Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 1930-1945. Viết về nạn sưu thuế dã man đã bần cùng hóa nhân dân ta, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, tiểu thuyết “Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một thành công đặc sắc. Nhân vật chị Dậu đã được khắc họa thành một nhân vật điển hình về người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ. Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu kỹ hơn về nhân vật chị Dậu nhé!

A. Mở bài:

Chị Dậu là nhân vật điển hình của dòng văn học hiện thực phê phán. Chị mang đầy đủ nét đẹp truyền thống của người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ chị còn là người mạnh mẽ dàm đấu tranh chống lại sự áp bức bất công của xã hội cũ bất nhân.

B. Thân bài:

1. Vẻ đẹp truyền thống của chị Dậu

- Chị Dậu có vẻ đẹp mộc mạc, yêu thương chồng con vô bờ bến. Trong lúc bản thân cũng đã 2 ngày rồi không có gì cho vào bụng thế nhưng khi nấu được cháo chị chỉ lo chăm cho chồng con ăn. (Nấu cháo, múc cháo bày la liệt, quạt cho nguội, bưng cháo chăm cho chồng ăn)

- Chị Dậu nhẫn nhục, mềm mỏng, tha thiết van xin cai lệ và người nhà lí trưởng tha cho chồng

- Chị Dậu còn là người phụ nữ thông minh, có lí lẽ . Khi cai lệ xông vào để trói anh Dậu chị đã lên tiếng - tiếng nói của người có lí lẽ : Chồng tôi đau ốm các ông không được phép hành hạ.

2. Sức mạnh tiềm tàng của chị Dậu

- Khi bọn cai lệ đánh mình thì chị vẫn nhẫn nhịn nhưng khi chúng cứ xông vào trói anh Dậu thì bao căm hờn trong chị ngùn ngụt bùng lên. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển hẳn cách xưng hô, không còn ông - cháu hay ông - tôi mà là mày - bà, khẳng định tư thế đứng cao hơn đối thủ, không còn chút sợ hãi nào nữa. Điều đó thể hiện sự căm giận khinh bỉ đến cao độ. Lần này chị không còn đấu lí với những kẻ thi hành phép nước nữa mà chị đã ra tay đấu lực với chúng: Rồi chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy. Rốt cuộc tên này cũng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

- Hành động quyết liệt, dữ dội và sức mạnh bất ngờ của chị Dậu xuất phát từ sức mạnh của lòng yêu thương.

C. Kết bài

- Ngòi bút hiện thực của nhà văn Ngô Tất Tố đã làm toát lên một hiện thực: có áp bức có đấu tranh, Tức nước vỡ bờ. Hành động liều mạng vùng lên cự lại của chị Dậu đã khơi dậy ở những người nông dân đang sống trông cảnh lầm than, cực khổ trước Cách mạng ý thức sâu sắc hơn về nhân phẩm, giá trị của mình.

- Và không lâu sau đó, chính những người nông dân đó đã làm nên một cuộc cách mạng vô cùng to lớn, giải phóng mình khỏi ách nô lệ hàng ngàn năm của chế độ phong kiến.

Phân tích nhân vật Cai Lệ

- Cai lệ là viên chỉ huy một tốp lính. Đây là chức thấp nhất trong quân đội chế độ thực dân phong kiến. Đó là một tên tay sai đắc lực của cái trật tự xã hội bất công, tàn bạo và có vai trò đắc lực trong việc truy thu sưu thuế của người nông dân. Có thể nói đánh trói người là nghề của hắn được hắn làm với kĩ thuật thành thạo và sự say mê. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề run tay và hắn cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho nhà nước, hân danh phép nước để hành động. Có thể nói tàn bạo không chút tính người là bản chất của tên cai lệ.

- Được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ, giúp bọn lí dịch tróc nã người nghèo chưa nộp đủ tiền sưu thuế.

- Bắt người dân vô tội nộp đủ tiền sưu thuế - hắn như một hung thần ác sát, tha hồ đánh, trói, bắt bớ, tha hồ tác oai, tác quái, làm mưa làm gió.

- Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp mạt hạng của quan huyện, quan phủ. Nhờ bóng chủ, hắn tha hồ tác oai tác quái, hắn vô lương tâm đến nỗi chỉ làm theo lệnh quan thầy. Đánh trói, bắt là nghề của hắn.

- Ngôn ngữ cửa miệng của hắn là quát, thét, chửi, mắng. Cử chỉ trong hành động thì cực kì thô bạo, vũ phu.

- Hắn bỏ ngoài tai nhũng lời van xin thảm thiết của chị Dậu. Tiếng khóc của hai đứa trẻ không làm cho hắn động lòng - hắn như một công cụ bằng sắt vô tri vô giác, phải thực hiện mục đích bằng bất kì giá nào . Chi tiết này không chỉ chứng tỏ bản chất tàn ác, đểu cáng, phủ phàng, … của tên đại diện ưu tú của chính quyền thực dân phong kiến mạt hạng mà còn chứng tỏ một điểm khác trong bản chất của chúng: chỉ quen bắt nạt, đe doạ, áp bức những người nhút nhát, cam chịu còn thực lực thì rất yếu ớt, hèn kém và đáng cười.