-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Môi trường đới ôn hòa là gì? Vị trí, Đặc điểm và Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa
Đới ôn hòa là gì? Vị trí, đặc điểm, sự phân hóa của môi trường của đới ôn hòa là gì? Hãy cùng đồng hành với Wikihoidap.org tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhằm học tốt môn Địa lý phổ thông nhé!
Danh mục nội dung
Môi trường đới ôn hòa
Vị trí
Ôn đới là một khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất. Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cả Bắc bán cầu lẫn Nam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từ khí hậu hải dương với sự biến thiên nhiệt độ tương đối nhỏ và lượng giáng thủy lớn cho tới khí hậu lục địa với sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặt khí tượng học thì phần lớn miền ôn đới có gió thịnh hành là hướng tây-đông.
Khí hậu
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh
+ Nhiệt độ TB năm không quá thấp và không cao: khoảng 10 độ C
+ Lượng mưa trung bình năm khá thấp: khoảng 600 - 700mm
- Thời tiết thay đổi thất thường: có các đợt khí nóng ở chí tuyến hoặc lạnh ở vùng cực tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh
- Gió tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo khối khí ấm và ẩm, khiến thời tiết biến động, khó dự báo trước
- Các kiểu môi trường:
+ Ôn đới lục địa (chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ Bắc Mỹ và LBN, Tây Âu)
+ Ôn đới hải dương (ở bờ Tây lục địa)
+ Địa trung hải (Nam Âu, Bắc Phi, phía Bắc của Tây Nam Á)
+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm
+ Môi trường hoang mạc ôn đới (Trung Á)
Sự phân hoá của môi trường
Thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Môi trường đới ôn hoà cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác tuỳ thuộc vào vĩ độ, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có trường ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét: lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng. Thảm thực vật thay: dần từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô. mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.
Các câu hỏi liên quan bổ túc
Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào ?
Lời giải chi tiết
1. Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:
- Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:
+ So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.
2. Trình bày sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà.
Lời giải chi tiết
Môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá theo không gian và thời gian.
- Thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông.
- Sự phân hoá theo không gian: môi trường đới ôn hòa thay đổi từ đông sang tây, từ bắc xuống nam và theo độ cao...tùy thuộc vào vĩ độ, vị trí gần hay xa biển, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
+ Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu đất liền, tính lục địa càng rõ nét: lượng mưa giảm dần và mùa đông lạnh, tuyết rơi nhiều.
+ Từ tây sang đông, thực vật cũng thay đổi từ đới rừng lá rộng ⟶ rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
+ Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
+ Ở gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu đông,...
+ Từ bắc xuống nam thảm thực vật thay đổi: rừng lá kim ⟶ rừng hỗn giao ⟶ thảo nguyên ⟶ rừng cây bụi gai.