-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Sán lá gan là gì? Triệu chứng của bệnh sán lá gan và Cách phòng tránh
Giun sán là một trong các tác nhân gây bệnh ở người phổ biến nhất, điển hình là ở các cơ quan tiêu hóa. Triệu chứng bệnh gây ra tạo nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, vậy sán lá gan là gì? Biểu hiện bệnh ra sao? Và các phòng tránh như thế nào? Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu nào.
Danh mục nội dung
Sán lá gan là gì? Cấu tạo của sán lá gan
Sán lá gan gồm các loài động vật ký sinh. Các thành viên chi này thuộc Họ Sán lá gan. Chúng gây ra bệnh sán lá gan. Chúng là các loài ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê... Có hai loại sán lá gan khá phổ biến là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Sán lá gan được coi là động vật gây ra bệnh sán lá gan ở các loài động vật ăn cỏ tại châu Á và châu Phi. Tại một số quốc gia, tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 80-100%. Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên mắt và lông bơi bị tiêu giảm.
Sán lá gan sống ở đâu?
Sán lá gan sống trong cơ thể người, chủ yếu ở gan và đường mật. Nhiễm sán lá gan là một bệnh lý mãn tính, có thể kéo dài hàng chục năm, bao gồm nhiễm sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.
Những người bị nhiễm sán lá gan nhỏ phân bố nhiều nơi trên thế giới. Loại sán Opisthorchis viverrini gây bệnh cho khoảng 3 triệu người dân các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và miền Nam nước ta. Trong khi đó, Clonorchis sinensis là loại sán lá gan nhỏ phân bố chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và các tỉnh miền Bắc nước ta. Bệnh sán lá gan nhỏ phân bố trải dài từ bắc vào nam ở Việt Nam, ghi nhận có khoảng 21 tỉnh thành, tỷ lệ nhiễm thay đổi theo từng vùng, cao nhất ở Bình định, Phú Yên, Nam Định, Ninh Bình.
Nhiễm sán lá gan lớn loài Fasciola hepatica thường gặp ở châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi; trong khi loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở châu Á. Ở nước ta, Sán lá gan lớn gặp nhiều hơn sán lá gan bé với khoảng hơn 40 tỉnh thành, cao nhất ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm sán lá gan là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán lá gan bao gồm:
- Đau ở trên góc phần tư bên phải của bụng;
- Sốt (không liên tục);
- Gan sưng to, có thể đau hoặc không đau;
- Khó chịu (một cảm giác chung của tình trạng không khỏe);
- Giảm cân không rõ nguyên nhân;
- Da tái xanh.
Phát ban (nổi mề đay) xuất hiện trong khoảng 20% trường hợp. Các triệu chứng khác như chóng mặt và đổ mồ hôi cũng có thể xảy ra khi mắc bệnh sán lá gan, điều này chủ yếu gặp ở trẻ. Nốt dưới da và thở khò khè có thể xảy ra khi sán cư trú ở các cơ quan khác.
Người bị nhiễm trùng do ăn gan sống của động vật bị nhiễm bệnh có thể bị đau họng nặng và sưng thanh quản. Những người bị viêm ống mật có thể gặp triệu chứng đau bụng nghiêm trọng cùng với sốt dai dẳng và vàng da.
Người bị bệnh viêm tụy có thể gặp phải các triệu chứng nặng hơn như đau bụng nặng, sốt, buồn nôn và nôn mửa, điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh
Sán lá gan được chia làm hai nhóm: sán lá gan lớn và sán lá gan bé.
- Sán lá gan nhỏ có 3 typ bao gồm: Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus
- Sán lá gan lớn có 2 typ bao gồm: Fasciola hepatica; Fasciola gigantica.
Đặc điểm sán lá gan lớn:
- Đây là loại ký sinh trùng có hình dạng giống chiếc lá, thân hình dẹt nên được gọi là sán lá gan. Sán lá gan lớn có kích thước to gấp nhiều lần so với sán lá gan bé, khoảng 30 x 10-12mm. Các cá thể sán lá gan cùng mang cơ quan sinh dục nam và nữ trên một cơ thể nên được xếp vào nhóm lưỡng giới.
- Trứng sán được thải ra môi trường bên ngoài có vỏ mỏng nên rất dễ hỏng. Môi trường nước là điều kiện cần có để trứng phát triển thành ấu trùng và sán trưởng thành để gây bệnh. Ở môi trường trên cạn, dưới tác động của ánh nắng mặt trời, cả trứng và con sán trưởng thành đều rất dễ chết, khó có thể tồn tại được.
- Sán lá gan lớn lây nhiễm chính cho các động vật ăn cỏ như cừu và gia súc. Nhiễm sán lá gan lớn ở người chỉ là ngẫu nhiên do người bệnh ăn phải các loại rau sống mọc dưới nước như xà lách xoong, rau cần, rau ngổ hay uống phải nguồn nước nhiễm bẩn. Vật chủ chính của sán lá gan nhỏ bao gồm con người, chó mèo, rái cá,..
Phòng ngừa bệnh Sán lá gan
Ngoài ra, sau khi đã được về nhà, người bệnh cần phải chú ý:
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn tiết canh, ăn sống các loại gan của các loài gia súc, các loại rau trồng ở dưới nước sau khi mua về nên ngâm nước muối và được nấu chín kỹ,…
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Không ăn trái cây và rau quả được trồng gần đồng cỏ chăn thả gia súc;
- Nấu chín các loại thực vật tươi sống như cải xoong trước khi ăn;
- Ngâm thực vật tươi được ăn sống trong dung dịch axit axetic 6% trong 5 đến 10 phút.