáo sư cho rằng hai tư duy tồn tại liên tục giữa những hành động phân định khác nhau. Đầu tiên là tư duy cố định cho rằng khả năng của bạn là bẩm sinh và không thể thay đổi. Còn tư duy tăng trưởng thì coi đó như là một thứ bạn có thể cải thiện thông qua thực hành. Trong một tư duy cố định, bạn coi thất bại là vĩnh viễn. Nhưng với tư duy phát triển, bạn thấy thất bại là cơ hội để học hỏi và thậm chí là bước đánh dấu cho khởi đầu mới. Những người có tư duy cố định thường xem phản hồi quan trọng như những lời đang tấn công cá nhân. Trong khi những người có tư duy phát triển thì coi đó là cơ hội để cải thiện nơi họ có thể phát triển các hệ thống mới.

Sự khác nhau giữa Fixed Mindset (Tư duy cố định) và Growth Mindset (Tư duy phát triển).

Với một tư duy cố định, bạn có nhiều khả năng chọn các nhiệm vụ dễ dàng và không nỗ lực nhiều, bạn coi tài năng là bẩm sinh, cố định nên không cần phải cải thiện và thường chọn cách bỏ cuộc khi gặp trở ngại. Nhưng với tư duy phát triển, bạn sẵn sàng nắm lấy nhiệm vụ đầy thử thách và làm việc chăm chỉ để cải thiện, coi những trở ngại là cơ hội để trải nghiệm và giải quyết ra vấn đề. Trong một tư duy cố định, trọng tâm là những thành tự có thể đo lường được. Nhưng với tư duy tăng trưởng, trọng tâm là một hành trình cải tiến liên tục.

Cuối cùng, suy nghĩ của mỗi người ảnh hưởng đến mọi thứ, từ chấp nhận rủi ro sáng tạo đến cách bạn xem phản hồi quan trọng như thế nào dù bạn có hoàn thành hay không. Nhiệm vụ khó khăn và cuối cùng, là một trong những yếu tố lớn nhất trong việc xác định bạn có phát triển và cải thiện khả năng của mình hay không. Mindset quyết định sự phát triển của bạn ở mọi lĩnh vực.

Rèn luyện Growth mindset - Tư duy tăng trưởng.

Việc thay đổi tư duy là một điều vô cùng khó khăn và gian nan. Nó đòi hỏi ở bạn tính kiên trì và sự cầu tiến. Để có thể xây dựng và phát triển tư duy tăng trưởng một cách hiệu quả thì dưới đây là một vài tips dành cho bạn:

Chủ động lắng nghe và đưa ra ý kiến: Hãy luôn lắng nghe ý kiến của người khác, đặc biệt là các phản hồi, nó đóng vai trò rất quan trọng để hình thành tư duy tăng trưởng. Việc bạn lắng nghe với sự chú ý cao nhất cho thấy bạn tôn trọng người đối diện và mong muốn được học hỏi để hoàn thiện chính bạn. Lắng nghe chủ động cũng đồng nghĩa với việc bạn không ngần ngại khi bị người khác chỉ ra điều mình làm chưa tốt. Bạn chấp nhận và sẵn sàng sửa chữa.
Không ngừng học tập: Việc hình thành thói quen ham học hỏi là nền tảng giúp bạn phát triển một tư duy rộng mở hơn. Đây cũng là tiền đề giúp bạn hình thành một tư duy tăng trưởng bền vững. Đào sâu nghiên cứu, chủ động tìm hiểu những gì chưa biết và khổ luyện đến mức người khác không thể lờ bạn đi. Luôn ở tâm thế chủ động tiếp nhận kiến thức và không bao giờ ngừng học.

Rèn luyện Growth mindset - Tư duy tăng trưởng.

Suy nghĩ tích cực: Rất khó để lạc quan khi đang gặp phải những vấn đề ngoài ý muốn. Tuy nhiên, khó không có nghĩa không thể làm. Thực tế, mọi vấn đề đều có thể có cách giải quyết, hoặc từ chính bạn hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người. Vì vậy, đừng quá tiêu cực nếu bạn rơi vào hoàn cảnh bất lợi. Thay vào đó, hãy cố gắng nghĩ về những điều tích cực và từng bước vượt qua trở ngại.

Chia nhỏ mục tiêu và từng bước thực hiện: Đạt được từng mục tiêu nhỏ sẽ mang đến cho bạn động lực và cảm hứng để cố gắng tiếp. Bạn có thể đặt mục tiêu theo ngày, tuần, tháng, quý hoặc theo từng giai đoạn phù hợp với khả năng của bạn.