Rừng là gì? Vai trò và Hiện trạng của rừng hiện nay

“Rừng vàng, biển bạc”, câu nói của Bác Hồ đã ghi dấu trong lòng mỗi con người Việt Nam về ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đất nước ta.  Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về khái niệm “rừng” chưa. Cũng như vai trò của rừng trong đời sống của chúng ta chưa. Rừng có tác dụng vô cùng to lớn đối với mọi mặt của xã hội. Hãy cùng Wikihoidap.org tìm hiểu rõ về giá trị của rừng trong đời sống con người.

Rừng là gì

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Ngoài ra, còn có một cách định nghĩa về rừng khác: Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.

Vai trò của rừng

Rừng cây có tác dụng cân bằng lượng khí CO2 và O2 trên Trái Đất

Rừng điều hòa không khí trong lành: Mọi người đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí Cacbonic (CO2) và sản xuất ra Oxy (O2),… Đặc biệt là trong tình trạng trái đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kỳ quan trọng.

Rừng cây làm giảm thiên tai

Giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất: Vai trò của rừng là đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai. Điều hòa  và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, chúng còn giúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối.

Rừng cây điều hòa khí hậu

Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên.

Rừng cây cung cấp nguyên vật liệu cho con người

 Vai trò của rừng đối trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người:

  • Là nguồn cung cấp củi đốt, nguồn nguyên liệu gỗ.
  • Rừng là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loại động thực vật quý hiếm. Nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Là nguồn gen để nghiên cứu khoa học…

Do đó, mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng.

Bảo vệ rừng

Vai trò của rừng là rất quan trọng trong đời sống, sản xuất, môi trường và xã hội. Tuy nhiên nạn khai thác rừng bừa bãi hiện nay vẫn đang diễn ra từng ngày. Nhiều người vì các lợi trước mặt mà bỏ qua lợi ích lâu dài mà rừng đã và đang đem lại.

Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá sẽ khiến lũ lụt xảy ra liên miên. Làm xói mòn đất khiến người dân mất của thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Các loại cây trồng trong rừng bị chặt phá khiến các loài động vật mất đi chỗ trú ngụ. Bên cạnh đó nạn đốt phá rừng làm nương rẫy cũng khiến diện tích rừng bị suy giảm trầm trọng.

Do vậy chúng ta cần bảo vệ rừng bằng những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ vai trò của rừng. Vùng thường xuyên bị bão lũ, thiên tai cần trồng rừng đầu nguồn. Ngoài ra, cần tích cực phủ xanh đất trống đồi trọc. Đặc biệt, với nạn phá rừng, Nhà nước cần phải có các chính sách xử phạt nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.

Hiện trạng rừng hiện nay

Theo đó, đến ngày 31/12/2018, diện tích đất có rừng toàn quốc là 14.491.295 ha, trong đó: rừng tự nhiên 10.255.525 ha, rừng trồng 4.235.770 ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn quốc là 13.785.642 ha, tỷ lệ che phủ là 41,65%.

Thực trạng nạn chặt phá rừng ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 – 2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại là do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt.

Tính đến tháng 09/2017, diện tích rừng bị chặt phá là 155,68 ha và 5364,85 ha diện tích rừng bị cháy.

Thực tế, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.