Ý thức là gì? Nguồn gốc của ý thức là gì?

Trong học phần triết học Mác Lênin, chúng ta thường xuyên nghe đến khái niệm ý thức hoặc nguồn gốc của ý thức. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu chính xác định nghĩa và tầm quan trọng của hai khái niệm này?

1. Nguồn gốc của ý thức

Trước khi tìm hiểu sâu về những yếu tố giúp hình thành nên ý thức, bạn học cần hiểu rõ từng khái niệm đơn lẻ gồm nguồn gốc là gì, ý thức là gì.

1.1. Nguồn gốc là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, nguồn gốc được hiểu là địa điểm sự vật, hiện tượng được sinh ra. Từ đồng nghĩa của nguồn gốc có thể kể đến cội nguồn, nguồn cội.

Ví dụ: nguồn gốc loài vượn cổ, nguồn gốc hàng hóa.

1.2. Ý thức là gì?

Dựa trên lý thuyết triết học Marx - Lenin, ý thức sở hữu mối quan hệ biện chứng với phạm trù vật chất. Những yếu tố từ môi trường vật chất sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành ý thức.

Diễn giải theo một cách khác, ý thức là cách thức phản ánh khách quan của não bộ con người về thế giới bên ngoài sau quá trình  sáng tạo và cải biến.

1.3. Định nghĩa nguồn gốc của ý thức

Từ đó, nguồn gốc của ý thức có thể hiểu rằng những nhân tố góp phần quyết định sự hình thành của ý thức hoặc có tác động mạnh mẽ đến ý thức con người.

Chủ nghĩa Mác Lênin nhấn mạnh tầm quan trọng về bản chất, nguồn gốc của ý thức trong quá trình cạnh tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Theo chủ nghĩa duy vật, ý thức được tạo nên bởi hai khía cạnh chính gồm tự nhiên và xã hội.

2. Nguồn gốc của ý thức từ góc độ tự nhiên

Như đã nhắc đến ở định nghĩa, ý thức được tạo nên nhờ quá trình tương tác giữa não bộ và thế giới bên ngoài.

Vì vậy, nguồn gốc tự nhiên của ý thức có thể được chia thành hai yếu tố chính gồm não bộ, sự tác động của môi trường bên ngoài.

Hai yếu tố này liên kết chặt chẽ với nhau, nếu thiếu mất một trong hai yếu tố thì ý thức sẽ không thể tồn tại ở con người.

2.1. Não bộ con người

Xuất hiện ở con người sau quá trình tiến hóa lâu dài, bộ não người cấu thành bởi mười bốn đến mười lăm tỷ tế bào thần kinh, thiết lập hệ thống phức tạp nhằm điều hành các hoạt động ở cơ thể con người.

Từng tế bào đơn lẻ kết nối với nhau, tạo thành cơ quan trung tâm tiếp nhận, xử lý, truyền tải và điều phối những hành vi, lời nói, phản ứng của con người với thế giới bên ngoài. Các phản xạ của con người có thể ở dạng có điều kiện hoặc không điều kiện.

Theo đó, ý thức được nhận định như một dạng vật chất đặc trưng thuộc về não bộ con người. Đây là năng lực cá biệt của xã hội loài người, bất kỳ loài động - thực vật nào khác đều không tồn tại ý thức.

Khả năng phản ánh của ý thức phụ thuộc nhiều vào trạng thái của não bộ con người. Nếu bộ óc con người không ở tình trạng khỏe mạnh hoặc xuất hiện tổn thương, ý thức của con người cũng sẽ chịu ảnh hưởng liên đới.

Dẫu vậy, ý thức là sự phản ánh khách quan của môi trường bên ngoài nên nếu con người thiếu sự tương tác với sự vật, hiện tượng xung quanh thì cũng không thể hình thành ý thức.

2.2. Tác động của môi trường bên ngoài lên não bộ

Phản ánh là thuật ngữ chỉ quá trình thiết lập lại các đặc điểm của sự vật, hiện tượng này thông qua việc sao chép, chụp ảnh, ghi hoặc kể lại những tính chất nổi bật của sự vật hiện tượng đó.

Đây được coi là tiến trình phản ánh lại vật chất tự nhiên bằng cách vận dụng các dạng vật chất khác, chỉ xảy ra dưới sự tác động qua lại giữa môi trường xung quanh và não bộ.

Thuộc tính phản ánh tồn tại ở tất cả mọi tầng lớp sinh vật, hiện tượng. Tuy nhiên, chức năng phản ánh của con người được chia thành nhiều loại phức tạp, phong phú hơn.

Loại đầu tiên là phản ứng hóa học, vật lý. Phương thức này xếp ở tầng thấp nhất và thuộc đặc tính của sinh vật vô sinh, đồ vật. Biểu hiện của phản ánh hóa học - vật lý ở sinh vật có thể quan sát qua những thay đổi về hình dáng bề ngoài, kích cỡ.

Xuyên suốt quá trình này, vật nhận tác động chưa có khả năng đưa ra quyết định mà chỉ trải qua biến đổi thụ động do mối tương tác giữa hai vật vô sinh tạo ra.

Loại thứ hai là phản ánh sinh học, hình thức xuất hiện ở mọi sinh vật hữu sinh và xuất hiện biểu hiện đa dạng tùy theo tầng lớp sinh vật.

Thông thường, hành vi phản ánh sinh học thường xuất hiện ở dạng phản xạ hoặc cảm ứng, xảy ra dưới sự kích thích của các yếu tố tác động.

Loại thứ ba là phản ánh ý thức hay phản ánh tâm lý, hình thức chỉ tồn tại ở sinh vật bậc cao, cụ thể là con người. Quá trình phản ánh ý thức chính là chức năng cơ bản của não bộ con người.

Theo đó, sự phản ánh ý thức cho thấy các tác động của môi trường bên ngoài vào não bộ con người, đồng thời thể hiện khả năng sáng tạo độc đáo của loài người trong đời sống hàng ngày.

Việc sở hữu trung khu thần kinh não bộ là yếu tố giúp con người duy trì ưu thế và phát triển ý thức trong chuỗi sinh thái hiện nay.

3. Nguồn gốc của ý thức từ góc độ xã hội

Ngoài yếu tố tự nhiên, ý thức chỉ có thể phát triển hoàn thiện nhờ sự bổ trợ của các yếu tố xã hội. Theo nhà bác học Engels, lao động và ngôn ngữ là hai thành tố thiết yếu trong quá trình chuyển hóa bản năng động vật thành ý thức con người.

3.1. Quá trình lao động

Lao động đề cập đến quá trình loài người sử dụng công cụ làm thay đổi hoặc tạo tác động đến môi trường tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của con người.

Quá trình này biến đổi những vật chất xung quanh, từ đó con người có thể quan sát những kết cấu, đặc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng và đưa ra kết luận, phản ánh tương ứng trong bộ não.

Trải qua quá trình lao động, nhận thức của con người về thế giới xung quanh ngày càng sâu sắc và hoàn thiện hơn, đồng thời thúc đẩy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của loài người.

Bên cạnh đó, quá trình lao động còn gắn kết con người gần nhau hơn thông qua việc hợp tác trong công việc hoặc quá trình trao đổi buôn bán. Từ đó, nhu cầu về việc giao tiếp của con người tăng lên, dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ.

3.2. Hệ thống ngôn ngữ

Nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh nghiệm, tư tưởng trong quá trình lao động, con người dần phát minh ra hệ thống tiếng nói và ký hiệu riêng.

Hệ thống ngôn ngữ được coi là lớp bọc vật chất của tư duy và cách thức biểu đạt ra bên ngoài của tư tưởng. Thiếu ngôn ngữ thì ý thức khó có thể duy trì và phát triển được.

Con người ứng dụng ngôn ngữ để trừu tượng hoặc khái quát hóa các phạm trù lý thuyết hoặc sự vật, hiện tượng theo cách khách quan.

Những tri thức được lưu giữ lại nhờ ngôn ngữ, đồng thời được lưu truyền và bổ sung từ thế hệ này sang thế hệ khác.

4. Ví dụ về nguồn gốc của ý thức

Kể từ thuở xa xưa, khi con người vẫn còn ở hình dáng loài vượn cổ, sinh kế chủ yếu của loài người chỉ giới hạn trong việc săn bắt và hái lượm.

Phương thức tổ chức xã hội cũng duy trì ở đời sống cộng sinh, tập quán cộng đồng chứ chưa có quy củ cụ thể.

Qua thời gian phát triển, con người bắt đầu chế tạo công cụ từ sắt và đồng, phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

Từ đó, xã hội xuất hiện lương thực dư thừa và chuyển sang giai đoạn phát triển mới gồm hệ thống phân cấp rõ ràng sau khi con người nhận thức được vấn đề.

Trên đây chính là ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của lao động đến môi trường xung quanh, sau đó tác động đến môi trường tự nhiên và hình thành ý thức hệ trong bộ não con người.

5. Bản chất của ý thức

Từ những kiến thức về các yếu tố cấu thành ý thức, triết học Mác Lênin đã vạch rõ những đặc điểm chính của ý thức như sau:

Một là, vật chất là sự vật được phản ánh thông qua quá trình tiếp nhận, tư duy và xử lý thông tin của não bộ. Ý thức là hình ảnh phản chiếu lại kết quả của quá trình đó.

Có thể nói rằng, ý thức chính là biểu trưng tinh thần của vật chất trong thế giới khách quan. Vì vậy, đây là hai phạm trù cần phân tích đồng thời và không thể tách rời nhau.

Hai là, ý thức được hình thành từ quá trình tư duy chủ động, sáng tạo của con người. Nhờ sự tồn tại của não bộ, con người không sao chép vật chất một cách thụ động mà biết chọn lọc, cải tiến tùy theo nhu cầu thực tiễn.

Biểu hiện của tính năng động, sáng tạo là một tổ hợp đa dạng từ các tri thức mới về hiện tượng, sự vật xung quanh cho đến những dự đoán, điềm báo hay ảo tưởng về tương lai hoặc thế giới không có thực.

Tuy nhiên, quá trình sáng tạo vẫn tuân theo quy tắc phản ánh, tư duy khách quan. Lý thuyết khẳng định rằng ý thức không thể sinh ra vật chất.

Ba là, ý thức đề cập đến một phương thức phản ánh độc đáo cấu thành bởi ba hành vi chính: trao đổi tri thức giữa chủ thể con người và đối tượng được phản ánh; mô hình hoặc khái quát hóa đối tượng vật chất ở dạng tư duy trừu tượng; thể hiện hình ảnh phản chiếu từ bộ não ra thực tiễn.

Bốn là, ý thức mang đặc trưng của một hiện tượng xã hội và được coi như một hiện tượng xã hội. Các yếu tố tự nhiên là nền tảng hình thành ý thức, tuy nhiên, các yếu tố xã hội mới là nhân tố chính định hình sự phát triển của ý thức con người.

Căn cứ trên bối cảnh xã hội thực tế, con người có thể phản ánh cùng một sự vật, hiện tượng theo cách thức hoàn toàn khác nhau.

6. Ý nghĩa ẩn sau nguồn gốc của ý thức

Các nhà triết học thuộc trường phái duy vật biện chứng đã đưa ra kết luận sau về ý nghĩa phương pháp luận từ các yếu tố hình thành ý thức. Phần lý thuyết này được chia thành hai ý tưởng chính.

Thứ nhất, ý thức bắt nguồn từ chính môi trường tự nhiên hay thế giới khách quan. Sau đó trải qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi và lao động, con người phát triển những tư duy trừu tượng và khái quát hóa ra thành hoạt động thực tiễn.

Ý kiến này nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình tìm kiếm tri thức của con người. Mỗi cá nhân cần chủ động rèn luyện tư duy khách quan, tránh những kết luận chủ quan, gán những góc nhìn hạn hẹp hoặc cảm xúc cá nhân lên nhận định chung.

Thứ hai, triết học Mác còn đề cao tính chủ động, tự giác và ý thức trách nhiệm cao của con người. Thay vì thụ động sao chép các tư duy giáo điều cứng nhắc, mỗi người cần phát huy khả năng sáng tạo, vận dụng tri thức của bản thân một cách nhạy bén và linh hoạt trong các hoạt động trong đời sống.

LỜI KẾT

Bài viết trên đây đã phân tích cụ thể, chi tiết về nguồn gốc của ý thức, đồng thời chỉ ra ý nghĩa quan trọng của lý thuyết này trong quá trình vận động và phát triển của con người. Đội ngũ Kinhcan.vn mong rằng chủ điểm kiến thức trên có thể giúp ích bạn trong hành trình phát triển và rèn luyện bản thân.