Nồng độ mol là gì? Lưu ý và bài tập ứng dụng nồng độ mol

Trong hóa học, nồng độ mol là một trong những thuật ngữ phổ biến. Để làm rõ khái niệm cùng  công thức tính nồng độ mol, Kinhcan.vn xin gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây. Hy vọng các độc giả có thể tiếp thu, áp dụng kiến thức này lên học tập cũng như nghiên cứu bộ môn hóa.

Trước khi tìm hiểu nồng độ mol là gì, Kinhcan.vn sẽ diễn giải một số khái niệm liên quan, đó là định nghĩa nồng độ, số mol.

1.1. Khái niệm nồng độ

Khái niệm nồng độ dùng để đo đạc lượng hóa chất cụ thể tồn tại trong hỗn hợp nhất định, thường ở dạng dung dịch. Bằng cách bổ sung chất tan hoặc giảm lượng dung môi, chúng ta có thể làm tăng nồng độ. Ngược lại, việc hạ nồng độ phụ thuộc vào giảm bớt chất tan hoặc tăng thêm lượng dung môi.

Nồng độ vì vậy được biểu diễn qua hệ thống định lượng hay định tính. Trong hệ thống định tính, các loại dung dịch sở hữu nồng độ từ thấp đến cao được miêu tả bằng loạt tính từ tăng tiến như “loãng”,“đặc” và “đậm đặc”.

Với hệ thống định lượng, nồng độ mol được biểu thị qua nhiều cách khác nhau, thông dụng nhất là nồng độ chuẩn, nồng độ chính tắc, nồng độ phần trăm và nồng độ mol.

1.2. Định nghĩa số mol

Là khái niệm cơ bản thuộc hệ quy chuẩn SI, số mol đại diện cho lượng chất chứa đựng xấp xỉ 6,022.1023 số hạt đơn vị phân tử hoặc nguyên tử ở chất đó. 

Nhằm hỗ trợ bạn đọc, phương pháp tính số mol được ghi lại trong bảng tổng hợp dưới đây.

Công thức

Ký hiệu

Chú thích

Đơn vị

n = m/M

M, m, n

n là số mol của chất

m là khối lượng của chất

M là Khối lượng mol chất

Mol

Gam

Gam

n = C.V

V, C, n

n là số mol của chất

C là nồng độ mol

V là thể tích

Mol

Mol/ lít

Lít

n = V/22,4

V, n

n là số mol của chất ở điều kiện tiêu chuẩn

V là thể tích khí

Mol

Lít

N = A/N

N, A, n

A là số nguyên tử hoặc phân tử

N là số Avogadro

n là số mol của chất

Nguyên tử hoặc phân tử

6.10^-23

Mol

N = (P.V)/(R.T)

V, R, T, P, n

n là số mol của khí

P là Áp suất

V là thể tích khí

R là hằng số

T là nhiệt độ

Mol

Atm

Lít

0.082

273 + t

Nắm được cách tính số mol, bạn học sẽ dễ dàng giải các bài tập liên quan, đặc biệt là bài tập về nồng độ mol.

1.3. Khái niệm nồng độ mol

Nồng độ mol (CM) hay còn gọi là nồng độ phân tử gram cho biết số mol (n) của chất tan là bao nhiêu trên một lít dung dịch, qua đó xác định mối liên hệ giữa số mol và thể tích của dung dịch ấy. Căn cứ vào nồng độ mol, mức độ đậm đặc của dung dịch sẽ được xác định rõ ràng.

2. Công thức tính nồng độ mol

Nhấn mạnh vào mối liên hệ giữa số mol ở chất tan và thể tích của dung dịch, công thức cơ bản dùng để tính nồng độ mol được diễn giải như sau:

CM = n/V

Trong đó: 

- CM là nồng độ mol (M)

- n là số mol của một chất (mol)

- V là thể tích ở dung dich (lít)

Ví dụ: Hãy tính nồng độ mol của dung dịch chứa 1,5 mol NaCl trong 12,6 lít dung dịch. 

Dựa theo đề bài, số mol của chất tan là NaCl và số lít dung dịch đều đã có, bạn học chỉ cần lấy số mol là 1,5 chia cho số lít dung dịch là 12,6 lít sẽ ra kết quả nồng độ mol cần tìm, cụ thể như sau:

CM = 1,5/12,6 = 0,12 (M)

Như vậy, nồng độ mol của chất tan NaCl trong dung dịch trên là 0,12 (M).

Ngoài ra, nồng độ mol còn có thể tính toán được nhờ công thức liên hệ giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol, chi tiết như sau:

CM = 10.D.C%/M

Trong đó: 

- CM là nồng độ mol (M)

- n là số mol của một chất (mol)

- D là khối lượng riêng của chất

- M là phân tử khối

3. Lưu ý khi giải bài tập về nồng độ mol

Khi giải bài tập liên quan đến nồng độ mol, bạn học cần chú ý ghi nhớ và áp dụng chính xác công thức để cho ra kết quả đúng. Ngoài ra, các đại lượng cũng cần được chú trọng, quy đổi cẩn thận nếu không sẽ dễ mắc phải lỗi sai, đơn cử đại lượng đo đạc của thể thích (V) là lít chứ không phải mililit.

Thêm vào đó, một số dạng bài tập không cung cấp, đưa ra đầy đủ các đại lượng phục vụ cho quá trình tính toán hay áp dụng hai công thức kể trên. Như vậy, bạn học cần sử dụng công thức bổ sung trong chương trình hóa học để tìm từng đại lượng, nhờ đó thu về kết quả cuối cùng.

4. Bài tập ứng dụng nồng độ mol

Bài tập 1: Hãy tính nồng độ mol trong dung dịch có thể tích là 5,6 lít chứa 0,5 mol NaCl.

Diễn giải và tính toán:

Theo đề bài, ta có 0,5 mol chất tan NaCl và 5,6 lít dung dịch. Qua đó, nồng độ mol được xác định nhờ công thức tính như sau:

CM = n/V = 0,5/5,6 = 0,09 (mol/l)

Vậy nồng độ mol của dung dịch chứa NaCl là 0,09 (mol/l)

Bài tập 2: Hãy tính nồng độ mol trong dung dịch gồm 2,5 mol CaCl2 trên 2035ml nước.

có thể tích là 5,6 lít chứa 0,5 mol NaCl.

Diễn giải và tính toán:

Theo đề bài, ta có 2,5 mol chất tan CaCl2 và 2035ml dung dịch. Đổi 2035ml = 2,035l và áp dụng công thức tính nồng độ mol, ta thu được kết quả là:

CM = n/V = 2,5/2,035 = 1,23 (mol/l)

Vậy nồng độ mol của dung dịch chứa CaCl2 là 1,23 (mol/l)

LỜI KẾT

Qua bài viết trên, Kinhcan.vn mang đến nguồn thông tin chi tiết về nồng độ mol cũng như công thức tính nồng độ mol. Hy vọng rằng nhờ đây, độc giả sẽ nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản xoay quanh thuật ngữ này và ứng dụng chúng trong học tập, đời sống.