OT nghĩa là gì? Các thuật ngữ liên quan và xuất phát từ OT

Khi các bạn đi làm, nhất là đi làm thêm ở các doanh nghiệp liên doanh chắc các bạn không còn xa lạ gì với cụm từ OT - Over time. Còn đối với các fan Kpop OT lại có 1 ý nghĩa khác Vậy OT là gì? 

OT là gì?

Vậy OT là gì? hãy cùng mình tìm hiểu qua bài dưới đây nhé

Over Time là gì?

Over Time - OT trong tiếng Anh được dịch là Ngoài giờ, tăng ca.

Từ này thường được gặp nhất ở các công ty về lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là mảng lập trình, khi những dự án gần đến ngày cuối, gần ngày bàn giao mà công việc chưa xong thì đòi hỏi nhân viên cần phải làm tăng cường để hoàn thành công việc. Hoặc là thường gặp đối với những người trẻ đang làm cho công ty liên doanh. Họ muốn làm tăng ca để được tăng tiền lương. Vì chế độ tăng ca của các công ty liên doanh thường đãi ngộ tốt.

Nhiều người rơi vào tình trạng OT chủ yếu vì các lý do: Công việc quá tải, nhận quá nhiều trách nhiệm vượt quá năng lực bản thân và không phân bổ công việc hợp lý, không có kế hoạch sắp xếp công việc.

Over Time là gì?

Thực trạng OT

Sinh viên mới ra trường háo hức cống hiến, coi OT không là đáng quan tâm lắm, cho tới khi bắt đầu có gia đình và ngổn ngang thứ phải quan tâm.

Những manager làm việc lâu năm coi OT là điều thường thường hay xảy ra trong các dự án. Đôi khi còn thích tuyển dụng trẻ vì tinh thần máu lửa sẵn sàng OT.

Số người quan tâm đã ít, mong muốn cải thiện vấn đề ít hơn, và người đưa ra những biện pháp rõ ràng để xử lý nó và chia sẻ cực kì ít.

Những nguy hiểm của OT

Những nguy hiểm của OT

Trong công việc thì việc OT là cần thiết để bạn hoàn thành công việc hoặc chỉ tiêu mà cấp trên đề ra. Tuy nhiên nếu OT trong thời gian liên tục sẽ khiến bạn gặp một số nguy hiểm nhất định như:

- Mệt mỏi và căng thẳng: Làm việc quá sức sẽ khiến bạn bị suy nhược, và không còn tỉnh táo. Nếu việc đó diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến bạn trở trên cáu kỉnh, hay khó chịu, dễ nổi cáu.

- Năng suất và hiệu suất công việc bị giảm: Làm việc dài liên tục sẽ khiến bạn mệt mỏi, không tập trung được vào công việc

- Quên đi các giá trị khác trong cuộc sống: Ngoài công việc thì các bạn còn rất nhiều mối quan hệ xung quanh như gia đình, người yêu, bạn bè…Nếu lúc nào bạn cũng muốn làm thêm giờ thì sẽ không còn thời gian để dành cho những người xung quanh bạn.

- Bệnh tật: Làm việc thêm giờ, quá giờ một cách liên tục khiến việc ăn uống ngủ nghỉ của bạn không được đảm bảo nên việc mắc phải những căn bệnh liên quan đến tim mạch, dạ dày, hệ thần kinh… là điều không thể tránh khỏi.

OT trong kpop là gì?

OT trong Kpop là từ viết tắt của One True. Trong cộng đồng fan Kpop thì mọi người thường dùng OT đi kèm với số lượng thành viên nhóm nhạc mình yêu thích. Như fandom A.R.M.Y của nhóm BTS thường dùng OT7 có nghĩa là yêu thương, quan tâm và ủng cả 7 thành viên, không chừa một ai và với họ nhóm nhạc chỉ hoàn hảo khi có 7 người này, không thể thiêu hay thêm một ai. Cũng như fans của Super Junior dùng OT13 hoặc OT15, nghĩa là ủng hộ 13 người ban đầu của nhóm, hoặc là cả 15 người tính thêm 2 thành viên mới sau này.

Ngoài ta còn có OTP là từ viết tắt của Only True Pairing nghĩa là sự kết hợp giữa các nhân vật hay thành viên của nhóm mà bạn yêu thích. Ví dụ như OTP của tôi là Bnior(là sự kết hợp JB và Junior)

OT trong kpop là gì?

Maknae là gì?

Ngoài OT thì maknae cũng là thuật ngữ mà fan kpop nên biết

Maknae là thuật ngữ dành để chỉ thành viên nhỏ tuổi nhất. Nếu trong gia đình, bạn là con út thì sẽ được gọi là maknae. Đối với các nhóm nhạc Kpop, thì thành viên nhỏ nhất của nhóm sẽ được gọi là maknae. Nếu em út của một nhóm nhạc lại có tài năng, là người nổi bật nhất trong nhóm và có công lao lớn trong việc đưa hình ảnh nhóm đến gần với công chúng thì được gọi là golden maknae. Như golden maknae của BTS là Jungkook, EXO là Oh Sehun, BigBang là Seungri,…

On time là gì?

On time là gì?

"On time" cũng là từ được viết tắt thành OT

Ontime là việc bạn đến đúng giờ cho một kế hoạch đã định sẵn. Ở câu chuyện trên, kế hoạch là 5h30, nên việc bạn trễ tới 14 phút sẽ biến bạn thành "a late person" - tức là bạn không "on time". Nếu muốn nói, "anh ấy là người luôn đúng giờ", bạn có thể nói: "He's always on time", nghĩa là anh ấy không bao giờ đến muộn.

Tuy nhiên, đúng giờ - "on time" - cũng là vấn đề văn hóa. Người Hàn Quốc hay Mỹ rất quý trọng thời gian, đến muộn là biểu hiện của thiếu tôn trọng và có thể mang lại cho bạn nhiều phiền phức. Ở Trung Quốc, nếu bạn đến muộn trong 10 phút, đó được coi là "on time". Ở Nhật Bản, nếu tàu điện đến chỉ sau một phút so với giờ dự kiến, tức là nó đến muộn (late).

Ở Đức, bạn được kỳ vọng đến sớm 10 phút trước cuộc họp (đến trước 9 phút được coi là "not on time"). Ở Nigeria, nếu một cuộc họp dự kiến bắt đầu từ 1h, nó sẽ bắt đầu trong khoảng 1-2h. Ở Brazil, nếu có một cuộc họp qua mạng (social appointment), bạn không cần phải đúng giờ, trừ khi người ta thêm vào chữ "English time".

Người Nga thì coi trọng sự kiên nhẫn, chứ không phải việc đến đúng giờ, nên nếu có hẹn với người Nga, bạn nên đến đúng giờ nhưng đừng kỳ vọng điều ngược lại từ đối tác.Quay trở lại ví dụ, rõ ràng đến muộn 14 phút biến bạn thành người "not on time". Nhưng việc bạn đến trước khi xe khởi hành có nghĩa là bạn đã "in time for the trip". "Being in time" có nghĩa là bạn tới vừa kịp trước khi quá muộn; hoặc một điều gì đó xấu xảy ra. Tưởng tượng, bạn tới nơi hẹn vào lúc 5h46 và chiếc xe đã chuyển bánh, "you are not in time" - hoặc "you are too late"