Server là gì? Những thông tin cần lưu ý khi sử dụng server

“Chào mọi người, hiện tại em vừa mới được nhận vào làm việc ở một công ty, và công ty em sử dụng server để quản lý thông tin. Thật sự em rất ngại khi nói chuyện với đồng nghiệp bởi vì kiến thức về công nghệ thông tin của em rất hạn chế. Nên hôm nay em nhờ mọi người giải đáp giúp em server là gì và những thông tin cần lưu ý khi sử dụng server mà chúng ta nên biết với ạ! Em cám ơn mọi người!”

Server là gì? Những thông tin cần lưu ý khi sử dụng server

Chắc hẳn ai khi sử dụng máy tính và mạng internet cũng đã ít nhất một lần nghe đến server. Đây là một khái niệm không hề mới lạ nhưng chưa chắc ai cũng nắm và hiểu hết về nó. 
Với những thắc mắc trên, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp cho các bạn hiểu server là gì cũng như những thông tin cần lưu ý khi sử dụng server. Hi vọng nó sẽ mang lại cho các bạn những thông cần thiết nhất!

Server là gì?

Server còn được gọi là máy chủ, là một hệ thống bao gồm phần mềm và phần cứng của máy tính dùng để đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau. Máy chủ có thể đảm nhận một lúc nhiều chức năng như tính toán hoặc chia sẻ dữ liệu. 

server là gì

Mô hình hoạt động chủ yếu của máy chủ là client – server, trong đó server chính là các chương trình máy tính đang hoạt động để phục vụ cho yêu cầu của các chương trình khác, được gọi là client (khách hàng). Các hệ thống như trang web, email đều sử dụng mô hình client – server này. 
Ngoài mô hình client – server thông dụng như trên còn có một mô hình thay thế khác, đó chính là peer – to – peer. Mô hình này có thể làm cho các máy tính hoạt động như client hoặc server nếu cần thiết.
Trên đây là những lí giải giúp cho các bạn hiểu được phần nào về câu hỏi server là gì. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hệ thống này, chúng ta cần phải tìm hiểu thêm những thông tin liên quan. 
Chỉ có như vậy thì việc sử dụng server mới diễn ra suôn sẻ và mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng. Phần tiếp theo của bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những thông tin cần chú ý khi sử dụng một server, các bạn chú ý nhé!

Server gồm những loại nào?

Hiện nay có rất nhiều loại máy chủ khác nhau phù hợp để phục vụ nhiều chức năng khác nhau. Có thể kể ra một số loại máy chủ điển hình như:
Máy chủ dữ liệu: Database servers
Máy chủ mail: Mail servers
Máy chủ file: File servers
Máy chủ web: Web servers
Máy chủ in: Print servers
Máy chủ trò chơi: Game servers
Máy chủ ứng dụng: Application servers

Tuy nhiên, nếu dựa vào phương pháp chế tạo server thì có thể chia thành 3 loại máy chủ thường gặp như sau:

Máy chủ riêng: 

Còn được gọi là Dedicated, loại máy chủ này được hỗ trợ bởi các thiết bị riêng biệt như HDD, CPU, RAM… và được chạy trên phần cứng. Nếu muốn nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ đòi hỏi người dùng thay đổi những phần cứng của máy chủ. 
Nên lưu ý rằng, những người có chuyên môn về công nghệ thông tin hoặc có kiến thức về máy chủ thì mới có thể đảm bảo hoàn thành được công việc này một cách tốt đẹp vì nó thực sự khó khăn và đòi hỏi sự khéo léo từ người thực hiện.

Máy chủ ảo: 

Còn được gọi là Virtual Private Server, máy chủ ảo là loại máy chủ được tách ra từ máy chủ vật lý. Bằng việc sử dụng công nghệ hóa ảo, người ta có thể tách ra nhiều máy chủ ảo khác nhau, những máy chủ được tách này có cùng chức năng với máy chủ vật lý.

Máy chủ đám mây: 

Còn được gọi là Cloud Server, đây là loại máy chủ được tạo ra nhờ sự kết hợp từ những máy chủ vật lý gốc khác nhau. Loại máy chủ này có đặc điểm là được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới,có tên gọi là điện toán đám mây.

Cách hoạt động và mục đích của server

Cách hoạt động: 

Với hệ thống client – server, ngày nay thường xuyên được thực hiện bởi một mô hình có tên gọi request – respone, hay còn gọi là yêu cầu  phản hồi. Với mô hình này, một khi khách hàng gửi yêu cầu đến máy chủ thì ngay lập tức nó sẽ thực hiện một số thao tác rồi gửi lại phản hồi cho khách hàng. 
Cách hoạt động này giúp cho server đáp ứng được yêu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, tạo nên sự tiện lợi trong việc tối ưu hóa các hoạt động. Đó là lí do vì sao ngày nay có rất nhiều người sử dụng server để phục vụ cho công việc của mình.

Mục đích của server: 

Nếu nói chung về tất cả các máy chủ thì chúng ta có thể hiểu rằng mục đích của nó chính là việc chia sẻ dữ liệu cũng như phân chia công việc. Tuy nhiên, mỗi một loại máy chủ lại có một mục đích riêng. Có thể nêu ra cụ thể như sau:

Máy chủ ứng dụng: 

Cho phép người sử dụng có thể sử dụng nó mà không cần phải cài đặt thêm bất cứ một bản sao nào khác

Máy chủ web: 

Là nơi lưu trữ các web

Máy chủ in: 

Có mục đích chia sẻ với một hoặc nhiều máy in trong hệ thống đã được kết nối

Máy chủ file: 

Dùng để chia sẻ file và folder

Vai trò của server mà chúng ta cần biết

server là gì

Với thiết kế để có thể sử dụng liên tục trong một thời gian dài, server có thể hoàn thành tốt vai trò chính của mình đó chính là việc cung cấp, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu liên tục đến các máy trong hệ thống thông qua mạng internet. Đây chính là vai trò nòng cốt của một server. 
Đối với mỗi cá nhân người sử dụng, server có vai trò quan trọng trong việc giúp người dùng sắp xếp những công việc của họ. Nó có thể là nơi lưu trữ, vận hành dữ liệu giúp cho người dùng có thể quản lý thông tin, ví dụ điển hình nhất là sự quản lý của máy chủ tại các tiệm internet.
Đối với các công ty hay doanh nghiệp, server chính là một bộ phận cực kỳ quan trọng để lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành hệ thống phần mềm của công ty, doanh nghiệp đó. 
Kết luận: Những thông tin cần lưu ý khi sử dụng server đã được chúng tôi giới thiệu trong bài viết này. Bây giờ các bạn đã có thể hiểu server là gì cũng như những thông tin liên quan về nó. 
Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong lúc làm việc với máy chủ. Để tìm hiểu kỹ hơn về server, các bạn có thể truy cập vào những bài viết có nội dung liên quan để có thể nắm được những thông tin hữu ích khác. Chúc các bạn thành công!