QS là gì? Công việc cụ thể của một QS

QS là một trong những nghề khá hot hiện nay trong lĩnh vực xây dựng, tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu biết rõ về công việc này. Vậy QS là gì và công việc cũng như yêu cầu công việc của QS ra sao

QS là gì

QS là gì?

QS là viết tắt của Quantity Surveyor, hay theo từ điển Oxford, Quantity Surveyor có nghĩa là: “A person whose job is to calculate the quantity of materials needed for building something, how much it will cost and how long it will take”. Dịch ra tiếng Việt, QS được gọi với cái tên là kỹ sư dự toán. Môi trường làm việc của kỹ sư dự toán rất phong phú, họ có thể làm việc cho nhà thầu xây dựng hoặc chủ đầu tư, có thể làm việc tại văn phòng hay trên công trường.

Nhiệm vụ chính của kỹ sư dự toán là tính toán, ước tính khối lượng vật liệu, nhân công cần thiết cho dự án. Chính vì thế, một trong những yêu cầu thiết yếu chính là QS phải tìm kiếm vật liệu có chi phí nhỏ nhất trong khi vẫn đảm bảo những yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng. Bảng báo cáo khối lượng kỹ sư dự toán lập ra được các nhà quản lý dự án hoặc nhà thầu sử dụng để ước lượng tổng chi phí xây dựng.

QS là gì?

Công việc cụ thể của 1 QS

Mỗi một QS làm trong một môi trường khác nhau thì đều có những công việc cụ thể và nhiệm vụ khác nhau, cụ thể là:

  • Làm trong ban quản lý dự án

    • Kiểm tra hồ sơ dự toán do đơn vị Tư vấn thiết kế lập trong giai đoạn thiết kế thi công, đồng thời tính pháp lý của TVTK, mã đầu việc, khối lượng, đơn giá…

    • Cung cấp đầu mục khối lượng dự toán, chủng loại thiết bị vật tư… cho phòng đấu thầu để tiến hành mời thầu

    • Phối hợp với các phòng ban khác như: phòng đấu thầu, ban quản lý dự án, phòng vật tư để kiểm tra, xác nhận các công tác phát sinh trong giai đoạn thi công

    • Cập nhật, điều chỉnh khối lượng các hạng mục phát sinh vào hồ sơ dự toán của dự án.

    • Kiểm tra khối bảng khối lượng nhà thầu gửi lên phục vụ công tác thanh quyết toán.

  • Làm cho nhà thầu thi công

    • Kiểm tra các điều khoản hợp đồng, các công việc thi công và đơn giá thi công trong dự toán hợp đồng với chủ đầu tư

    • Tập hợp các bản vẽ biện pháp thi công và thuyết minh bản vẽ thi công, thuyết minh an toàn do bộ phận kỹ thuật thực hiện.

    • Tập hợp, lập biên bản nghiệm thu công việc và biên bản nghiệm thu giai đoạn, biên bản bàn giao đưa vào sử dụng các hạng mục công trình.

    • Lập hồ sơ chất lượng, khối lượng các hạng mục công trình.

    • Kiểm soát tiến độ thực hiện hồ sơ chất lượng, khối lượng của gói thầu.

    • Làm việc với các bộ phận liên quan về hồ sơ chất lượng, khối lượng, thanh quyết toán công trình.

    • Làm việc với tư vấn giám sát, Ban quản lý dự án về hồ sơ chất lượng, khối lượng.

    • Tập hợp lập bản vẽ hoàn công theo các giai đoạn thanh toán và quyết toán.

Thông thường, QS làm cho chủ đầu tư được đánh giá sẽ nhiều công việc và áp lực hơn so với QS làm trong ban dự án bởi họ phải tổng hợp khối lượng của nhiều hạng mục trong nhiều giai đoạn khác nhau. Không chỉ vậy, các chuyên viên kỹ sư dự toán này còn phải lên kế hoạch để khảo sát, tính toán vật tư dự thầu đóng đếm và kiểm tra vật liệu đạt tiêu chuẩn hay không, cũng như rất nhiều những công việc khác liên quan đến nhà thầu.

Công việc cụ thể của 1 QS

Để trở thành một kỹ sư giỏi, chúng ta cần những yếu tố gì?

Bất kỳ một công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải có những tố chất nhất định, và kỹ sư dự toán cũng không ngoại lệ. Chính vì thế, nhiều người luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi: Để trở thành một kỹ sư giỏi, chúng ta cần những yếu tố gì? Đây là điều mà dù là các bạn sinh viên mới ra trường hay đã làm việc được một thời gian trong lĩnh vực này đều cần ghi nhớ kĩ càng để có thể gắn bó lâu dài với nó cũng như vươn lên được các vị trí cao, nhận được mức lương cao hơn trong công việc.

Kỹ sư dự toán là một vị trí rất quan trọng và đặc thù, chính vì thế, để làm một kỹ sư dự toán giỏi thì đòi hỏi cần có một số yếu tố sau đây:

  • Yếu tố đầu tiên chính là bạn cần giỏi chuyên môn xây dựng và kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ công việc, kỹ năng đọc bản vẽ tất cả các bộ môn: kiến trúc, kết cấu, điện nước, điều hòa thông gió, hoàn thiện… và am hiểu tất cả các lĩnh vực đó để có thể điều khiển công việc một cách dễ dàng.

  • Hiểu về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư, hồ sơ quản lý chất lượng và thanh quyết toán và các quy định hiện hành có liên quan để nhanh nhạy trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh.

  • Có kiến thức thi công, đấu thầu, thanh quyết toán công trình.

  • Để nhanh chóng phát hiện ra các lỗi của nhà thầu hay các phòng ban khác khi đề xuất vật liệu không giống với các yêu cầu ghi trong Spec, cần hiểu rõ về chỉ dẫn kỹ thuật (Specification, Spec) của dự án.

  • Nắm được tiến độ và các thay đổi phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

  • Công việc của QS đa phần là ngồi trên máy tính với bản vẽ, bảng tính Excel và các phần mềm như: dự toán, dự thầu, thanh quyết toán, quản lý chất lượng, đồng thời khối lượng công việc là rất lớn nên kỹ sư QS cần phải có đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và chịu được áp lực trong công việc và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc

  • Cần thành thạo các phần mềm như: Revit, Dự toán GXD, Dự thầu GXD, QLCL GXD, Thanh Quyết toán GXD để giảm tải công việc, tiến hành giải quyết công việc thật chuyên nghiệp và rõ ràng, mạch lạc.

  • Ngoài ra, công việc của kỹ sư dự toán còn rất cần những hiểu biết về luật xây dựng và thương mại, có khả năng hoạch định chiến lược và quản lý dự án.

Hiện nay, nhu cầu nhân lực ở ngành này của Việt Nam là rất cao. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một trong những ngành nghề có tiềm năm phát triển rất lớn cũng như là bàn đạp vững chắc để hướng tới một tương lai tươi sáng. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích về công việc kỹ sư dự toán, và những ai có hứng thú và muốn thử sức với công việc này thì hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng hành tranh cho chính mình nhé!