-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tac của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó,nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam-là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Cùng Wikihoidap.org đi phân tích bối cảnh này nhé!
Danh mục nội dung
Chữ người tử tù
Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gày gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã dõ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để tro một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tuơi tắn nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên luơng cho lành vững và rồi đến nhem nhuốc mất cả đời lường thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.
Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
Ngục quan cảm động, vái người tù một cái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh”.
(1).Lạc khoản: Dòng chữ nhỏ ở góc dưới bức tranh, ghi ngày, tháng, tên người viết, hoặc con dấu.
(2).Thiên lương: Bản tính tốt, tự nhiên vốn có.
(3).Bức châm: Bức ghi những lời răn có ý nghĩa về đạo lý.
(4).Bái lĩnh: Nhận một cách cung kính (bái: lạy; lĩnh: nhận lấy).
Dàn ý phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù chi tiết:
Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc biệt xuất sắc trong tập Vang bóng một thời, tập sách đầu tiên trong đời viết văn của Nguyễn Tuân (1940). Ở truyện ngắn này, dường như bao nhiêu bút lực của nhà văn đều dồn hết vào cảnh người tử tù Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Bởi chính Nguyễ Tuân, tác giả của sáng tác ấy, cũng không kiềm nổi cảm xúc của mình khi thốt lên: “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”!
I. Giá trị tư tưởng:
1. Lòng yêu nước
Phần đầu của truyện đã giới thiệu, Huấn Cao là một tên tù có tiếng là nguy hiểm, là người đứng đầu bọn phản nghich chống lại triều đình. Đối với nhà cầm quyền, ông ta là giặc, nhưng với nhân dân lại là người vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết cũ nhanh và rất đẹp và nhiều người nhắc nhỏm cái danh đó luôn. Hoá ra, đó là người của nhân dân, đựoc nhân dân yêu mến và kính trọng. Hành động chống lại triều đình của ông ta và các bạn đồng chí chính là sự thể hiện của lòng yêu nước. Bấy giờ, trong hoàn cảnh ngục tù, con người ấy không những không bị khuất phục mà trái lại càng trở nên lồng lộng, cao cả và ngời sáng. Khí phách và cả cách cho chữ của Huấn Cao vượt lên trên những thấp hèn, dung tục của thế giới xung quanh mà nhà ngục là hình ảnh thu nhỏ.
Hoàn cảnh xã hội khi Nguyễn Tuân sáng tác chữ người tử tù là chế độ thực dân phong kiến. Ông không trực tiếp đả phá chế độ ấy, nhưng ca ngợi hành động chống lại nó cũng là cách bày tỏ nỗi bất hoà của mình đối với xã hội đương thời, giải bày một tình yêu nước âm thầm, kín đáo và sâu sắc.
Chữ người tử tù mà trực tiếp là cảnh cuối của truyện nói đến thú chơi chữ, một nghệ thuật tao nhã trong truyền thống của dân tộc ta. Ở đó, nó thể hiện không chỉ là nghệ thuật của đường nét uyển chuyển, sáng tạo mà quan trọng hơn, còn là cái hoài bão tung hoành của một đời con ngưòi. Chắc chắn, khi dồn hết tâm lực xây dựng cảnh cho chữ tác giả của Vang bóng một thời phải có lòng yêu nước, yêu dân tộc mãnh liệt và tha thiết, Nguyễn Tuân mới có một sáng tạo độc đáo đến như vậy.
2. Lòng yêu cái đẹp:
Nguyễn Tuân là nhà văn “suốt đời đi tìm cái Đẹp”, thậm chí trước Cách mạng tháng Tam, ông đã coi “cái Đẹp” như là tôn giáo của mình và Nghệ Thuật là hai chữ viết hoa. Chữ người tử tù, mà trực tiếp là cảnh cho chữ trong nhà ngục, là sự thể hiện một cách đầy đủ quan điểm mỹ học của Nguyễn Tuân.
- Cái Đẹp không vụ lợi:
Ông Huấn Cao nổi tiếng viết chữ đẹp nhưng rất sinh không vì quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ và cả đời mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Nhưng lần này, ông viết cho người quản ngục, trong nhà ngục và trước chỉ vài giờ là lên đường vào Kinh chịu tử hình.
- Cái Đẹp không bị khuất phục trước uy quyền:
Chữ viết của Huấn Cao là cái Đẹp và ông, người sáng tạo ra nó, cũng có thể gọi là hiện thân của cái Đẹp. Khi nhận lời cho chữ người quản ngục, Huấn Cao không nghĩ là cho một người đang nắm giữ vận mạng của mình mà cho một người có những sở thích cao quý, một tấm lòng trong thiên hạ.
- Cái Đẹp vượt lên trên sự thấp hèn, dung tục:
+ Hoàn cảnh Huấn Cao cho chữ là hoàn cảnh dung tục, bất nhân: Về không gian là một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián; trong không khí khói toả như đám cháy nhà…; khói toả bốc mùi cay mắt. Về thờ gian là lúc đêm khuya, chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh. Người sáng tạo cái Đẹp lại là tù nhân, trong tư thế cổ đep gông, chân vướng xiềng.
+ Người nhận chữ (thầy quản ngục và viên thơ lại): Không quan tâm gì đến hoàn cảnh chung quanh. Trước mắt họ, chỉ là ông Huấn Cao. Thái độ của hai đều rất thành kính và thiêng liêng: viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng; thầy thơ lại gày gò run run bưng chậu mực.
+ Những đồ dùng của Huấn Cao trong việc cho chữ tất cả dường như trinh nguyên: tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ; tấm lụa trắng tinh; phiến lụa óng; mùi mực bốc lên thơm quá…
+ Ông Huấn Cao: chăm chú trên tấm lụa bạch; dậm tô từng nét chữ; nói năng đĩnh đạc. Khi viết xong, ông thở dài, buồn bã không vì thân phận mình mà vì người biết đuợc giá trị của cái Đẹp như thầy Quản mà phải làm cái nghề này và phải ở một nơi khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi đến nhem nhuốc mất cả đời lưong thiên. Điều đó chứng tỏ cái Đẹp có thể sinh thành nơi không đẹp nhưng không thể tồn tại nơi ấy.
+ Chữ của Huấn Cao: những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.
- Cái Đẹp có sức cải hoá con người:
Viên quản ngục là chức quan cao nhất nơi ông Huấn Cao bị giam giữ. Trước cảnh cho chữ, ông ta quý Huấn Cao ở cái tài (lần gặp đầu tiên, bị Huấn Cao đuổi khéo, ông chỉ lễ phép lui ra với một câu: Xin lĩnh ý). Khi Huấn Cao cho chữ, thầy quản khúm núm (thái độ với cái Đẹp). Nhưng sau khi Huấn Cao khuyên bảo, thái độ và tình cảm của quản ngục càng khác trước:
Ngục quan cảm động, vái người tù một cái, chắp tay nói một câu mà nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh”.
Đó là sự thay đổi không chỉ về tư tưởng (Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh) mà còn là tình cảm (chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào). Có thể nói cái Đẹp đã khuất phục chính vị quản ngục.
II.Giá trị nghệ thuật:
Để thể hiện rõ những giá trị tư tưởng cao đẹp, Nguyễn Tuân dày công xây dựng đoạn văn trên về mặt nghệ thuật.
1. Trước hết là nghệ thuật dựng cảnh
Đó là sự đối lập đến mức gay gắt giữa một đằng nhà tù với tất cả sự chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián, với một nghệ thuật tinh tế và tao nhã bậc nhất của con người: nghệ thuật thư pháp. Nghệ thuật ấy được sản sinh trên tấm lụa bạch cong nguyên lần hồ; trên tấm lụa trắng tinh; bằng thứ mực bốc mùi thơm quá và sản phẩm của nó là những nét chữ vuông tươi tắn nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người.
2. Nghệ thuật ngôn từ:
Sử dụng nhiều lớp ngôn tù khác nhau. Có lớp ngôn từ mang đậm chất hiện thực trần trụi: buông tốt chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián; nhem nhuốc, lửa đóm cháy rừng rực, lửa tắt nghe xèo xèo… Có lớp ngôn từ cổ kính, thanh nhã: đề, phiến lụa, lạc khoản, hoài bão, tung hoành, thiên lương, lương thiện, bãi lĩnh (từ Hán - Việt); lụa bạch, nguyên vẹn lân hồ, trắng tinh, phiến lụa óng, tươi tắn, tốt, thơm, lành vững, nghẹn ngào… Các lớp ngôn tù ấy góp phần tạo nên sự đối lập ở cảnh chi chữ: một đằng là sự tù túng, nhớp nhúa của hiện thực; một đằng là sự cao cả, thiêng liêng của cái Đẹp.
3. Nghệ thuật trần thuật:
Đoạn văn thể hiện nghệ thuật trần thuật khá uyển chuyển của Nguyễn Tuân.
Cả đoạn chỉ có hai lời kể trực tiếp (của Huấn Cao và quản ngục). Mỗi lời kể lại mang sắc thái cá thể khá rõ. Lời Huấn Cao từ tốn, đĩnh đạc, nói với thầy quản, nhưng cũng chính là nó với chính mình, bộc lộ tâm trạng, tư tưởng của riêng ông về cuộc đời, về nghệ thuật. Lời của quản ngục rất ngắn, chỉ có một câu: Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh nhưng bày tỏ cả tư cách, tình cảm của người nói đối với Huấn Cao. Với thầy quản, ông Huấn là bậc đã cải hoá, ngộ năng của mình. Thế là, sau câu nói ấy, thầy quản đã trở thành một con người mới, tuy vẫn còn mang cái lốt cua vị quản ngục nhưng tâm hồn, tư tưởng đã thuộc về một thế giới khác.
Coi lại là những lời kể gián tiếp, với các câu văn có nhiều mệnh đề hoặc nhiều thành phần phụ khiến tiết tấu trở nên chậm chạp, có lúc ngột ngạt như chính không khí nơi phòng giam đanh bày ra “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Cả đoạn văn chỉ có ba nhân vật xuất hiện nhưng người đọc vẫn thấy đựoc ánh mắt của người thứ tư, cũng hồi hộp, căng thẳng không kém gì người trong cuộc. Đó chính là người kể chuyện đang ẩn mình sau những câu văn.
III.Vì sao đây là “một cảnh tượng chưa từng có”?
1. Một sự đổi ngôi kỳ lạ:
Trong nhà giam, lẽ thường quản ngục, kể cả viên thơ lại quèn, đều là những người “bề trên”, có quyền hành, còn tù nhân là kẻ mất hết địa vị vốn có. Nhưng trong đoạn văn, thứ bậc thông thường ấy đã bị đảo lộn. Kẻ có quyền hành (thầy quản và viên thơ lại) mất đi quyền uy, trở nên khúm núm, gày gò, run run. Còn người đã bị mất tất cả quyền thế (kể cả quyền sống) lại đĩnh đạc, ung dung, phán bảo người khác. Song, thực ra không ai mất điều gì vốn có của họ. Ngay cả những cái được gọi là mất thì chính họ đang muốn rũ bỏ và có thể sẽ rũ bỏ (thế giới nhem nhuốc, nghề coi tù). Trái lại, tất cả họ đều được. Đó chính là tấm lòng trong thiên hạ, sự thông cảm, sẻ chia của nhưng con người còn có thiên lương, được giá trị của cái Đẹp.
2. Nơi sinh thành và thưởng thức cái đẹp:
Hình ảnh quen thuộc về người nghệ sĩ ngày xưa là những tao nhân mặc khách, thưởng ngoạn gió trăng:
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con…
Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh, cành dao… (Kiều)
Nghêu ngao vui thú yên hà,
Mai là bạn cũ, hạc là người quen. (Nguyễn Du)
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chên đá, lá chen hoa... (Bà Huyện Thanh Quan)
Viết về một nghệ thuật “Vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân không đưa người đọc đén những nơi đầy gió trăng, hoa thơm cỏ thắm ấy. Ông đẫn dắt con người đến với thế giới đối lập hoàn toàn với cái Đẹp, nơi buồng giam tối tăm chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đến bừa bãi phân chuột, phân gián. Vậy mà, nơi ấy cái Đẹp đã được sinh ra thành với bộ hoàn mỹ của những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời người. Đó cũng chính là nơi con người không những biết thưởng thức cái đẹp mà kỳ lạ hơn, khi đối diện với nó, đã hết sức thành kính, thiêng liêng và cái Đẹp còn đủ sức đưa họ đến một bước ngoặc mới của cuộc đời.