Phenol có độc hại không?

Phenol là một loại hóa chất độc hại, cấm dùng trong thực phẩm. Đây là chất rắn, tinh thể không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43°C, rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da. Đây là những thông tin cơ bản mà chúng ta đã tìm hiểu qua cùng Wikihoidap.org trong bài trước! Vậy thực sự phenol gây nguy hại ra sao. Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu tiếp nhé!

Phenol có độc hại không?

Phenol là HCHC có tính rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.

Phenol và các dẫn xuất của phenol là các chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và mọi sinh vật sống.

Trên góc độ môi trường phenol và các dẫn xuất của phenol được xếp vào loại chất gây ô nhiễm. đây là nhóm tương đối bền, có khả năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và có khả năng gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính cho con người.

Viện nghiên cứu ung thư quốc tế, cơ quan quản lý môi trường của Mỹ không xếp phenol vào loại hóa chất gây ung thư ở người. Liều LD50, nghĩa là liều gây chết 50% loài thử nghiệm như chuột, loài gặm nhấm là 300- 600 mg/kg thể trọng. Nghĩa là phải cần một lượng cực lớn nó mới gây chết 50% số sinh vật thử nghiệm.

Vậy, khi cơ thể người tiếp xúc với một lượng cực lớn phenol thì sẽ gặp những mối nguy nào? Nếu nhiễm độc đường tiêu hóa từ 50 đến 500mg ở trẻ sơ sinh, và 1-5g ở người lớn là liều gây tử vong. Phenol được hấp thu nhanh chóng từ phổi vào máu, có thể gây tử vong ở người lớn sau khi nuốt chửng từ 1 đến 32g.

May mắn là mùi phenol khó chịu nên thường chúng ta tránh được ngay khi ngửi. Nhiễm độc hay gặp nhất là tiếp xúc trực tiếp lên da, mắt. Ngay cả dung dịch phenol loãng từ 1% đến 2% cũng có thể gây bỏng nặng nếu tiếp xúc là kéo dài. Độc tính do tiếp xúc ở da, mắt tương đương như khi hít phải. Thường tử vong sau 30 phút tiếp xúc với da.

Triệu chứng ngộ độc Phenol

Ngộ độc nhẹ

  • Rối loạn tiêu hoá: nôn mửa, buồn nôn, ỉa chảy.
  • Rối loạn thần kinh và toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, gầy sút nhanh.
  • Tại chỗ: với dung dịch đặc, gây hoại tử hoặc hoại thư.

Ngộ độc nặng

  • Rối loạn tiêu hoá.
  • Giãy giụa, co giật, hôn mê.
  • Rối loạn tuần hoàn và hô hấp, sốc nặng.
  • Nếu tử vong ngay, bệnh nhân còn có thể viêm gan, viêm thận, đái ra huyết cầu tố.

Biện pháp sơ cứu y tế khi tiếp xúc với Phenol

Tiếp xúc với mắt

Kiểm tra và loại bỏ bất kỳ kính sát tròng. Khi bị tiếp xúc với mắt, phải rửa mắt ngay với nhiều nước ít nhất trong 15 phút và gặp bác sĩ chuyên khoa.

Tiếp xúc với da

Rửa bằng xà phòng và nước, thay bỏ quần áo nhiễm bẩn, gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có những kích ứng. Quần áo nhiễm bẩn phải tẩy rửa trước khi sử dụng lại.

Hít vào

Nếu thở khó khăn, cần cung cấp oxy cho nạn nhân. Nếu hít phải, cần đưa nạn nhân tới phòng thoáng mát. Gọi cấp cứu nếu vấn đề hô hấp không được cải thiện.

Nuốt vào

Tránh để nạn nhân nôn mửa trừ khi có sự trợ giúp của y tế, không bao giờ sử dụng miệng để hô hấp nạn nhân. Nếu nuốt phải lượng lớn, cần gọi cấp cứu ngay. Nới lỏng quần áo, cổ áo, thắt lưng, cà vạt...

Sự kiện cá nục ở Quảng Trị nhiễm phenol, 2016

Tháng 6/2016 phenol được phát hiện có trong 30 tấn cá nục ở Quảng Trị, và Chi Cục VSATTP Quảng Trị công bố kết quả xét nghiệm xác định hàm lượng là 0,037mlg/kg.

Tuy nhiên Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này, khẳng định rằng ăn cá nục nhiễm phenol ở Quảng Trị không ảnh hưởng tới sức khỏe, và nói rằng phenol có ở khắp nơi quanh ta, cả trong thực phẩm khác.

Phenol cũng là một trong nguyên nhân chính gây ra vụ ô nhiễm Formusa Hà Tĩnh gây thiệt hại về tài nguyên cũng như ảnh hưởng về môi trường của 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Đối với hơn 100 mẫu hải sản ở tầng đáy phát hiện có phenol. Kết luận dựa trên kết quả nghiên cứu được triển khai quy mô lớn với 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày, ở tất cả các cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung. Để đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế khuyến nghị người dân không sử dụng các loại hải sản tầng đáy trong vòng 20 hải lý. Từ đây cho thấy việc xử lý ô nhiễm phenol trong môi trường không hề dễ dàng, chúng có thể nằm lẫn và tồn tại dưới nhiều dạng và trong nhiều cá thể khác nhau, là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây nguy hại đến sức khỏe con người.

Wikihoidap.org đã thông tin cho các bạn đọc những nguy hiểm đến từ phenol, ý thức hệ trong việc sử dụng cũng như tác hại mà hóa chất này gây ra. Hy vọng sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc đối với phenol.