PCI là gì? Chỉ số PCI được xây dựng như thế nào?

PCI là gì? Nó có tác động đến đời sống cũng như khoa học của chúng ta như thế nào? Nếu bạn là một người am hiểu về các vấn đề máy tính cũng như kinh tế, khoa học xã hội thì đây là vấn đề chắc chắn không thể bỏ qua.

PCI là gì?

Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thật rõ về những vấn đề xoay quanh tên gọi “PCI” nhé!

PCI là gì?

PCI được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: “Provincial Competitiveness Index” và được dịch sang tiếng Việt là “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”.
Đơn giản hơn để hiểu thì PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh có thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. Dự án hợp tác nghiên cứu này được kết hợp giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI (xem thêm VCCI là gì ) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

PCI là gì?

PCI được xây dựng như thế nào?

Lần đầu tiên được công bố vào năm 2005, PCI khi đó mới chỉ gồm có tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Năm 2006, có thêm hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh được bổ sung vào để xây dựng chỉ số PCI là: Thiết chế pháp lý và đào tạo lao động.

Cho tới năm 2009, phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý tại Việt Nam. Sau khi loại bỏ chỉ số ưu đãi doanh nghiệp nhà nước, hiện nay, PCI còn 9 chỉ số thành phần, gồm:

  • Chi phí gia nhập thị trường thấp.
  • Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định.
  • Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết.
  • Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu.
  • Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất.
  • Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong.
  • Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp.
  • Có chính sách đào tạo lao động tốt.
  • Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả.

PCI được xây dựng như thế nào?

Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước:

Bước 1: thu thập dữ liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ các nguồn đã công bố.
Bước 2: tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo thang điểm 10.
Bước 3: tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm 100, trong đó chỉ số đầu tiên được đánh giá là chi phí gia nhập thị trường. Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau.

Chỉ số PCI các tỉnh thành năm 2017

Hiện nay PCI nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan nhà nước các cấp và đặc biệt là sự ủng hộ rộng rãi của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp. PCI tự hào được góp phần vào quá trình cải cách môi trường kinh doanh đã và đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam suốt thời gian qua.
Tác động quan trọng của PCI là hướng sự ưu tiên, tạo ra động lực liên tục để bộ máy chính quyền địa phương thay đổi, cải thiện chất lượng điều hành kinh tế theo hướng tốt hơn.

Chỉ số PCI các tỉnh thành năm 2017


Báo cáo PCI 2017 cho thấy những thông tin khởi sắc, điểm số PCI bình quân cao nhất kể từ khi bắt đầu thực hiện đến nay, gần như tất cả các tỉnh đều tăng điểm số của chính mình, phản ánh rõ ràng môi trường kinh doanh cấp địa phương của Việt Nam đã có những cải thiện rất ấn tượng theo thời gian, đặc biệt là trong năm vừa qua.

Ở cấp độ quốc gia, những ii PCI2017 chỉ số phản ánh vấn đề chi phí không chính thức và thủ tục hành chính đang được cải thiện mạnh mẽ, điều này phản ánh tín hiệu tích cực về kết quả của nỗ lực phòng chống tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính mà Đảng, Chính phủ và bộ máy chính quyền các cấp đang thực hiện. Việt Nam tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn, tin cậy hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài thể hiện qua chỉ số hạ tầng được cải thiện, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang cảm nhận tích cực hơn về môi trường kinh doanh.
Để kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn và có tính cạnh tranh hơn, trách nhiệm không chỉ thuộc về cơ quan chính quyền các cấp mà còn ở chính các doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cần phải nâng cao hơn trình độ quản lý của mình để theo kịp các chuẩn mực quốc tế. Đây cũng là thông điệp quan trọng từ Chương 3 Báo cáo PCI 2017, một phân tích đầu tiên về chất lượng quản lý tại các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Xem và tải về toàn văn PCI năm 2017 tại đây.

Chỉ số PCI các tỉnh thành năm 2016

Điều tra PCI hàng năm đã cung cấp rất nhiều thông tin độc lập, khách quan về môi trường kinh doanh cấp tỉnh, không chỉ là cơ sở tham khảo quan trọng cho các cơ quan Nhà nước mà còn là căn cứ để quyết định đầu tư, kinh doanh của nhiều nhà đầu tư, các tổ chức xúc tiến đầu tư. Là “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp, PCI đã bền bỉ thúc đẩy các hoạt động đối thoại giữa chính quyền tỉnh và doanh nghiệp.

PCI 2016 là công cụ trao quyền cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giúp họ phản ánh những khó khăn của mình cho chính quyền, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm. Đã được chứng minh qua thời gian, PCI góp phần quan trọng vào công cuộc chống tham nhũng của chính quyền, là kênh chuyển tải hiệu quả các ý tưởng cải cách. Xem và tải về PCI năm 2016 tại đây.

PCI DSS là gì?

PCI DSS viết tắt của cụm từ tiếng anh: “Payment Card Industry Data Security Standard”, đây là một tiêu chuẩn an ninh thông tin bắt buộc dành cho các doanh nghiệp lưu trữ, truyền tải và xử lý thẻ thanh toán.

Chúng được quản lý bởi 05 tổ chức thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard, American ouncil). Tiêu chuẩn này được phát triển nhằm mục đích gia tăng kiểm soát đối với dữ liệu chủ thẻ và hạn chế sự gian lận, trộm cắp dữ liệu thẻ thanh toán.

PCI DSS là gì?

PCI simple communications controller là gì

PCI Simple Communications Controller là Intel(R) Management Engine Interface Driver (IMEI).
PCI Simple Communications Controller là driver tương ứng với chipset trên mainboard của máy tính. Driver này không được Windows nhận diện chính xác chính vì vậy được thông báo là thiếu hoặc chưa được cài. Nếu muốn cài driver này bạn chỉ cần lên trang chủ của hãng mà laptop bạn đang dùng rồi tải driver này trong mục chipset.                                                                                                                                                                                                               

Toàn cảnh năng lực cạnh tranh của 63 tỉnh thành phố năm 2017

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (xem thêm VCCI là gì ) vừa công bố báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017, theo đó Quảng Ninh vươn lên dẫn đầu, xếp cuối bảng là Đắk Nông.

Toàn cảnh PCI năm 2017

Hiện nay trong lĩnh vực khoa học máy tính, khe cắm mở rộng thông dụng nhất đó là PCIe. Vậy nguồn gốc của PCIe là gì? Những khe cắm mở rộng PC có lịch sử phát triển như thế nào? Và PCI, PCIe là gì? Thì với bài viết này, mọi câu hỏi đặt ra trên đây sẽ được giải đáp.

PCI là gì?

PCI là tên viết tắt của Peripheral Component Interconnection là khe cắm mở rộng trên máy tính. Cụ thể thì đây là một chuẩn để truyền dữ liệu giữa các thiết bị ngoại vi phần cứng đến bo mạch chủ Mainboard (thông qua chip cầu nam).

PCI là gì?

Các kiểu bus PCI

PCI với bus 33,33 Mhz, độ rộng 32 bit là bus PCI thông dụng nhất cho đến thời điểm năm 2007 dùng cho các bo mạch mở rộng (bo mạch âm thanh, bo mạch mạng, bo mạch modem gắn trong…
PCI 66 Mhz: Độ rộng bus: 32 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Băng thông: 266 Mbps.
PCI 64 bit: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 33 Mhz; Băng thông: 266 Mbps.
PCI 64 Mhz/66 bit: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Băng thông: 533 Mbps.
PCI-X 64: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Băng thông: 533 Mbps.
PCI-X 133: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Băng thông: 1066 Mbps.
PCI-X 266: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Băng thông: 2132 Mbps.
PCI-X 533: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Băng thông: 4266 Mbps.

Lịch sử phát triển của PCI

Công ty Intel  đã xây dựng nên một tiêu chuẩn ghép nối mới có tên là bus cục bộ. PCI (Peripheral Component Interconnection - Kết nối các thành phần ngoại vi) hay thường gọi tắt là bus PCI, để dùng cho bộ xử lý Pentium.Bus này cho phép truy nhập rất nhanh tới bộ nhớ, bộ  điều khiển  đĩa, card âm thanh, card đồ hoạ. Vi mạch ghép nối dùng cho bus này là chip PCI 82430 cho phép ghép nối trực tiếp với bus.

Ban đầu tốc độ xung nhịp đồng hồ cho Bus PCI là 33 MHz, về sau nâng lên 66 MHz đối với PCI 2.1, với tốc độ lý thuyết là 266MBps - gấp 33 lần so với ISA Bus. Nó có thể thiết lập cấu hình 32-bit hoặc 64-bit. Với 64-bit chạy với tốc độ xung nhịp 66 MHz - giữa năm 1999 - tăng băng thông về mặt lý thuyết tới 524MBps

Lịch sử phát triển của PCI

PCI được Intel phát triển để thay thế các bus cổ điển ISA và EISA vào những năm 1992. Sự phát triển của bus PCI đã thay đổi qua nhiều phiên bản, có thể kể đến như sau:

- PCI phiên bản 1.0: ra đời vào năm 1992 bao gồm hai loại: loại chuẩn (32 bit) và loại đặc biệt (64 bit)
- PCI phiên bản 2.0: ra đời năm 1993
- PCI phiên bản 2.1: ra đời năm 1995
- PCI phiên bản 2.2: ra đời tháng 1 năm 1999
- PCI-X 1.0 ra đời tháng 9 năm 1999
- mini-PCI ra đời tháng 11 năm 1999
- PCI phiên bản 2.3 ra đời tháng 3 năm 2002
- PCI-X phiên bản 2.0 ra đời tháng 7 năm 2002
- PCI Express phiên bản 1.0 ra đời tháng 7 năm 2002 và ít lâu sau là 1.1
- PCI Express phiên bản 2.0 ra đời 15 tháng 1 năm 2007
- PCI Express phiên bản 3.0 sẽ ra mắt khoảng năm 2010.

PCI Express là gì?

PCI-E là bản nâng cấp cho chuẩn PCI (Peripheral Component Interconnect - cổng kết nối thiết bị ngoại vi), được giới thiệu vào năm 2000, với một ưu điểm cực lớn đó là sử dụng bus truy cập từ điểm đến điểm (point-to-point access bus) thay cho một bus nối tiếp (serial bus). Điều này có nghĩa là mỗi cổng PCI cùng với các thiết bị kết nối vào cổng đó có thể hoạt động với tốc độ tối đa mà không phải lo về vấn đề tắc nghẽn khi phải cùng lúc lưu thông qua một bus đơn.

Bên cạnh đó, PCI-Express là một kết nối nối tiếp (serial connection) hai chiều truyền dữ liệu dưới hình thức các gói nhỏ (packet), tương tự như cách truyền tải trong kết nối mạng Ethernet. Bus PCI-Express sẽ không còn là một bus dữ liệu song song đơn (tất cả dữ liệu được truyền cùng một tốc độ) như PCI truyền thống. Thay vào đó, PCI-Express là một sự hội tụ của các “làn” nối tiếp, mạng kết nối point-to-point, và các “làn” có tốc độ riêng biệt. Mỗi làn chứa 2 cặp dòng dữ liệu sẽ chuyển tải dữ liệu lên (upstream) và xuống (downstream). Vào thời điểm được tung ra thị trường, mỗi làn này có khả năng truyền tải dữ liệu theo mỗi hướng tới 2,5GB/s, và tốc độ chung được duy trì suốt phiên ở mức tương đương 200MB/s.

PCI Express là gì

Lỗi PCI Device là gì?

PCI driver là Intel(R) Management Engine Interface Driver (IMEI). Máy tính sau khi cài đặt hệ điều hành Windows mới sẽ gặp tình trạng thiếu rất nhiều driver, trong đó có PCI driver. Khi bị thiếu sẽ hiện tên hoặc chỉ hiện Unknown Device kèm theo 1 icon chấm than vàng phía trước.
Nếu bạn gặp thông báo: “Simple Communications Controller” -> Bạn cần lên trang chủ của hãng laptop, PC đang dùng để tìm và tải driver trong mục Chipset.