-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Polyurethane là gì? Ứng dụng chất liệu polyurethane trong công nghiệp
Với những đặc điểm và công dụng tuyệt vời, polyurethane trở thành một trong những sản phẩm được ưa chuộng trên toàn thế giới. Vậy polyurethane là gì, da PU là gì, sơn PU là gì?
Danh mục nội dung
Polyurethane là gì, da PU là gì, sơn PU là gì. Hãy cùng tìm hiểu về chất liệu này trong bài viết dưới đây nhé.
Chất liệu polyurethane là gì?
Polyurethane hay được viết gọn hơn là PU. Loại vật liệu này được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp vì chúng có độ bền cao, có khả năng chống chịu được các tác nhân từ môi trường như: thời tiết, sự oxi hóa,… và các hóa chất vô cơ, hữu cơ, sức chống chịu được mài mòn tốt hơn hẳn các loại cao su thông thường.
Polyurethane có cấu tạo phân tử bao gồm các đoạn cứng và các đoạn mềm được kết nối với nhau nhờ liên kết hydro. Thành phần diisocyanate sẽ tạo nên đoạn cứng còn thành phần polyol sẽ tạo nên các đoạn mềm. Chính nhờ thành phần cấu tạo đó cùng với liên kết hydro khiến cho vật liệu này đặc biệt bền vững và có tính đàn hồi cao.
Đặc điểm của polyurethane là gì?
- Polyurethane có khả năng chịu mài mòn tốt, thậm chí còn tốt hơn hẳn một số loại cao su nhựa và ngay cả kim loại. Vì vậy, chúng được sử dụng phổ biến để làm vật liệu sơn bên ngoài các bề mặt để bảo vệ các vật liệu.
- Chống dầu, mỡ, chất béo và các dung môi hữu cơ bám dính.
- Có khả năng chống chịu áp lực tốt hơn hẳn các loại cao su thông thường nên polyurethane là một trong những chất liệu lý tưởng dùng để sản xuất các loại bánh xe tải nặng, khớp nối, tấm chống sốc...
- Không bị kéo xé khi sử dụng: Lực xé rách của chất liệu polyurethane cao hơn rất nhiều so với các loại cao su khác, khoảng từ 500-100 lbs/inch.
- Không bị ảnh hưởng bởi các tác động của thời tiết: không bị oxy hóa, chịu được ánh sáng mặt trời, ozone, và các điều kiện thời tiết thông thường.
- Polyurethane cách điện tốt nên có thể làm lớp bọc dây điện, dây cáp.
- Chống co giãn và va đập tốt.
Ứng dụng của polyurethane trong các ngành công nghiệp:
- Với đặc điểm có tính kháng hóa chất và dung môi tốt, vật liệu polyurethane được sử dụng để bọc các trục trong các ngành in, thép, dệt nhuộm và sản xuất giấy.
- Polyurethane có tính cơ học tốt nên nó có thể làm đệm, làm kín các ứng dụng động lực.
- Vật liệu này được sử dụng trong ngành dầu khí khi được dùng để làm pig làm sạch đường ống, lớp lót ống,… nhờ có khả năng đàn hồi.
- PU còn được ứng dụng trong ngành khai khoáng, làm khuôn đổ bê tông, nhựa, sáp hay các hoa văn tinh xảo trên các đồ gỗ, gốm sứ với đặc điểm kết dính kỳ diệu và khả năng chống thấm tốt.
- Với khả năng cách âm tốt, sản phẩm này có thể biến thành các tấm kính cách âm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng.
Da PU là gì?
Da PU là chất liệu làm từ da split (phần xơ của phần da đã được tách ra để làm da Top grain) được tráng một lớp Polyurethane và dập nổi trên bề mặt.
Hiện nay, da PU đang là chất liệu phổ biến trong ngành sản xuất đồ may mặc để thay thế cho chất liệu da thật.
Ưu điểm và nhược điểm của da PU là gì?
Ưu điểm da PU.
-
Về giá thành, da PU rẻ hơn ½ so với da thật
-
Da PU đáp ứng tốt và đảm bảo được các tiêu chí mềm, bền, mịn và đẹp.
-
Da PU có khả năng chống thấm nước rất tốt.
-
Chính nhờ ưu điểm chống thấm nước nên khi bị dính vết bẩn, bạn có thể dễ dàng lau chùi, làm sạch nó.
-
Sử dụng da PU góp phần bảo vệ động vật vì da PU là một chất liệu nhân tạo, không giống như da thật được lấy từ da của các loài động vật.
-
Da PU có thể dễ ứng dụng trong thời trang hơn vì nhẹ hơn da thật.
-
Da PU có bề mặt sáng bóng hơn da thật, có những vết vân được dập để giống da thật.
-
Màu sắc của da PU rất đa dạng vì chúng có thể dễ dàng được nhuộm với rất nhiều màu sắc khác nhau.
Nhược điểm của da PU
-
Da PU có tuổi thọ thấp hơn so da thật.
-
Độ bền của da PU thấp và kém hơn da thật. Nếu như bạn bảo quản không tốt bạn sẽ gặp phải trình trạng các lớp bề mặt chất liệu da bị bong tróc, mốc và bị nổ, vỡ từng mảng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do da PU phải chịu sự tác dụng của nhiệt như để dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Dưới tác dụng nhiệt, phân tử chất dẻo làm nên da PU rất dễ bị gãy đoạn nên mới xuất hiện những vệt “nổ” trên chất liệu da.
-
Da PU khó phân hủy và rất dễ bắt lửa vì đây là chất nhựa tổng hợp nhân tạo.
-
Cũng vì đây là chất liệu nhân tạo nên khi sản xuất da PU dễ gây ô nhiễm môi trường.
-
Da PU mỏng hơn nhiều da thật nên không giữ ấm bằng da thật
-
Da PU có mùi của hóa chất, khó loại bỏ được mùi mà không làm hỏng chất liệu của da.
-
Về bề mặt, da PU có vết vân nhân tạo không tự nhiên, tinh tế và không có lớp sáng patina tự nhiên khi cũ đi như da thật.
Sơn PU là gì?
Sơn PU là một loại polymer được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống. Nó được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như bàn ghế, cửa gỗ…Bạn có thể thấy sơn PU tồn tại hai dạng chủ yếu là dạng cứng và dạng foam. Dạng foam được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế như ghế ngồi trong xe hơi, ... Ngoài ra, ứng dụng của foam được dùng để bảo vệ các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ khi vận chuyển.
Theo các thợ sơn nói một cách đơn giản, sơn PU là loại sơn để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất. Sơn chỉ có 3 thành phần chính:
-
Sơn lót: Giúp làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn cũng như việc sơn tường nhà thì cũng dùng bột trét để làm phẳng bề mặt khi sơn vậy.
-
Sơn màu: Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng hoặc chất liệu gỗ để lựa chọn màu sơn phù hợp. Tuy nhiên thực tế là phần lớn sơn PU cho gỗ đều có chứa thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều.
-
Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.