SCM là gì? SCM có cấu trúc, lợi ích như thế nào?

Những thuật ngữ kinh tế mỗi lúc xuất hiện càng nhiều, SCM là cụm từ đang được xuất hiện nhiều những năm gần đây.  Người ta bàn về rất nhiều vấn đề về nó. Nào là   việc thiết lập các giải pháp SCM, các bộ phần mềm SCM,… Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết về nó. SCM là gì? Ứng dụng ra sao? Lợi ích, rủi ro khi thực hiện như thế nào?

SCM là gì

SCM là gì? Ứng dụng ra sao? Lợi ích, rủi ro khi thực hiện như thế nào?....Vậy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây, những câu hỏi mà bạn đặt ra sẽ có lời giải đáp.

SCM là gì?

SCM là từ viết tắt của Supply Chain Management:  Quản lý dây chuyền cung ứng là hệ thống cho phép quản trị tại các nhà máy và trong cả hệ thống các điểm cung cấp của một công ty cho khách hàng.
 

SCM là gì?


Ngoài ra, dưới đây bạn có thể hiểu thêm về SCM thông qua 2 định nghĩa sau:

“Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là mạng lưới các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết ngược và xuôi, trong các quy trình và hoạt động khác nhau tạo ra giá trị dưới dạng sản phẩm và dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng”
Theo Martin Christopher- Giáo sư về Logistics và chuỗi cung ứng của Trường Quản lý Cranfield (Cranfield School of Management).

“Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) đề cập đến việc phối hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa những người tham gia trong chuỗi cung ứng để đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa khả năng đáp ứng hiệu quả cho thị trường được phục vụ”

Theo Michael Hugos- tác giả của cuốn sách “Essentials of Supply Chain Management”, đồng thời là CIO của công ty Network Services.

SCM bao hàm tất cả các hoạt động, quy trình Logistics giữa các bộ phận và giữa các công ty với nhau. SCM là sự phối kết hợp các công việc nghệ thuật, khoa học sao cho cải thiện các hoạt động từ đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty.

Các mô hình dây chuyền cung ứng:

Các mô hình SCM  được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp.

  • Mô hình đơn giản: Một công ty sản xuất sẽ thuộc loại hình này khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp. Và sau đó họ  tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng. Chỉ qua một công đoạn là xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất (single-site).

  • Mô hình phức tạp: Để hoàn thiện sản phẩm cuối cùng thì doanh nghiệp sẽ làm rất nhiều công đoạn khác nữa so với mô hình đơn giản như: mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện. Những công ty này sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến khách hàng hoặc thông qua nhiều kênh bán hàng khác và  bao quát nhiều địa điểm (multiple-site) với sản phẩm, hàng hóa tại các trung tâm phân phối được bổ sung từ các nhà máy sản xuất.

Ứng dụng của SCM là gì?

  • Để theo dõi việc lưu hành của sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng

  • Để quản lý các yêu cầu, nhà kho, lưu vận, lưu hành, các yêu cầu liên quan khác

  • Quản lý các cách sản phẩm đến được với khách hàng cuối cùng như thế nào.

  • Tối ưu hóa chuỗi cung cấp, quản lý các biến cố, quản lý tồn kho, quản lý RFID, quản lý lưu hành.Ứng dụng của SCM là gì?

  • Ngoài ra, SCM còn quản lý thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp.

Cấu trúc của SCM như thế nào?

Một hệ thống quản trị chuỗi cung cấp gồm tối thiểu gồm 3 yếu tố sau:

  • Nhà cung cấp: các công ty bán sản phẩm hay dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm,….

  • Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng các nguyên liệu đầu vào dựa trên các quy trình công nghệ hiện đại hay thủ công...để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

  • Khách hàng: người sử dụng sản phẩm do đơn vị sản xuất làm ra.

Chuỗi cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Mỗi thành phần là một nhóm chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng.

1. Sản xuất:

Các công việc cần quan tâm là: Sản xuất cái gì, làm như thế nào để tạo ra sản phẩm và vào lúc nào. Việc sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào chúng được sản xuất cũng là việc cần được quan tâm trong giai đoạn này. Các nhà quản trị cần cân bằng giữa khả năng thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

2. Vận chuyển

Đây là một bộ phận quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cũng như đảm bảo sản xuất được kịp thời. Câu hỏi cần đặt ra: Làm thế nào để đưa hàng hóa ở giai đoạn sản xuất đến khách hàng, và thời gian sẽ như thế nào.

Làm thế nào để vận chuyển hàng hóa?

Có 6 phương thức cơ bản:

•    Đường bộ: nhanh, thuận tiện.

•    Đường sắt: rẻ, thời gian trung bình nhưng  địa điểm giao nhận bị giới hạn.

•    Đường biển: rẻ nhưng thời gian vận chuyển dài, về địa điểm giao nhận thường bị giới hạn

•    Đường hàng không: nhanh nhưng giá thành cao

•    Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, về loại hàng hoá vận chuyển  bị giới hạn chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh….

•    Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá chỉ dành cho hàng hóa là chất lỏng, chất khí..

3. Tồn kho

Yếu tố tồn kho ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Số lượng tồn kho thể hiện hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu tồn kho ít  đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiêu thụ được gần như tối ưu lượng sản phẩm sản xuất ra và ngược lại

4. Định vị

Chính là việc các nhà quản trị sẽ  xác định xem sẽ tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu, đâu là nơi tiêu thụ tốt nhất.

Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

5. Thông tin

Thông tin chính là  thành phần không thể thiếu, là cơ sở để ra quyết định cho hệ thống quản lý cung ứng SCM. Thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác và ngược lại. Chính vì vậy, nhà quản trị cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và lựa chọn những thông tin cần thiết nhiều nhất có thể.

Lợi ích và rủi ro khi sử dụng SCM:

Lợi ích:

  • Nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty khi có sự kết hợp giữa các nhà cung cấp với nhau.

  • Nâng cao dịch vụ khách hàng

  • Giảm chi phí lưu kho sản phẩm và giảm tồn kho tối đa cho doanh nghiệp.

  • Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.Từ đó, nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu.

  • Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và giảm các yếu tố các loại tác động đến khách hàng.

Rủi ro:

  • Khi lựa chọn một hệ thống SCM nhưng nếu sai  thì từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, từ khâu nguyên liệu sản xuất đến khâu hệ thống phân phối.

  • Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện có thể dẫn tới sự xáo trộn không phân tích nổi.

  • Nếu SCM không tương thích với các công cụ quản trị như các phần mềm kinh doanh, hệ thống sổ sách mà doanh nghiệp đang sử dụng có thể dẫn đến việc phá hủy toàn bộ hoạt động kinh doanh.
    Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về SCM mà bạn đang tìm hiểu. Chúc các bạn có một ngày làm việc, học tập hiểu quả. Cảm ơn vì đã theo dõi.