R&D là gì ? Những điều bạn chưa biết về R&D

Với các doanh nghiệp sản xuất cụm từ R$D là thuật ngữ quen thuộc và phổ biến. Nhưng có lẽ với nhiều bạn sinh viên mới ra trường hay có hứng thú với ngành nghề này chắc hẳn sẽ còn nhiều thắc mắc về “R$D”. Vậy R&D là gì ?

R&D là gì ? Những điều bạn chưa biết về R&D

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bộ phận R&D là gì trong doanh nghiệp.

R&D là gì?

Đầu tiên “R&D” là một thuật ngữ tiếng Anh, được ghép lại và viết tắt đi của hai chữ Research & Development, có nghĩa là: nghiên cứu và phát triển.Đây là thuật ngữ chuyên  ngành gây khó hiểu với những bạn nào chưa từng nghe qua hay chưa từng tiếp xúc với ngành nghề này. R$D là quá trình khám phá nghiên cứu và đào sâu nguồn tri thức một cách sáng tạo không ngừng để phát triển các sản phẩm dịch vụ đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.

R&D là gì?

R&D tại Việt Nam

Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có một bộ phận (hoặc phòng) R&D. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Cũng chính vì sự “áp đặt” nhiệm vụ khá hạn hẹp này mà nhiều phòng R&D của doanh nghiệp Việt Nam chưa làm hết chức năng cần có của một đơn vị nghiên cứu và phát triển theo đúng nghĩa, dẫn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế, bó hẹp trong khuôn khổ sản phẩm thuần túy, cứng nhắc, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện nhiều công ty trong và ngoài nước được đầu tư bài bản để làm sản phẩm, rất nhiều công ty trong số đó đã thành lập bộ phận R&D. Một thực tế mà tôi quan sát được liên quan đến R&D là: Việc làm trong mảng R&D hiện rất nhiều, các công ty triển khai R&D có nhu cầu rất lớn về nhân lực làm nghiên cứu và phát triển sản phẩm và chào mời mức đãi ngộ rất hấp dẫn so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này hiện tại dường như chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà tuyển dụng.Đặc biệt về chất lượng của nhân sự chưa cao trong ngành nghề này.

Nhu cầu cho ngành nghề này tại Việt Nam hiện nay rất cao, tuy nhiên hầu như chưa có trường Đại học kỹ thuật nào ở Việt Nam có chuyên ngành đào tạo “Nghiên cứu và phát triển” đúng nghĩa. Chính vì điều này mà hầu hết các kỹ sư R&D được tuyển dụng chỉ có nền tảng về điện, điện tử, cơ khí, mỹ thuật công nghiệp… Khi vào làm việc, họ sẽ phải đầu tư thời gian để tự học hỏi, tìm hiểu về quy trình nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Vì thế mà những bạn sinh viên nào đam mê và mong muốn trở thành kỹ sư R&D nhanh thạo việc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, hãy đầu tư thời gian tham gia các chương trình nghiên cứu về chuyên ngành để trang bị cho mình những kiến thức, nền tảng thật vững chắc để nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc trong doanh nghiệp

R&D tại Việt Nam

Về mặt ngữ nghĩa, R&D bao gồm R (Research – Nghiên cứu) và D (Development – Phát triển). Research có mục đích tìm ra các công nghệ mới, sản phẩm mới những dịch vụ mới từ đó khám phá về mặt nền tảng để đưa vào phát triển sản phẩm dịch vụ. Vì thế, làm Research rất khó, đòi hỏi nền tảng khoa học, kỹ thuật công nghệ cao, sự tổ chức bài bản, và đầu tư dài hạn với số vốn cực lớn. Đặc biệt đầu óc phải cực kỳ sáng tạo không ngừng.

Chính vì thế, ở Việt Nam, các doanh nghiệp làm R&D hầu hết tập trung vào D – Development. Development có mục đích tiếp thu, tận dụng những công nghệ đã có (từ R hoặc từ nguồn khác) để tổ chức, sắp xếp, tích hợp, thiết kế để làm ra sản phẩm.

Và, nhu cầu về nhân sự R&D ở Việt Nam chính là nhu cầu về nhân sự có nền tảng kỹ thuật (để làm R, khi cần) và có hiểu biết về Product Development (để làm D).

Ở Việt Nam, có rất nhiều công ty có bộ phận R&D. Những công ty lớn ngành Kỹ thuật Công nghệ có thể kể đến là Viettel, VNPT,... Những công ty sản xuất hàng tiêu dùng cũng đầu tư rất mạnh vào R&D. Ví dụ như: Panasonic Appliances Vietnam, Vinamilk, Thiên Long,...và quá nhiều những đơn vị khác.Đây là một trong những ngành nghề có cơ hội việc làm rất lớn. Nếu bạn là người sáng tạo đam mê nghiên cứu tìm tòi những điều mới thì R$D chắc chắn sẽ là công việc khiến rất nhiều bạn muốn gắn bó.

Mục đích của R&D

Nghiên cứu - phát triển sản phẩm (Product R&D)

Đây là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần túy về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Chẳng hạn, sản phẩm nước mắm làm từ cá hồi, bột nêm làm từ rong biển, trà thảo mộc đóng chai, trà sữa đóng chai,… Hoạt động nghiên cứu và phát triển này thường chú trọng nhiều đến công thức sản phẩm, thành phần cấu tạo, màu sắc, hương vị, chất liệu, kiểu dáng sản phẩm làm sao có thể thu hút khách hàng nhiều nhất. Vừa giữ chân được khách hàng cũ đồng thời vừa hấp dẫn được những khách hàng mới nhiều tiềm năng. Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn bao gồm cả việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có ngày một tốt hơn .

Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ, chức năng này tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới với nội dung mới, đem lại lợi ích mới. Chẳng hạn như các tour du lịch hay các resort nghỉ dưỡng có nhiều dịch vụ phục vụ mới cho khách du lịch, các trung tâm spa ngày càng có nhiều hình thức cũng như các liệu trình làm đẹp mới để làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Nghiên cứu - phát triển bao bì (Packaging R&D)

Ngoài việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các loại hàng tiêu dùng nhanh, bộ phận R&D còn có chức năng nghiên cứu, phát triển các loại chất liệu bao bì mới (khác với thiết kế kiểu dáng, màu sắc, trang trí, in ấn bao bì - thường do bộ phận marketing đảm nhiệm).

Chẳng hạn một công ty trong ngành nước giải khát tung ra các sản phẩm nước đóng chai  hay, trà sữa đóng chai. Trước tiên họ phải nghiên cứu sử dụng loại chai nào, chất liệu ra sao cho đảm bảo độ an toàn vệ sinh để bảo quản trong một thời gian nhất định. Bộ phận R&D của công ty phải nghiên cứu để chọn một loại chất liệu phù hợp với chi phí hợp lý nhất cho sản phẩm mới này.

Việc nghiên cứu và phát triển bao bì đóng góp rất lớn vào thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều khi, chỉ cần thay đổi chất liệu bao bì, trong khi vẫn giữ nguyên thành phần, chất lượng, số lượng sản phẩm bên trong, mức tiêu thụ sản phẩm đã có thể tăng lên nhiều lần.

Mục đích của R&D

VD: Louis Vuitton

Màu nâu trên bao bì Louis Vuitton vốn được xem là màu sắc nhận diện thương hiệu của hãng trong hơn 13 năm qua. Màu sắc đặc trưng này được các tín đồ thời trang trên khắp thế giới biết đến như một sự khẳng định đẳng cấp với các sản phẩm thời thượng.Tuy nhiên thương hiệu này quyết định đổi màu sắc của tất cả bao bì Louis Vuitton thành màu vàng nghệ với tên gọi là Impérial Saffron và kèm theo dây ruy băng màu xanh Cobalt.  Mẫu thiết kế mới này chính thức đi vào sử dụng vào tháng 7 năm 2016.Các thương hiệu nổi tiếng đặc biệt quan tâm đến việc thiết kế bao bì, đơn giản vì họ hiểu rằng: “Bao bì chính là bộ mặt của thương hiệu. Một bao bì chuyên nghiệp có khả năng tăng gấp 300% doanh số công ty”.

Lâu nay, không ít doanh nghiệp Việt đánh giá thấp vai trò của bao bì thương hiệu, từ đó chưa có sự đầu tư đúng mực cho việc thiết kế và tái thiết kế bao bì. Chú trọng đầu tư thiết kế và thay đổi khi bao bì khi nó trở nên lỗi thời, đó là cách các thương hiệu nổi tiếng đang làm. Nhưng phải thay đổi sao cho phù hợp bởi không ít sản phẩm thay đổi bao bì lại mang lại sự thất bại cho chính họ.

Ví dụ: Tropicana – thương hiệu nước cam nổi tiếng của PepsiCola . Sau 2 tháng ra mắt, doanh số giảm đến 20% khiến thương hiệu này mất đến 30 tỷ đồng và hứng chịu nhiều dư luận trái chiều từ người tiêu dùng. Sau đó, Tropicana đã phải quay lại sử dụng mẫu bao bì ban đầu.Vì sao lại như vậy? Bởi bao bì mới lại thất bại, tại sao vậy? Lý do quan trọng nhất là bao bì mới đã đánh mất toàn bộ yếu tố quan trọng khiến khách hàng nhận ra thương hiệu Tropicana như hình quả cam, ống hút, bố cục…Vậy chúng ta cần lưu ý rằng khi muốn thay đổi bao bì sản phẩm luôn chú ý đến yếu tố nhận diện thương hiệu, không nên thay đổi quá nhiều yếu tố cùng lúc và bao bì mới cần phát triển trên bao bì cũ. Đó mới là sự thay đổi khôn ngoan

Nghiên cứu - phát triển công nghệ (Technology R&D)

Việc nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản phẩm (cả cũ lẫn mới) với chất lượng và giá thành tối ưu cũng là một trong những chức năng quan trọng của bộ phận nghiên cứu và phát triển. Nghiên cứu - phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động  nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ để bắt chước hoặc phát triển công nghệ mới cho mình. Sao cho tìm ra phương án tối ưu cũng như phù hợp nhất cho công ty để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm với chi phí phù hợp nhất.

Nghiên cứu - phát triển quá trình (Process R&D)

Bản chất của chức năng này là nghiên cứu, tìm kiếm các quá trình sản xuất, chế biến, lắp ráp, vận hành,… tối ưu, được thể hiện bằng các quy trình cụ thể mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu suất và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Điển hình cho hoạt động này là việc nghiên cứu để cải tiến, phát triển các quy trình sản xuất (đối với sản phẩm), quy trình phục vụ (đối với dịch vụ), quy trình vận hành (đối với máy móc)…

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bộ phận R&D không thể không chú trọng đến một quy trình thật khoa học, thật hợp lý cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thường được đặt cho một tên gọi rất rõ ràng là “quy trình nghiên cứu - phát triển”. Quy trình này quy định trình tự các bước thực hiện trong hoạt động nghiên cứu - phát triển, mô tả sự phối hợp giữa bộ phận R&D với các bộ phận khác trong doanh nghiệp như marketing, sản xuất, kiểm soát chất lượng, tài chính…; từ việc tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu, phân tích, sản xuất thử, đến sản xuất hàng loạt…

Như vậy, hoạt động nghiên cứu và phát triển cần được hiểu rộng ra, không giới hạn trong khuôn khổ và cứng nhắc của sản phẩm hoặc dịch vụ. Với cách hiểu này, chức năng của một phòng R&D sẽ được mở rộng, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, phát triển để nhờ đó doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực và tiết kiệm chi phí.

Công việc của bộ phận R&D có thể gói gọn như sau:

  • Phân tích & Tổng hợp:

Đây là mảng công việc thường xuyên nhất của bộ phận, khi nhu cầu về nguồn thông tin liên quan đến các dự án mới, các mảng thị trường cần tiếp cận, tất cả các thông tin liên quan đến dự án.

Khi các bộ phận cần thông tin sẽ đưa yêu cầu và R&D  nhanh chóng xác định các nguồn thông tin, chắt lọc và tổng hợp và phân tích thông tin ấy rồi cung cấp lại theo cách dễ hiểu nhất để tiết kiệm thời gian cho các bộ phận phòng ban khi thực hiện các bước tiếp theo của dự án.

  • Nghiên cứu khách hàng

Đối tượng phục vụ chính nhất của Tập đoàn là khách hàng đầu cuối. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu thông tin về khách hàng (bao gồm: độ tuổi, khu vực sinh sống, thu nhập, thói quen, sở thích, đặc trưng văn hóa…) là yếu tố tối cần thiết, để các dịch vụ CSKH được triển khai một cách tốt nhất.

  • Phân tích dữ liệu:

Mỗi ngày các dự án lại có một lượng dữ liệu vô cùng lớn với hàng triệu tương tác với khách hàng. Mỗi một bản ghi cho các dữ liệu này đều có một ý nghĩa nhất định đối với các nhà quản lý. Một trong những lợi thế tạo ra được cho các khách hàng của mình là khả năng phân tích sâu sắc các dữ liệu để đưa đến những báo cáo tổng hợp dễ hiểu và tường minh nhất.

  • Chia sẻ thông tin

Với đặc điểm tiếp xúc liên tục với thông tin, đặc biệt là các nguồn thông tin từ trong nước cũng như nước ngoài và các báo cáo chuyên sâu của các ngành, bộ phận R&D hướng đến việc chia sẻ mọi thông tin nổi bật liên quan đến các dịch vụ của khách hàng.

Nhân viên R$D

Nhân viên R$D

Nhân viên R&D cần phải có những kỹ năng và tố chất gì?

  1. Khả năng về ngôn ngữ: Một trong những nhiệm vụ chính của vị trí này là làm việc được với rất nhiều tài liệu (cả tiếng Anh và tiếng Việt), với những nội dung khác nhau. Do đó, trước hết cần phải có khả năng xử lý ngôn ngữ tốt. Tổng hợp và phân tích một cách khoa học.

  2. Năng động và cởi mở sáng tạo trong tư duy: R&D là bộ phận phải tương tác chi tiết với nhiều bộ phận cùng lúc. Do đó, người làm công tác R&D cần là người nhanh nhẹn, có khả năng điều phối cũng như phản ứng nhanh, tự chủ trong nhiều tình huống.Không ngừng đổi mới sáng tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như người tiêu dùng.

  3. Có tư duy Marketing, hiểu biết về thị trường, về sản phẩm dịch vụ và các đối thủ cạnh tranh.