Quản trị kinh doanh là gì? Cơ hội việc làm rộng mở cho ngành quản trị kinh doanh

Hầu như nhiều người vẫn có suy nghĩ rằng học ngành quản trị xong ra trường là để làm sếp. Tuy nhiên nó lại hoàn toàn sai lầm, học ngành này ra trường làm được ở rất nhiều vị trí và công việc như làm giám đốc, quản lý, nhân viên kinh doanh, marketing, phân tích tài chính… Vậy Quản trị kinh doanh là gì? Cơ hội nào cho người học ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là gì

Với bài viết này, bạn đọc sẽ có được một cái nhìn mới tổng quan hơn về ngành quản trị kinh doanh là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là khái niệm rộng, để hiểu rõ khái niệm này trước tiên ta cần hiểu quản trị là gì? và kinh doanh là gì? Quản trị nói chung theo tiếng Anh là "Management" vừa có nghĩa là quản lý, vừa có nghĩa là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Có rất nhiều khái niệm về quản trị, đó là: “Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức”, “Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động”, “Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển”. Còn kinh doanh có khái niệm đơn giản hơn, được hiểu là hoạt động kinh tế của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Quản trị kinh doanh là gì?

Như vậy, ghép lại hai khái niệm vào với nhau ta có thể hiểu quản trị kinh doanh là thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Trong hoạt động kinh tế kinh doanh, mục đích cuối cùng được đặt ra chính là tạo ra nguồn thu lớn cho tổ chức, phát triển tổ chức và mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Hoạt động quản trị kinh doanh là đảm bảo đạt được các mục đích trên. Quản trị kinh doanh không can thiệp và quản trị toàn bộ một tổ chức, mà chỉ hướng đến thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, và phát triển công việc kinh doanh của công ty, tổ chức. Những hoạt động có liên quan bao gồm xây dựng các quy trình kinh doanh, hệ thống kinh doanh, kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tối đa hoá hiệu suất để tạo thêm nguồn thu từ hoạt động kinh doanh. Điều quan trọng hơn trong quản trị kinh doanh là đề ra được chiến lược, chiến thuật, hoạch định để đưa công ty/tổ chức phát triển trong tương lai.

Đặc điểm của ngành quản trị kinh doanh.

Đặc điểm của ngành quản trị kinh doanh.

  1. Đặc điểm chung ngành quản trị kinh doanh

Với xã hội hiện đại ngày nay, vai trò của nền kinh tế và các hoạt động kinh doanh ngày càng được chú trọng, đề cao và phát triển. Kinh tế phát triển thì đất nước đó mới phát triển. Hoạt động kinh doanh trên thế giới ngày nay cực kỳ rộng lớn và sôi động. Riêng Việt Nam có thể thấy đã có hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Hoạt động kinh doanh không đơn giản là đi bán một sản phẩm thu tiền về, mà là một quá trình phức hợp chịu sự chi phối bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau, của việc quản trị, chiến lược và nhiều yếu tố khác. Một tổ chức,công ty phát triển tốt, đòi hỏi hoạt động kinh doanh phải thật sự tốt và hiệu quả. Muốn vậy đòi hỏi phải kiểm soát toàn bộ các quá trình kinh doanh, tối ưu hoá được hệ thống, tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu... Ngành quản trị kinh doanh ra đời để đáp ứng được các yêu cầu trên. Với một hệ thống cơ sở lý luận khoa học chuyên sâu, cùng với mức độ rộng lớn của hoạt động kinh tế, ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành phổ biến và truyền thống của thế giới.

Ngành quản trị kinh doanh đòi hỏi rất nhiều những tố chất như năng động, tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán, có tư duy logic, nhạy bén, có khả năng thuyết phục, giao tiếp tốt, chịu được áp lực cao, thích môi trường cạnh tranh, quan tâm đến những biến động của nền kinh tế, đam mê lĩnh vực kinh doanh thì ngành quản trị kinh doanh sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Có thể những tố chất liệt kê ở đây bạn sẽ cảm thấy khó mà để có được, thế nhưng không chỉ riêng quản trị kinh doanh mà bất cứ ngành nghề nào ngày nay để có thể đứng vững trong xã hội đều cần có những tố chất thiết yếu đó.  

  1. Những chuyên ngành của quản trị kinh doanh.

Tại những trường khác nhau mà ngành quản trị kinh doanh lại được chia và đào tạo thành từng chuyên ngành khác nhau. Ở các trường đại học Việt Nam, ngành quản trị kinh doanh về cơ bản, mặt bằng chung thì chủ yếu sẽ đào tạo các chuyên ngành như sau: Chuyên ngành quản lý doanh nghiệp chuyên về kỹ năng quản lý, có kiến thức rộng về kinh tế và chuyên sâu về quản trị kinh doanh, năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp. Chuyên ngành quản trị chất lượng chuyên về lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng và chỉ đạo thực hiện tại các công ty, xây dựng một chính sách hợp lý về chất lượng.Chuyên ngành thương mại chuyên về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế. Chuyên ngành kinh doanh quốc tế chuyên về kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, có cái nhìn toàn cầu, có khả năng đàm phán, phân tích, tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng giữa các thị trường. Chuyên ngành ngoại thương đào tạo nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế và chính sách ngoại thương. Chuyên ngành marketing đào tạo cử nhân kinh tế có tham gia tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, từ đó vạch ra các chiến lược marketing cho các doanh nghiệp...

Những chuyên ngành của quản trị kinh doanh.

  1. Những kiến thức môn học và kỹ năng cần có của ngành quản trị kinh doanh.

Sinh viên khi theo học ngành quản trị kinh doanh sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, chính sách giá, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu,…

Bên cạnh đó, sinh viên cần phải tự trang bị cho mình khả năng tiếng Anh và Kỹ năng mềm tốt. Đây chính là yếu tố làm nên sự bản lĩnh, tự tin cho sinh viên khi làm việc cho doanh nghiệp đa quốc gia ở Việt Nam và nước ngoài. Những sinh viên vun đắp mơ ước xây dựng doanh nghiệp của riêng mình sẽ có nhiều thuận lợi trên thị trường kinh doanh cạnh tranh trước xu thế kinh tế mở cửa.

Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực kinh tế nói chung hoặc quản trị kinh doanh nói riêng là: nắm vững kiến thức tự nhiên, xã hội, kiến thức kinh doanh; thành thạo ngoại ngữ và tin học; có khát vọng làm giàu chính đáng, đạo đức kinh doanh; tư duy sáng tạo; có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro.

Cơ hội việc làm khi học ngành quản trị kinh doanh.

Không giống như các ngành kỹ thuật khác sẽ chuyên về một mảng nhất định thì quản trị kinh doanh lại là ngành học rộng nhưng không sâu, biết rất nhiều nhưng thực sự không giỏi hay sâu sắc một mảng nào cả. Với quản trị kinh doanh bạn phải thật đa di năng, phải có kiến thức về tài chính, kế toán, rồi cả marketing, kỹ năng bán hàng… Vì thế mà nhiều sinh viên ngành quản trị kinh doanh đôi khi sẽ cảm thấy mông lung về nghề nghiệp sau khi ra trường. Điều duy nhất khiến bạn có thể tồn tại và phát triển là phải năng động và tích lũy thật nhiều.

Thực tế, sinh viên học quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp có thể làm rất nhiều nghề. nhiều vị trí, thậm chí nhiều lĩnh vực khác nhau. Hầu hết các tổ chức đều có hoạt động kinh doanh, và với một lượng lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam, cơ hội nghề nghiệp là không nhỏ. Với các kiến thức về chuyên môn, cùng các kỹ năng, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức. Các công việc cụ thể như: Chuyên viên phụ trách việc xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị; tìm kiếm thị trường kinh doanh; kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoặc của doanh nghiệp do chính bạn tự tạo lập và điều hành; chuyên viên làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau như phòng hành chính – nhân sự, phòng kinh doanh, phòng marketing,…tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ; giảng viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Cơ hội việc làm khi học ngành quản trị kinh doanh.

Cơ hội việc làm vẫn luôn rộng mở đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Với kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên ra trường hoàn toàn có thể kiếm cho mình một công việc hằng mơ ước dù có khó khăn trong thời buổi yêu cầu kinh nghiệm nghề nghiệp cao, lâu năm. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là ít kinh nghiệm sẽ không có việc làm. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên hãy tích lũy kinh nghiệm bằng cách tham gia các câu lạc bộ, hoạt động, sự kiện hay dự án liên quan đến chuyên ngành của mình hay đăng ký tham gia các chương trình thực tập, giám sát mại vụ ở các tổ chức, doanh nghiệp. ​

Tuy nhiên, điều cần luôn luôn nhớ và thực hiện trước tiên là để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này, bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội. Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.