Nguyên quán là gì? Nguyên quán có khác quê quán không?

Trong các loại giấy tờ của cá nhân hiện nay như: giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu,.. luôn luôn xuất hiện có mục ghi “quê quán” hoặc “nguyên quán”. Tuy nhiên, những giấy tờ theo mẫu cũ về cơ bản thì được ghi là nguyên quán còn hầu hết những giấy tờ theo mẫu mới được ghi là quê quán. Và có khá nhiều người không hiểu nguyên quán là gì, và những điều liên quan đến nguyên quán. Vậy Nguyên quán là gì? Nguyên quán có khác quê quán không?

Nguyên quán là gì? Nguyên quán có khác quê quán không?

Có khá nhiều người không hiểu nguyên quán là gì, và những điều liên quan đến nguyên quán, vậy hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nha.

Khái niệm nguyên quán là gì?

Nguyên quán thường được hiểu là nơi mà một người có nguồn gốc xuất xứ hay còn gọi là quê gốc (trừ những trường hợp không biết rõ thì có thể lấy theo quê quán của ông, bà ngoại. Còn thông thường là nguyên quán được lấy theo quê quán của ông, bà nội).

Có cách hiểu sâu hơn, ta có thể hiểu nguyên quán là nơi sinh của cha, hoặc của mẹ (nó được ghi trong “giấy chứng minh nhân dân”, hay cũng chính là thẻ căn cước) lấy theo “nguyên quán” của cha (không phải theo quê quán), “nguyên quán” của người cha được ghi theo nguyên quán của ông nội,…và trải qua nhiều đời thì vẫn vậy. Giấy tờ của Bộ Công an Việt Nam đều ghi nguyên quán của con cháu chắt....

Khái niệm nguyên quán là gì?

Cách xác định nguyên quán của một cá nhân.

Những quy luật, quy định về quê quán, nguyên quán của mỗi một cá nhân theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Cơ sở pháp lý để xác định nguyên quán:

  • Nghị định số 123/2015/NĐ-CP

  • luật hộ tịch 2014

2. Một trong những cách xác định cơ bản

Hiện nay nguyên quán được pháp luật thay đổi thành quê quán trên chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước và sổ hộ khẩu .Tuy nhiên công dân vẫn được sử dụng bình thường trong các giao dịch dân sự, kinh tế trong tất cả những giấy tờ theo mẫu cũ có ghi nguyên quán vẫn có giá trị pháp lý (trừ trường hợp chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng).

Nguyên quán và quê quán chưa được định nghĩa chính thức trong bất kỳ văn bản pháp luật nào, thường dựa vào cách ghi chép mà mỗi người có một cách hiểu khác nhau từ đó dẫn đến việc áp dụng chưa thống nhất trong một số trường hợp .

Theo khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 thì:

“Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh”.

Trên thực tiễn thì nguyên quán của một người là nơi sinh của cha người đó và không phụ thuộc người cha có lớn lên ở đó hay không nó được áp dụng mang tính phổ biến như vậy. Đối với trường hợp một người không xác định được cha thì nguyên quán, quê quán được xác định theo mẹ.

Nghe có vẻ hơi rắc rối, để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta có thể đi đến một tình huống cụ thể sau đây:

Trong giấy khai sinh T thì là Hà Nội nhưng chứng minh thư và hộ khẩu là Hà Nam. Trong khi ông nội T sinh ra ở Hà Nam (Nam Định), nhưng lại lớn lên và sinh sống tại Hà Nội. Bố T thì sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì quê quán hay nguyên quán của T là Nam Định hay Hà Nội?

Với áp dụng và cách hiểu như chúng ta đã nói trên trong trường hợp của T, do ông nội của T sinh ra và lớn lên ở Hà Nam (Nam Định) nhưng lại lớn lên ở Hà Nội nên nguyên quán của bố T là Nam Định đồng thời bố T có quê quán là Hà Nội. Bố T sinh ra và lớn lên tại Hà Nội thì quê quán và nguyên quán của T đều ở Hà Nội.

Pháp luật quy định như sau đối với những trường hợp có sự khác biệt giữa  sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, của một cá nhân về một thông tin nào đó như dân tộc, quốc tịch, họ, tên, quê quán… thì  Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 như sau:

“Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.”.

Muốn đổi nguyên quán thành quê quán trong các loại giấy tờ, ta phải làm như thế nào?

Hiện nay về cơ bản, những giấy tờ theo mẫu cũ được ghi là nguyên quán còn những giấy tờ theo mẫu mới được ghi là quê quán. Trong các loại giấy tờ của cá nhân như hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, đều có mục ghi “nguyên quán” hoặc “quê quán”.

Trên sổ hộ khẩu gia đình mục nguyên quán được thay bằng quê quán đối với sổ hộ khẩu, hướng dẫn thi hành Luật Cư trú năm 2006 và các nghị định của Chính phủ, ngày 28/10/2014 Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 35/2014/TT-BCA.

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BTP đối với Giấy khai sinh.Cùng với đó,  quê quán của con được xác định theo quê quán của người cha hoặc quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ khi đăng ký khai sinh. Tuy nhiên Thông tư lại không quy định quê quán của cha được xác định thế nào .

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 05/1999/NĐ-CP và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chứng minh nhân dân, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 57/2013/TT-BCA đối với chứng minh nhân dân. Từ đó, kể từ ngày 29/12/2013 trên mẫu chứng minh nhân dân mới hay được gọi là thẻ căn cước (hình thức giống như thẻ ATM) sẽ không còn ghi nguyên quán mà được thay bằng quê quán.

Phân biệt sự khác nhau giữa Nguyên quán và Quê quán.

Theo cách hiểu của nhiều người thực thế, có thể từ trước đến giờ họ vẫn cho rằng: quê quán hay nguyên quán đều đơn giản chỉ là từ “quê quán” quê hương, đều là một, sau này dùng để thay thế từ “nguyên quán” trước đó thôi. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau có nội dung, ý nghĩa khác biệt.

Phân biệt sự khác nhau giữa Nguyên quán và Quê quán.

- Nguyên quán là: "quê gốc, phân biệt với trú quán";

- Quê quán là: "quê, nơi sinh trưởng, nơi anh em, họ hàng sinh sống lâu đời".

(Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam do Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin xuất bản năm 1999)

Trước đây thuật ngữ "nguyên quán" là do Bộ Công an đưa ra để yêu cầu người dân trong nước khai trong các giấy tờ do bộ này có thẩm quyền cấp như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Bộ Tư pháp và Bộ Công an có sự khác nhau.Trái lại, Bộ Tư pháp sử dụng thuật ngữ "quê quán" để yêu cầu người dân khai khi đi làm giấy khai sinh, lý lịch...