-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Quan điểm toàn diện là gì? Phương pháp luận và Cách vận dụng
Định nghĩa quan điểm toàn diện là gì? Ví dụ quan điểm toàn diện trong thực tiễn là gì? Vận dụng quan điểm đó vào thực tiễn như nào? Quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể? Phương pháp luận của quan điểm toàn diện là gì? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được Wikihoidap.org giải đáp trong bài viết sau đây.
Danh mục nội dung
Quan điểm toàn diện là gì?
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó chúng ta mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên… để hiểu rõ bản chất của sự vật.
Quan điểm toàn diện không chỉ đòi hỏi chúng ta nắm bắt những cái hiện đạng tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.
Những ví dụ về quan điểm toàn diện
Trong hoạt động nhận thức, thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt và mối quan hệ của nó. Điều này giúp chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.
Khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng vào lý thuyết hệ thống, nghĩa là xem xét nó được cấu thành nên từ các yếu tố, bộ phận nào với mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”).
Mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, nghĩa là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động và phát triển của nó.
Phương pháp luận của quan điểm toàn diện
Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì?
Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qua lại. Mối quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật khác, giữa mối liên hệ trực tiếp với gián tiếp. Chỉ khi chúng ta nhìn nhận qua quan điểm toàn diện thì mới có thể đưa ra các nhận thức đúng đắn.
Không những thế quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người phải chú ý và biết phân biệt từng mối liên hệ. Cụ thể hơn đó là các mối quan hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ về bản chất. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ được bản chất của sự việc.
Bên cạnh đó quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Cũng như hiểu rõ về hiện tại đang tồn tại của sự vật. Con người cần nhận biết được sự biến đổi kể cả biến đổi đi lên hay các biến đổi đi xuống.
Ví dụ quan điểm toàn diện: Khi bạn nhận xét về một người nào đó thì không thể có cái nhìn phiến diện ở vẻ bên ngoài. Cần chú ý đến các yếu tố khác như bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác, cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét.
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến - cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện
a. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
b. Các tính chất của mối liên hệ
- Tính khách quan: Mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật hiện tượng. Ngay cả những vật vô tri vô giác cũng đang ngày hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác nhau (như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…) tự nhiên, dù muốn hay không, cũng luôn luôn bị tác động bởi các sự vật hiện tượng khác. Đó là tính khách quan của mối liên hệ.
- Ngoài ra, mối liên hệ vốn có tính phổ biến. Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện:
+ Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nàykhông có một quốc gia nào không có quan hệ, liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội và ngay cả Việt Nam ta khi tham gia tích cực vào các tổ chức như ASEAN, hay sắp tưói đây là WTO cũng không ngoài mục đích là quan hệ, liên hệ, giao lưu với nhiều nước trên thế giới.
+ Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất.
c. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện
Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Đó chính là quan điểm toàn diện.
Vì bất cứ sự vật nào, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật hiện tượng ta phải xem xét nó thông qua các mối liên hệ của nó với sự vật khác hay nói cách khác chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính qui luật của chúng.