Performance là gì? Performance marketing là gì? 

Anh, chị cho em hỏi vài vấn đề ạ.
Hiện tại em đang bắt đầu tìm hiểu về performance và Performance marketing nhưng không hiểu cặn kẽ về 2 thuật ngữ này. Anh chị giải thích giúp em Performance và Performance marketing là gì? 
Công ty em đang làm việc chuyên về thực phẩm có thể áp dụng performance mark được không? Đọc tài liệu em thấy hiện nay performance marketing là xu thế. Vậy, vì sao performance marketing lại là xu thế? Nhân tiện, giải đáp giúp em cần phải có những nhân tố nào để thành công trong performance marketing? Em cảm ơn anh, chị!

Performance là gì? Performance marketing là gì? 


 

Performance là gì?

Performance có nhiều nghĩa khác nhau. Performance trong tiếng Anh có nghĩa là màn trình diễn; Performance trong lĩnh vực công nghệ thông tin có nghĩa là khả năng hoạt động hiệu suất của một máy; Performance trong lĩnh vực kinh tế nó có nghĩa tính hiệu quả của mô hình khi ứng dụng, mô hình quản lý nhân sự, quy trình sản xuất...

Performance marketing là gì?

- Thuật ngữ Performance marketing  là một hình thức quảng cáo dựa trên cơ sở tính hiệu quả. Đây là một dạng marketing khá mới ở Việt Nam trong những năm trở lại đây, doanh nghiệp chỉ trả phải tiền cho những quảng cáo có thể tính được số đơn hàng, số click ,lượt view, số like, … nhờ quảng cáo đó.

- Người sử dụng có thể chủ động tương tác với hình thức quảng cáo kỹ thuật số và điều chỉnh thông qua việc sử dụng các công cụ đo lường với mục đích là tối ưu hiệu quả mang về.

performance là gì

Những đặc trưng của Performance Marketing:

Measurable (nghĩa là có thể đo đếm được):

Kết quả đạt được của các chương trình quảng cáo được thống kê cụ thể và chi tiết.

Optimized (nghĩa là có thể tối ưu hoá được):

Trên cơ sở từ những dữ liệu đo đếm được mà nhà quảng cáo có thể phân tích và đưa ra những đổi thay để tối ưu được hiệu quả mang về, bằng cách thay đổi một số yếu tố như: đối tượng tiềm năng, cách thực hiện,cách tiếp cận, ngân sách, ….

Opportunity being leveraged (nghĩa là tận dụng các cơ hội):

Đó là trong lúc chạy chiến dịch quảng cáo, nhà quảng cáo có thể nhận thấy những cơ hội mới và phát huy các cơ hội đó thông qua việc kế thừa những insights và dữ liệu của những campaign đã có trước đó.

Những công ty nào có thể áp dụng được performance marketing?

- Trên thực tế hiện nay performance marketing đang được tất cả các loại hình công ty áp dụng. Do đó, từ các cửa hàng, đại lý cho đến các công ty trung gian, công ty quảng cáo.

- Từ những doanh nghiệp địa phương nhỏ và vừa cho đến những tập đoàn lớn đa quốc gia đều có thể tối ưu hoá cả chi phí và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình từ hình thức quảng cáo này

Vì sao performance marketing lại là xu thế?

- Có thể khẳng định rằng, performance marketing đã có những thay đổi rất nhanh chóng trong thời gian vừa qua song song với sự phát triển của smartphone, internet, …

- Từ sự thay đổi về performance marketing đã kéo theo những sự thay đổi khác như: các kênh quảng cáo, công nghệ, các dữ liệu và đặc biệt là sự thay đổi về tư duy chiến lược của những nhà quảng cáo: Họ ngày càng nghiêng về từ duy “chí phí – lợi nhuận”, các nhà quảng cáo muốn quản lý và biết được chi phí họ bỏ ra phải giúp họ thu về được những gì, một cách đầy đủ và chi tiết. 

- Nhìn vào các mô hình giá có sự đổi thay trong thời gian vừa qua, có thể nhận thấy được sự biến đổi rõ rệt từ CPD chi phí Marketing phải chi khi quảng cáo được hiển thị trong 1 khoảng thời gian nhất định trên 1 kênh media bất kỳ. Và khi chuyển sang CPM chi phí marketing chi ra khi quảng cáo được hiển thị 1000 lần, sang CPC và tiếp đó dịch chuyển từ từ sang CPA ….

- Có thể nhận thấy qua thời gian, yêu cầu của các nhà quảng cáo ngày càng tăng, công nghệ cũng phát triển vượt bậc, tất cả những điều đó là nhiệm vụ đặt ra cho các công ty quảng cáo phải luôn luôn vận động để có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các nhà quảng cáo. Và quá trình này sẽ không bao giờ dừng lại mà sẽ tiếp tục phát triển đi lên theo đúng như quy luật phát triển chung của thị trường.

performance là gì

Cần phải có những nhân tố nào để có thể thành công trong performance marketing?

Có 3 nhân tố cơ bản quyết định đến sự thành công hay thất bại trong Performance Marketing:

Media:

Thông qua các kênh quảng cáo. Đây là 1 trong những nhân tố quan trọng nhất tạo nên hiệu quả trong việc chạy performance marketing, nhưng media lại không phải là nhân tố để tạo ra sự khác biệt giữa các nhà quảng cáo. Bởi vì hiện nay hầu như tất cả các kênh quảng cáo đều có thể truy cập và được mua rất dễ từ google, facebook …

People:

People hay còn gọi là expertise, nó được hiểu như là kỹ năng trong quá trình làm việc và quản lý ở các chiến dịch performance marketing. Expertise được chia thành 3 loại cơ bản như sau:

Vertical/Industry expertise:

Đó là những kiến thức chuyên môn về từng lĩnh vực đang chạy chiến dịch performance marketing. Vì vậy, tùy vào từng lĩnh vực mà những nhà quảng cáo có những insighs và những dữ liệu khác nhau, từ đó cách cách vận hành cũng sẽ khác nhau.

Channel expertise:

Đó là các kiến thức đặc trưng riêng về các kênh quảng cáo, bởi vì mỗi kênh quảng cáo thường có những cơ chế riêng về đấu giá, về xếp hạng quảng cáo hay cách chấm điểm quảng cáo. Không những thế mỗi một lĩnh vực quảng cáo đều có những ưu, nhược điểm riêng mà người vận hành phải nắm được những cơ chế và đặc điểm để có thể có những chiến thuật vận hành để đạt hiệu quả cao. 

Optimization epertise:

Đây là các kiến thức để đưa ra các giải pháp tốt nhất cho quảng cáo. Nắm được mô hình phân bố ngân sách cũng như mô hình điều chỉnh giá bidding để xây dựng lên các nguyên tắc có thể kết hợp được với nhau.  Đưa ra được những quyết định cụ thể cho từng tình huống cụ thể.

Technology:

Công nghệ sẽ là yếu tố làm cho nhân tố về people trở nên mạnh mẽ và hiệu quả cao. Technology người sử dụng tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao dựa trên 1 số khả năng sau:

Automation:

Tự động hoá, có thể giúp người dùng tự động hóa 1 số các chu trình lặp đi lặp lại, hoặc là những chu trình đã được lập trình cụ thể.

Machine learning:

Có nghĩa là trí tuệ nhân tạo, máy móc có thể học và xử lý thông tin dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được. Có khả năng tìm ra những quy luật trong quá trình thực hiện để đưa ra những thay đổi phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả của quảng cáo.

Nhìn chung, có thể thấy nhân tố media là nhân tố dễ dàng sở hữu nhất, vì có tiền là có thể mua được. Thế nhưng, nhân tố số 2 và số 3 thì rất khó để có được. Hiện nay ở Việt Nam tìm ra được 1 đội ngũ có kinh nghiệm về tối ưu hóa quảng cáo và thì không dễ, tập trung chủ yếu ở các công ty về thương mại điện tử có nguồn nhân lực và ngân sách lớn để đầu tư và thử nghiệm.

Hy vọng, thông qua sự chia sẻ này giúp bạn có được những thông tin bổ ích về Performance và Performance marketing.