ODA là gì? Tìm hiều về hình thức đầu tư ODA và những đặc điểm cần lưu ý

Đối với các nước đang và kém phát triển hay đang gặp khó khăn về tài chính kinh tế thì nguồn viện trợ ODA từ các nước lớn phát triển mạnh như một “phương thức hỗ trợ tuyệt vời”. Vậy ODA thực chất là gì? ODA có những đặc trưng và ý nghĩa như thế nào? ODA đang giúp ích gì cho Việt Nam?

ODA thực chất là gì

ODA thực chất là gì? ODA có những đặc trưng và ý nghĩa như thế nào? ODA đang giúp ích gì cho Việt Nam? Thì với bài viết này sẽ trả lời hết tất cả những thắc mắc ở trong những câu hỏi trên. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

ODA là gì?

ODA viết tắt của cụm từ Official Development Assistance là một hình thức đầu tư nước ngoài gọi là “Hỗ trợ phát triển chính thức”. Các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.

Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về ODA và theo một số định nghĩa tiêu biểu của những nguồn có uy tín thì sự khác biệt giữa các định nghĩa cũng không nhiều. Theo PGS. TS Nguyễn Quang Thái (Viện chiến lược phát triển): “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơ quan chính thức thuộc các nước và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO)”. Theo chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc: “ODA là viện trợ không hoàn lại hoặc là cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với phần viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vốn vay”.

ODA là gì?

Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này.

ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế hoạch Marshall, để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch Marshall, các nước Châu Âu đã đưa ra một chương trình phục hồi kinh tế có sự phối hợp và thành lập một tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu, nay là (OECD).

Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước OECD đã lập ra những uỷ ban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển trong việc phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại là 25%, còn 75% là cho vay. Lợi thế khi vay nguồn viện trợ ODA là nguồn vốn khá lớn, điều kiện vay thuận lợi, lãi suất thấp. ODA là nguồn vốn rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam

Đặc trưng của vốn ODA

ODA có các đặc điểm chính đó là: Do chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ quan chính thức của một nước; không cấp cho những chương trình dự án mang tính chất thương mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ; tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay. Như vậy ta có thể thấy bên viện trợ thông qua các khoản cho vay ưu đãi hay các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ cung cấp cho bên viện trợ hàng hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp dịch vụ… Ngược lại, bên được viện trợ thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển có điều kiện bổ sung nguồn vốn còn thiếu, sử dụng vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống… tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng cao đời sống nhân dân.

ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi bởi thường có mức lãi suất rất thấp. ví dụ như lãi suất các khoản vay ODA của Nhật Bản dao động từ 0.75-2.3%/năm; của Ngân hàng thế giới là  0%/năm nhưng phải trả phí dịch vụ là 0.75%/năm…Với mục tiêu hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển, ODA mang tính ưu đãi hơn bất kỳ hình thức tài trợ nào khác. ví dụ như lãi suất các khoản vay ODA của Nhật Bản dao động từ 0.75-2.3%/năm; của Ngân hàng thế giới là  0%/năm nhưng phải trả phí dịch vụ là 0.75%/năm…Với mục tiêu hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển, ODA mang tính ưu đãi hơn bất kỳ hình thức tài trợ nào khác. Tính chất ưu đãi của nguồn vốn này được thể hiện qua:

  • Thời hạn vay dài: Gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, ODA có thời gian vay dài như các khoản vay của Nhật Bản thường có thời hạn là 30 năm; Ngân hàng thế giới là 40 năm; Ngân hàng phát triển Châu Á là 32 năm.

  • Thời gian ân hạn: Đối với ODA vay: thời gian từ khi vay đến khi phải trả vốn gốc đầu tiên tương đối dài, 10 năm đối với các khoản vay từ Nhật Bản và Ngân hàng thế giới và 8 năm đối với ngân hàng phát triển Châu.

Đặc trưng của vốn ODA

Tuy nhiên, nguồn vốn ODA thường đi kèm các điều kiện ràng buộc nhất định về chính trị, kinh tế hoặc khu vực địa lý. Nhìn chung, các nước viện trợ ODA đều có chính sách riêng và những quy định ràng buộc khác nhau đối với các nước tiếp nhận. Họ vừa muốn đạt được ảnh hưởng về chính trị, vừa muốn đem lại lợi nhuận thông qua việc bán hàng hóa và dịch vụ của nước họ cho nước nhận viện trợ.

Mặt khác, viện trợ ODA mang tính nhân đạo, thể hiện nghĩa vụ đồng thời là sự quan tâm giúp đỡ của các nước giàu đối với các nước nghèo, tăng cường thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại tốt đẹp giữa các quốc gia với nhau, giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia. Những nước tài trợ lớn trên thế giới có Luật về ODA, như tại Nhật Bản, quốc hội kiểm soát chặt chẽ Chính phủ trong việc cung cấp tài trợ ODA mang tính nhân đạo.

Các hình thức của ODA

Các hình thức của ODA được chia ra làm 3 loại chính theo từng phương thức khác nhau:

  1. Phân loại theo phương thức hoàn trả thì có:

  • Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thỏa thuận giữa các bên.

  • Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền(tùy theo quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.

  • ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, thậm chí có loại ODA vốn vay kết hợp tới 3 loại hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần ưu đãi và một phần tín dụng thương mại.

  1. Phân loại theo nguồn cung cấp thì có:

  • ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia ( nước phát triển viện trợ cho nước đang và kém phát triển) thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ.

  • ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc tế, hay tổ chức khu vực hoặc của chính một nước dành cho Chính phủ một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP ( Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc)…có thể các khoản viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhận viện trợ.

  1. Phân loại theo mục tiêu sử dụng có:

  • Hỗ trợ cán cân thanh toán: là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận ODA và Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá)

  • Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo các điều kiện ràng buộc. Chẳng hạn nước cung cấp ODA yêu cầu nước nhận phải dùng phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để mua hàng ở nước cung cấp

  • Viện trợ chương trình: là nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.

  • Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện để được nhận viện trợ dự án là" phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA"

Các quốc gia hỗ trợ nguồn vốn ODA vào Việt Nam

Trong nhiều năm qua, dòng vốn ODA chảy vào Việt Nam khá dồi dào và đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều chương trình, công trình, dự án hoàn thành đã đi vào khai thác phục vụ đời sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế. Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2016 – 2020, tổng nguồn vốn ODA có thể đàm phán, ký kết đạt khoảng 20 – 25 tỷ USD và giải ngân đạt khoảng 25 – 30 tỷ USD (bao gồm cả 22 tỷ USD đã đàm phán, ký kết của các giai đoạn trước chưa kịp giải ngân).

Các quốc gia hỗ trợ nguồn vốn ODA vào Việt Nam

Nhật Bản hiện là đối tác phát triển cung cấp vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tính đến 30/6/2018, tổng vốn ký vay Nhật Bản là khoảng 23,76 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ. Dư nợ vốn vay Nhật Bản hiện khoảng 14,64 tỷ USD, chiếm 30,35% dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ. Trung bình các năm gần đây, Việt Nam ký vay Nhật Bản 1,5-1,7 tỷ USD mỗi năm, chiếm khoảng 37% tổng trị giá ký kết vay nước ngoài hàng năm của Chính phủ.

Tính lũy kế đến tháng 10/2017, Hàn Quốc tiếp tục đứng thứ 1/120 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 6.300 dự án, tổng vốn đăng ký đạt trên 57,1 tỷ USD (chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư). Hàn Quốc cũng là đối tác cung cấp ODA lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Nhật Bản) và Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã hỗ trợ 1,2 tỷ USD vốn vay ưu đãi từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) cho giai đoạn 2012-2015; tháng 11/2017, hai bên đã ký Hiệp định tín dụng khung Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2020 với số vốn 1,5 tỷ USD.

Ngoài hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc thì cũng còn rất nhiều các quốc gia và tổ chức lớn khác trên thế giới viện trợ vốn ODA cho Việt Nam như Liên minh Châu Âu, Phần Lan...