Sinh quyển là gì? Một số khu dự trữ sinh quyển trên thế giới và Việt Nam

Sinh quyển là gì? Sức ảnh hưởng to lớn của sinh quyển đến môi trường và đời sống con người? Các khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu nhé!

Sinh quyển là gì?

Sinh quyển là một phần của Trái Đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển (có thể sâu tới 11 km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển. Sinh quyển thường được hiểu gắn liền với Trái Đất. Sinh quyển của Trái Đất bao gồm các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm,... từ sinh vật đơn bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa cao.

Nói cách cụ thể hơn, sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc giới hạn phân bố của sinh vật.

- Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển (22km).

- Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất > 11km) ; ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hoá.

Tuy vậy, sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.

Như vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.

Các khu dự trữ sinh quyển lớn trên thế giới

Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng. Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận.

  •  Công viên Quốc gia Pinnacles ở Mỹ. Đây là công viên quốc gia mới nhất ở vùng trung tâm California của Mỹ.
  • Vùng Dự trữ sinh quyển Patagonia – Chile. Có diện tích khoảng 660.000 ha nằm trên đỉnh núi Ranchland.
  • Công viên Quốc gia Wakhan – Afghanistan. Khu dự trữ sinh quyển này được xây dựng với sự trợ giúp của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã New York.
  • Khu Dự trữ sinh quyển Kimberlay – Australia. Đây là một khu bảo tồn với tổng diện tích lên tới gần 5 triệu ha.
  • Khu Dự trữ sinh quyển HunsruckHochwald – Đức. Đây là một công viên tự nhiên mới nhất của châu Âu, là môi trường sống quan trọng của loài cò đen, hổ, báo và sư tử.

Các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam

Việt Nam được Ủy ban Sinh quyển và Con người thuộc UNESCO công nhận 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới gồm:

  • Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2000. Ranh giới thuộc Cần Giờ, (Tp HCM).
  • Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, 2004. Ranh giới thuộc huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng)
  • Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, 2004. Ranh giới thuộc 5 huyện của 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
  • Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006. Ranh giới thuộc tỉnh Kiên Giang.
  • Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007. Ranh giới thuộc tỉnh Nghệ An.
  • Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, 2009. Ranh giới thuộc tỉnh Cà Mau.
  • Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009. Ranh giới thuộc tỉnh Quảng Nam.
  • Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, 2011. Ranh giới thuộc 5 tỉnh Đồng Nai, Lâm Ðồng, Bình Phước, Bình Dương và Đăk Nông
  • Khu dự trữ sinh quyển Langbian, 2015. Ranh giới thuộc tỉnh Lâm Đồng.