-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Phép nối là gì? Ý nghĩa của phép nối là gì?
Phép nối là gì? Có những phương tiện nào thể hiện phép nối? Ý nghĩa của phép nối là gì? Cách phân biệt các phép liên kết trong văn bản?… Tất cả thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của Wikihoidap.org, cùng đón đọc nhé!
Danh mục nội dung
Phép nối là gì?
Khi hai hay nhiều câu nhờ quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng chuyển tiếp mà liên kết được với nhau, ta gọi liên kết đó là phép nối.
Các phương tiện được sử dụng trong phép nối gồm:
- Kết từ ( quan hệ từ, từ nối).
- Kết ngữ.
- Trợ từ, tính từ, phụ từ.
- Quan hệ về chức năng cú pháp là quan hệ về thành phần câu hiểu rộng.
Một số ví dụ về phép nối
Để hình dung về phép nối là gì trong câu, hãy tham khảo qua ví dụ dưới đây:
- Hai mụ Bộ Muỗi vừa đánh lại vừa kêu. Vụ ẩu đả làm cho mọi người xung quanh nghe thấy hết. Thế là, cả một lũ Muỗm chạy tới.
- Thời đại tiến lên mãi, đất nước cũng tiến lên, cho nên người dân cũng phải luôn nỗ lực và tiến lên mãi.
Phân loại phép nối
Nối bằng kết từ:
Kết từ (quan hệ từ, từ nối) là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu, như và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên... Kết từ cũng được dùng để liên kết trong những cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu.
Ví dụ 1:
Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Ðồng)
Ví dụ 2:
Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng. (Nam Cao)
Nối bằng kết ngữ:
Kết ngữ là những tổ hợp từ gồm có một kết từ với một đại từ hoặc phụ từ, kiểu như vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại... hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết kiểu như nghĩa là, trên đây, tiếp theo, nhìn chung, tóm lại, một là, ngược lại...
Ví dụ 1:
Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. (Hồ Chí Minh)
Ví dụ 2:
Một hồi còi khàn khàn vang lên. Tiếp theo là những tiếng bước chân bình bịch, những tiếng khua rộn rã: phu nhà máy rượu bia chạy vào làm. (Nam Cao)
Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ:
Một số trợ từ, phụ từ, tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết nối các bộ phận trong văn bản, chẳng hạn như cũng, cả, lại, khác...
Ví dụ 1:
Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. (Tô Hoài)
Ví dụ 2:
Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)
Ví dụ 3:
Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là người khác cơ.
Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng):
Trong nhiều văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương một bộ phận nào đó (một chức năng cú pháp nào đó) của câu lân cận hữu quan. Ðó là những câu dưới bậc, hoặc ngữ trực thuộc.
Ví dụ 1 (câu dưới bậc tương đương bổ ngữ của động từ):
Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ. (Phạm Hổ)
Ví dụ 2 (câu dưới bậc tương đương trạng ngữ của câu):
Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. (Nam Cao)
Ý nghĩa của phép nối là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm, định nghĩa phép nối là gì, bạn cũng cần biết đến ý nghĩa của phép nối.
Có thể hiểu đơn giản phép nối là gì như sau: Đây là phương thức một trong các các phép liên kết hình thức thường được sử dụng trong tiếng Việt. Nó có tác dụng nối các câu có quan hệ với nhau trong đoạn văn. Bởi vậy, ngay chính bản thân phép nối này đã mang đầy đủ các ý nghĩa.
Bên cạnh chức năng chính, phép nối còn mang những ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo nên sự liên kết khứ chỉ và hồi chỉ cho các bộ phận bên trong văn bản nằm ở vị trí trước và sau của nó. Nhờ đó, phép nối có tác dụng làm tăng tính mạch mạc cho câu, giúp người đọc dễ dàng hiểu được mối quan hệ mà tác giả muốn truyền tải.
Phép nối sử dụng cú làm đơn vị liên kết cơ bản có tác dụng tránh sự nhập nhằng, trùng lặp giữa câu ghép theo quan điểm truyền thông với phép nối. Cụ thể ta có ví dụ viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết trong : nhân – quả, nhượng bộ, điều kiện – kết quả… chính là phần sử dụng phép liên kết.