Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh – Ngữ Văn 7

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tác nhiều bài thơ hay, Người không chỉ là vị cha già của dân tộc mà còn làmột danh nhân văn hóa thếgiới, một nhà thơ lớn. Một trong những số đó là bài "Cảnh Khuya" mà người đã sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cùng Wikhoidap.org tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Tác giả, tác phẩm bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh – Ngữ Văn 7

- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) tên thật là Nguyễn Tất Thành, trong thời kỳ tìm đường cứu nước còn có bí danh là Nguyễn Ái Quốc. Người được sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Hồ Chí Minh là linh hồn của các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta. Người không chỉ được biết đến là một chiến sĩ mà còn được nhắc đến như một thi sĩ với nhiều tác phẩm có giá trị.

- Phân tích và cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya cũng như một số tác phẩm khác sẽ cho chúng ta thấy được phong cách nghệ thuật cũng như tài năng của Người. Những gì mà Bác để lại cho dân tộc là vô giá, là giá trị tinh thần to lớn soi sáng cho các cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần của Đảng và dân tộc ta.

- Bài thơ Cảnh khuya được Người sáng tác trong năm 1947 – là năm đầu tiên Hồ Chí Minh cùng Bộ chỉ huy kháng chiến đóng ở chiến khu Việt Bắc. Như vậy, bài thơ được ra đời trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khi cuộc cách mạng của dân tộc vẫn đang đứng trước vô vàn những khó khăn.

- Tác phẩm là nơi hội tụ của nhiều vẻ đẹp khác nhau. Khi phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya, ta thấy tác phẩm đã thể hiện sinh động quan niệm thẩm mỹ, nhân sinh cao đẹp cùng phong cách nghệ thuật độc đáo của người chiến sĩ cách mạng đồng thời là một nhà thơ lớn.

Bài văn mẫu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh – Ngữ Văn 7

Hồ Chủ Tịch (1980-1969). Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tác nhiều bài thơ hay, Người không chỉ là vị cha già của dân tộc mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. Một trong những số đó là bài "Cảnh Khuya" mà người đã sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Dòng đầu gợi ra thời điểm làm thơ: đêm đã vào sâu, im ắng lắm, trong im ắng ấy nỗi lên một âm thanh trong trẻo, êm dịu của tiếng suối, càng làm cho đêm sâu thanh tĩnh cùng với tiếng côn trùng ở khu rừng Việt Bắc đả làm cho Người nghe ra từ êm dịu ví như tiếng hát xa đưa lại. Cách Bác ví âm thanh như tiếng hát xa càng làm cho tiếng suối trở nên có hồn và càng chứng tỏ rằng giữa con người với thiên nhiên đã có sự gần gũi với nhau. Vần "a" được gieo ở cuối dòng như một tiếng ngân vô tận vào lòng người, tạo nên một không gian vời vợi và sâu lắng. Vậy mà Người đã nghe tiếng suối ở khu rừng Việt Bắc như thế đấy.

Dòng tiếp theo Bác tả ánh trăng: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Nếu như dòng đầu Bác nghe được tiếng suối trong đêm thì lần này Bác tả cảnh người nhìn thấy trong đêm. Bác như hòa quyện vào ánh trăng để người đọc thấy không chỉ có nhạc mà còn có hoa đó là ánh trăng lồng vào vòm lá cây cổ thụ đang xen nhau tầng tầng lớp lớp tạo thành những mảnh sáng-tối, đậm-nhạt, trắng-đen,... gợi lên cảnh chập chồng của bóng trăng, bóng cây, bóng hoa.

Tiếp theo đó:

"Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Linh hồn và bức tranh phong cảnh Việt Bắc là một bức tranh của một con người đang thao thức. Thao thức nên Người thấy được cảnh đẹp của trăng núi gió ngàn chăng? Bác đang mượn cảnh vật trước đêm khuya thanh tĩnh để bộc lộ cảm xúc của chính mình càng làm nỗi bật thêm con người Bác với thiên nhiên.

Sâu xa hơn, nó có thể là sự thống nhất giữa phần mộng mơ và sự tĩnh táo, giữa chất lãng mạn của thi nhân và tấm lòng ưu ái của một vị chủ tịch. Có thể nói Bác đang thức cùng suối, cùng trăng, cùng cổ thụ, cùng hoa lá, Bác đang thức cùng non sông đất nước Việt Nam. Bác đamg nặng lòng vì nước, vì dân.

Bác Hồ làm bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc năm 1947. Lúc đó cuộc kháng chiến khó khăn, gian khổ chỉ mới bắt đầu, với Bác có bao nhiên vấn đề quốc gia, dân tộc đặt ra cần Bác giải quyết. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là "nỗi lo cho nước. nỗi thương dân".

Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ như vậy?"trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành" vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức. trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng. Lúc nào cũng lo cho dân vì dân chưa lần nào Bác nghĩ đến mình.