SME là gì? Những vấn đề xoay quanh SME?

Dạo gần đây em có thường xuyên xem chương trình “Thương vụ bạc tỷ”, và bắt gặp khái niệm doanh nghiệp SMEs. Em vô cùng thắc mắc không biết nó có gì khác với Start-up không? Anh chị nào có thể giải thích cho em biết SME là gì được không ạ? Những điểm nổi bật của các doanh nghiệp này? Em xin cảm ơn ạ.Dạo gần đây em có thường xuyên xem chương trình “Thương vụ bạc tỷ”, và bắt gặp khái niệm doanh nghiệp SMEs. Em vô cùng thắc mắc không biết nó có gì khác với Start-up không? Anh chị nào có thể giải thích cho em biết SME là gì được không ạ? Những điểm nổi bật của các doanh nghiệp này? Em xin cảm ơn ạ.

SME là gì? Những vấn đề xoay quanh SME?

Doanh nghiệp SMEs là gì?

SMEs và SME là hai từ tương tự nhau trong đó “SME” là khái niệm được một số tổ chức lớn trên diện toàn cầu như Liên minh châu  u và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sử dụng. SME là cách viết tắt của cụm Small and Medium Enterprise có nghĩa là Doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Đây là những doanh nghiệp có quy mô mà theo đúng tên gọi của nó, loại hình này có số vốn đầu tư ít, theo đó lợi nhuận và doanh thu chỉ đạt ở con số nhỏ. Căn cứ vào quy mô, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân loại và sắp xếp thành ba loại rõ ràng và riêng biệt theo quy chuẩn nhất định: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: đặc trưng với số lượng người lao động ít và không quá mười người.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Đặc trưng với tổng lao động khoảng năm mươi người. Tổng doanh thu trung bình năm năm khoảng 100 tỷ đồng, tổng nguồn vốn không quá năm mươi tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp vừa: thường có từ 200 đến 300 lao động, ban đầu nguồn vốn chỉ từ 20 đến 100 tỷ đồng.

sme là gì

Ưu điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia vì thường chiếm tỷ trọng lớn, ở Việt Nam lên đến 95%, chỉ tính riêng các doanh nghiệp có đăng ký. Họ vừa tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào vừa làm tăng tổng sản lượng và nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm lên đáng kể. Loại hình này vừa giúp kích thích sự tăng trưởng vừa phát triển nền kinh tế tiến đến một con đường đổi mới. Chúng thúc đẩy tinh thần kinh doanh, đóng góp vào việc phân phối thu nhập tốt và đồng đều hơn. 

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn giữ vai trò ổn định nền kinh tế. Bất cứ nền kinh tế nào, dù phát triển hay đang phát triển đề hoạt động dựa trên một cơ cấu dạng cây: đó là khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các công ty lớn vì phần lớn doanh nghiệp nhỏ giống như những “nhà thầu phụ”, là các nhánh cây góp phần phát triển không chỉ về sản phẩm mà còn là doanh thu và danh tiếng. Sự trợ giúp và liên kết này cho phép kinh tế luôn ổn định và đi lên một cách vững trãi. “Hệ thống giảm sóc cho con đường kinh tế” - chính là mỹ từ được dành cho các doanh nghiệp SME.

Với đặc thù hoạt động dễ điều chỉnh giúp các doanh nghiệp SME thích nghi rất tốt trong nền kinh tế năng động. SME thường phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ vô cùng quan trọng như là việc chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất, tập trung vào việc sản xuất một số chi tiết, linh kiện, sau đó lắp ráp những linh kiện để thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Xét trong phạm vi nhỏ hơn, các doanh nghiệp SME còn là trụ cột của kinh tế địa phương. Chúng không cần đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế hoặc những vùng đất đắt đỏ như các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa phân bố đều và rộng khắp ở mỗi địa phương khác nhau là thành phần quan trọng nhất đóng góp vào ngân sách, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động ở địa phương. 

sme là gì

Trên thế giới các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những công ty độc lập sử dụng một lượng nhỏ nhân viên. Cứ mỗi quốc gia lại có số lượng lao động trong công ty được quy định và ban hành trong các điều luật của luật pháp. Nếu như theo Liên Minh Châu  u, giới hạnh của việc xem xét này là 250 nhân viên thì Hoa Kỳ lại nâng con số này cao lên gấp đôi - 500 nhân viên cho một mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong nền kinh tế APEC, các doanh nghiệp đóng góp đáng kể vào tăng trưởng, tỷ trọng GDP từ 20% đến 55%  gần như hầu hết các nước trong khối, sử dụng hơn một nửa lao động góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, giúp phát triển khối APEC vững mạnh phồn vinh.

Điểm cộng cho các doanh nghiệp SME còn là khả năng vận động linh hoạt trước những thay đổi của thị trường. Đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng hóa, hàng nhỏ lẻ càng phá triển phát triển. Việc quản lý hàng hóa, xuất nhập mặt hàng, thay đổi nhân sự không còn là vấn đề đau đầu, hơn nữa mức vốn bỏ ra vô cùng bé vì thế mà tạo được sự an toàn cho nhà đầu tư trong thị trường nhiều biến động. Chi phí mà các SME phải bỏ ra trong quá trình xây dựng và phát triển không quá cao, tăng khả năng thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư cao. Vì thế không khó để hiểu rằng doanh nghiệp SME đang là mô hình mà nhiều danh nhân trẻ hướng đến hiện nay. Xu hướng này không chỉ đơn lẻ ở Việt Nam mà đã trở thành xu hướng toàn cầu.

Những khó khăn của doanh nghiệp SME đang gặp phải

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp không ít những khó khăn khi phải đối mặt với các doanh nghiệp lớn có tiềm lực cũng như thương hiệu có tiếng tăm. Những công ty lớn này có lực lượng khách hàng đông đảo là cái gốc vững chắc. Đồng thời hiển nhiên cơ sở hạ tầng vật chất cũng được đầu tư và nâng cao hơn hẳn, các doanh nghiệp SME thực sự phải trải qua vô vàn khó khăn mới có thể ghi dấu ấn trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó là mức chi phí trong khoản marketing cũng như vận hành bộ máy quản lý có giá trị khá lớn, rất dễ gây ra khủng hoảng cho những doanh nghiệp SME, những doanh nghiệp đặc trưng với vốn đầu tư nhỏ.

Nhưng trên hết, việc xây dựng niềm tin từ khách hàng mới là công việc khó khăn và gian nan nhất để giúp các doanh nghiệp SME dễ dàng bật lên cao.

Các doanh nghiệp SME nên làm gì?

Trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng nguồn lợi từ nhà nước. Nhà nước đang ngày càng có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp SME, đồng thời các ngân hàng lớn cũng tạo điều kiện và nhiều ưu đãi hấp dẫn cho đối tượng là các doanh nghiệp SME. Tận dụng các khoản vay ưu đãi và lãi suất thấp để phát triển cơ sở hạ tầng là bước đi khôn ngoan.

Gắn kết với khách hàng chính là phương châm gối đầu giường của bất cứ chủ tập đoàn hay doanh nghiệp nào. Duy trì được một số lượng khách hàng trung thành việc vô cùng cần thiết để phát triển một cách bền vững và lâu dài.