Retail là gì? Các thuật ngữ liên quan tới retail trong mọi lĩnh vực

Chắc hẳn trong cuộc sống thường ngày bạn đã từng nghe đến từ retail, đặc biệt là những bạn làm trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn đang thắc mắc retail là gì?

retail là gì?

Vậy hãy cùng tìm hiểu retail là gì trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Retail là gì?

Retail là từ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là bán lẻ, mua lẻ. Trong từ điển Cambridge, retail được hiểu là hoạt động bán hàng hóa cho công chúng, thường là ở những cửa hàng. Vì vậy, từ này được bắt gặp khá nhiều trong ngành kinh doanh.

Tùy theo từng trường hợp khác nhau và các cụm từ đi kèm khác nhau mà bạn có thể dịch từ retail theo nghĩa phù hợp.

Retail là gì?

Ví dụ:

The clothing company has six retail outlets in Hanoi. (Công ty quần áo có 6 cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội.)

These snacks retail at 5.000d each (Những gói bim bim bán lẻ 5.000đ một gói)

Retail manager là gì?

Retail manager là những người làm quản lý bán lẻ phụ trách công việc là điều hành các hoạt động tại một cửa hàng, chuỗi cửa hàng hay các phòng ban nhằm cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Người quản lý bán lẻ này phải tìm cách để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu các chi phí và tạo được hệ thống khách hàng lớn mạnh. Các chương trình ưu đãi, trưng bày hình ảnh…cần được đảm bảo hoàn thành theo các tiêu chí của công ty nêu ra đồng thời những nhân viên của công ty đó cần nắm được những tiêu chí này. Mục tiêu chính mà những người quản lý cần hướng tới là đưa đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Tùy vào cơ cấu của từng công ty và cửa hàng khác nhau, nhà quản lý bán lẻ có thể chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực marketing, hậu cần, tài chính và dịch vụ khách hàng.

Retail manager là gì?

Retail audit là gì?

Retail Audit hay còn được gọi là Nghiên cứu Đo lường Bán lẻ, là công cụ hỗ trợ thu thập và phân tích các thông tin về tình hình hàng hóa của thương hiệu tại các cửa hàng bán lẻ như doanh số, xu hướng bán hàng, lượng hàng trong kho, số cửa hàng hiện đang bán, hiệu quả của việc trưng bày và quảng cáo tại cửa hàng, hoạt động của đối thủ cạnh tranh và các khía cạnh liên quan khác. Công cụ này sẽ giúp thương hiệu đo lường được vị trí của mình trong môi trường bán lẻ.

Trade marketers sẽ thu thập các thông số, dữ liệu từ Retail Audit và từ đó có thể đánh giá hiệu quả của chiến lược, rút kinh nghiệm và đưa ra các phương án cải thiện doanh số trong tương lai.

Nếu công ty có đội ngũ trade marketing của riêng mình thì có thể tự thực hiện Retail Audit. Tuy nhiên, phần lớn các công ty bán lẻ tại Việt Nam hiện nay thường thực hiện Retail Audit nhờ vào các công ty nghiên cứu thị trường như Nielsen, TNS, Millward Brown, Ipsos, Cimigo, FTA…

Retail audit là gì?

LS – Retail là gì?

LS Retail là một phần mềm chuyên cung cấp các giải pháp add-on đáp ứng nhu cầu của môi trường bán lẻ trên nền tảng công nghệ Microsoft Dynamics. LS Retail mang đến các giải pháp phần mềm quản lý kinh doanh và hệ thống POS cho các nhà bán lẻ và nhà hàng, khách sạn từ quy mô nhỏ tới lớn trên toàn thế giới. LS Retail tích hợp nhiều chức năng thông minh giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý, vận hành và tạo nên sự khác biệt so với các giải pháp khác trên thị trường.

LS Retail có Các chức năng chính như: Điểm bán lẻ (POS), quản lý cửa hàng, quản lý thông tin khách hàng thân thiết, quản lý đơn hàng, quản lý các mặt hàng. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể phân tích đánh giá được tất cả các hoạt động:

- Cập nhật hoạt động buôn bán mỗi ngày, dễ dàng bổ sung hàng hóa mỗi khi hết hàng, số lượng tồn kho, thống kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

- Tính toán được loại hàng hóa đem đến lợi nhuận cao nhất, loại hàng có doanh số cao nhất, những thay đổi về thị hiếu khách hàng, so sánh kết quả kinh doanh, doanh số, giỏ hàng…

- Thống kê, phân tích báo cáo tài chính, nắm được chi tiết lãi hay lỗ, giải thích bảng cân đối kế toán

- Biết được sẽ cần phải thu khoản nào, phải trả cho khoản nào, đánh giá chỉ số vòng quay tồn kho.

Ngoài ra, với LS Retail, doanh nghiệp bán lẻ sẽ không còn gặp khó khăn trong việc báo cáo tài chính và báo cáo thuế theo đúng mẫu chính phủ quy định. các biểu mẫu báo cáo doanh thu, số dư, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… sẽ được tạo tự động theo đúng chuẩn mực.

Retail price index là gì?

Retail price index hay còn được gọi là Consumer Price Index (CPI) nghĩa là Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sinh hoạt. Chỉ số này được tính theo phần trăm, nó được sử dụng nhằm đo lường, tính toán sự thay đổi trong các mức giá của một nhóm hàng tiêu dùng cụ thể mà một hộ gia đình trung bình mua một cách thường xuyên. Đây chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một số mặt hàng hóa đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ như thức ăn, năng lượng, dụng cụ nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông, chăm sóc sức khỏe, giải trí và giáo dục.

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát

Retail banking là gì?

Retail banking được dịch sang tiếng Việt nghĩa là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đây là một nhóm các dịch vụ tài chính phục vụ quần chúng nói chung, bao gồm: các khoản vay trả góp, thế chấp nhà ở, các khoản vay tín dụng vốn, dịch vụ tiền gửi, và các tài khoản lương hưu cá nhân. Khác với ngân hàng bán buôn và ngân hàng dành cho doanh nghiệp, ngân hàng bán lẻ có lượng công việc lớn với rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh giành giật thị phần. Thẻ tín dụng là một trong những dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại nhiều lợi nhuận nhất của các định chế tài chính.

Retail banking là gì?

Vincom Retail là gì?

Công ty Cổ phần Vincom Retail hay còn được viết tắt là VRE, có tiền thân là Công ty TNHH Vincom Retail được thành lập vào năm 2012. Vincom Retail hoạt động ở hai lĩnh vực chính là cho thuê các Trung tâm thương mại bán lẻ và các dịch vụ liên quan; và đầu tư phát triển và kinh doanh các loại hình bất động sản.

Để tiếp cận nhu cầu của từng nhóm khách hàng khác nhau, CTCP Vincom Retail có mô hình kinh doanh gồm nhiều loại hình trung tâm thương mại khác nhau, đó là Vincom Megamall, Vincom Center, Vincom Plaza và Vincom+.

Vincom Retail đang ngày càng mở rộng vị trí tại các trung tâm tỉnh thành cấp 2 và 3. Đây là một lợi thế lớn của công ty và gần như không có sự cạnh tranh với các đối thủ khác.

Tính đến thời điểm 30/6/2017, VRE đã quản lý, vận hành và cho thuê đến 40 Trung tâm thương mại, ở 21 tỉnh và thành phố khác nhau trên cả nước với tổng diện tích mặt bằng bán lẻ lên đến 1,1 triệu m2. Từ cuối năm 2017, VRE được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).