Neet là gì? Neet diễn ra như thế nào trong cuộc sống giới trẻ hiện nay

Tớ hay bị nhầm hai chữ “Need” với “Neet” các cậu ạ.  Ai đó có thể giúp mình làm rõ hơn về 2 từ này, đặc biệt là “Neet”. Neet là gì và Neet diễn ra như thế nào trong cuộc sống giới trẻ hiện nay. Tớ tìm trong từ điển tiếng Anh thì không thấy từ này các cậu ạ.
Tớ đa tạ trước ạ.

Neet là gì? Neet diễn ra như thế nào trong cuộc sống giới trẻ hiện nay
 

 

Neet là gì?    

Neet là từ được dùng để viết tắt cho cụm từ tiếng Anh “Not in Education, Employment or Training”. Dịch sang tiếng Việt nó có nghĩa là Không nằm trong giáo dục, việc làm hoặc đào tạo.
Nhóm người được gắn với từ Neet thường ở độ tuổi từ 15 – 34 tuổi, không tham gia bất cứ vấn đề liên quan đến học hành dẫn tới không có việc làm và cũng chả thiết tha trong việc tìm kiếm các khóa đào tạo.
Neet lần đầu tiên được sử dụng ở Vương quốc Anh. Sau đó, nó được lan tỏa sang các quốc gia và khu vực khác, trong đó có Đài Loan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, đặc biệt là Nhật Bản. 

Những ví dụ về Neet diễn ra ở các nước trên thế giới    

Dưới đây là hai câu chuyện cụ thể về vấn đề Neet.

Một người đàn ông đến từ Hàn Quốc với độ tuổi 34. Ông đã sống nhờ, dựa dẫm vào gia đình anh trai trong suốt nhiều năm trời. Mặc dù anh chàng nay tốt nghiệp từ một trường đại học danh tiếng ở Hàn Quốc. Ngỡ rằng anh ta sẽ có công việc ổn định, chứ chưa nói là sự nghiệp rực rỡ sau khi tốt nghiệp, nhưng anh ta lại rơi vào tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân do tất cả những công ty mà anh ta đến làm việc đều không thể chịu nổi. Điều này khiến anh ta cảm thấy đường công danh khởi đầu không thuận lợi. Qúa nản, anh chàng này chọn cách ở lại gia đình anh trai do bố mẹ đã qua đời. Anh chàng này còn mạnh dạn chia sẻ rằng “Lúc đầu tôi còn thấy xấu hổ vì phải sống nhờ anh trai và chẳng dám đối diện với chị dâu và các cháu. Nhưng lâu dần cũng thành quen, tôi cảm thấy đỡ xấu hổ hơn”. Sau lời chia sẻ này, anh ta ngay lập tức được cho vào danh sách các thành viên thuộc thế hệ cuối của Neet.
Nhìn chung, vào những năm thuộc thập niên 70, tại Nhật Bản diễn ra hiện tượng Hikikomori – rút khỏi xã hội là một dạng của Neet. Nó đã nổi lên giống như một vấn đề lớn của xã hội khi những người lớn ở xứ sở hoa anh đào nhằm ám chỉ những người không chịu đến công sở mà lại nhốt mình ở nhà trong vài tháng liền. Dạo gần đây, hiện tượng này bị lây lan sang cả giới trẻ tuổi teen và những người thuộc các nhóm tuổi khác. Tính tới năm 2013, 60% những người gán mác Hikikomori ở Nhật nằm ở độ tuổi đôi mươi.
Còn tại Hàn Quốc, Neet được đề cập nhiều thông qua các phương tiện truyền thông trong vài năm trở lại đây. Hiện tượng Neet dường như không có biên giới và có khả năng “lây lan” sang các nước khác có nền kinh tế phát triển nhanh chóng với số lượng Neet tăng dần theo thời gian. Neet mang tới một điều đáng quan ngại hiện nay là sự xa cách của họ đối với thế giới ngoài kia, thậm chí là gia đình mình.
Ở Hàn quốc, 

Neet, Otaku, Hikikomori, Freeter và Yankee khác nhau như thế nào?

+ Neet.

Như đã nói ở trên, nó có nghĩa là không tham gia học tập, việc làm hoặc đào tạo. Đối tượng được gọi là Neet khi họ là những người không chấp nhận các chuẩn mực xã hội. Người Nhật luôn luôn có tư tưởng là tìm được việc làm toàn thời gian sau khi tốt nghiệp hoặc đi vào các ngành nghề truyền thống. Nhưng Neet lại không đi theo các tư tưởng truyền thống đó. Họ không có việc làm toàn thời gian, họ phụ thuộc vào bố mẹ.

+ Otaku.

Đây là một dạng người thích đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình và thu thập những thứ liên quan đến phim hoạt hình và truyện tranh. Rất nhiều Otaku đã chia sẻ và lan truyền tình yêu của Anime và Manga với nhau nhằm thể hiện tình yêu thông qua hàng hóa, nghệ thuật hoặc trang phục...
Anime và Manga là phim hoạt hình và truyện tranh bắt nguồn từ Nhật Bản. Hiện nay chúng đang phổ biến trên thế giới và lượng fan ngày càng tăng lên, đặc biệt là giới trẻ. Trên phương tiện truyền thông, Manga, Anime và Otaku được coi là một hiện tượng lạ, chứa những hành vi khác thường và kỳ lạ. Khi trở thành Otaku, bạn đã tự đặt cho mình biệt danh “tà phái”.

neet là gì

+ Hikikomori.

Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những người hoàn toàn rút khỏi phần còn lại của xã hội và cô lập mình trong ngôi nhà của mình. Họ không chịu ra ngoài trong khoảng thời gian hơn nửa năm. Họ rơi vào những đối tượng mang tư tưởng cực đoan. Những người được gọi là Hikikomori thường sống trong không gian vô cùng lộn xộn, thích các hoạt động trong nhà hơn là các hoạt động ngoài trời. Một người bị gắn với tên Hikikomori thường là kiểu người nhút nhát, sợ sệt. Vài người trở thành Hikikomori khi họ trải qua thứ gì đó tiêu cực hoặc chấn thương, ví dụ như sự mất mát của người mà họ yêu thương hoặc thất bại trong mối quan hệ nào đó.

neet là gì

+ Freeter.

Đây là kiểu người không muốn làm việc truyền thống. Họ đi tìm những công việc dạng bán thời gian với mức lương thấp thay vì cố gắng xây dựng một sự nghiệp ổn định sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành nào đó. Những người trong danh sách Freeter thường dao động ở độ tuổi thiếu niên cho tới tuổi ba mươi.
Một số Freeter là những người bỏ trung học giữa chừng, quay về sống dựa dẫm vào bố mẹ. Ngoài ra, một số Freeter là những người có ước mơ vượt quá các chuẩn mực xã hội Nhật Bản về việc làm. Ở phương diện tích cực nào đó, Freeter là những người coi trọng tự do và thích tận hưởng cuộc sống.

+ Yankee.

Đây là đối tượng phổ biến bao gồm cả nam lẫn nữ. Họ là những người thích bắt nạt người khác, thích gây gổ khiến bỏ bê việc học và trở thành lưu manh.

Neet mang tới những hậu quả gì?

Neet được gắn với tên gọi một thế hệ tuyệt vọng và thường được cho là bệnh của nước giàu có như Nhật Bản. Họ là những người không cần làm việc nhưng vẫn đầy đủ. Cần phải có những biện pháp cởi bỏ dây xích của neet tại Nhật Bản nói riêng và các nước giàu khác nói chung.
Mong rằng bài viết này đem tới cho bạn nhiều thông tin đầy đủ nhất về Neet.