-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Sổ hồng là gì? Các quy định thống nhất về sổ hồng và sổ đỏ
Trên thực tế, rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm sổ đỏ và sổ hồng mà không biết rằng, đây là tên gọi mà người dân tự đặt dựa trên màu sắc của mỗi loại giấy khác nhau.Vậy Sổ hồng là gì? Các quy định thống nhất về sổ hồng và sổ đỏ
Danh mục nội dung
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem sổ hồng là gì và sổ đỏ, sổ hồng khác nhau như thế nào.
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn), được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Trên sổ hồng có đầy đủ những thông tin về:
-
Quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…)
-
Quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…)
Sổ hồng có màu hồng nhạt và do UBND tỉnh cấp. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, sau này Pháp luật đã cho phép UBND tỉnh được ủy quyền cho UBND quận, thị xã cấp sổ hồng cho chủ sở hữu trong phạm vi địa bàn mình quản lý
Vậy sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho khu vực ngoài đô thị (nông thôn), được quy định tại Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính. Trên bìa đỏ của sổ đỏ ghi dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Loại đất được cấp theo sổ đỏ rất đa dạng, gồm:
-
Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản
-
Làm muối và đất làm nhà ở thuộc nông thôn.
Sổ đỏ có màu đỏ đậm và do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.
Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?
Tiêu chí so sánh |
Sổ hồng |
Sổ đỏ |
Cơ quan ban hành |
Là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ xây dựng ban hành trong đó ghi rõ: - Sở hữu nhà ở như thế nào? - Sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung: cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư. |
Là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mẫu sổ do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành để ghi nhận quyền sử dụng đất, trong đó có: - Đất ở, Đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp,… - Khi được cấp cho đất ở và có nhà ở trên đất thì phần nhà ở sẽ được ghi là Tài sản gắn liền trên đất. |
Nguồn gốc |
- Trước năm 2009 chúng ta có 2 loại sổ là sổ đỏ và sổ hồng. - Sau năm 2009, chúng ta chỉ có sổ hồng. |
|
Tên gọi |
Sổ hồng và sổ đỏ không phải tên gọi chính thức mà chỉ là tên gọi do mọi người tự đặt dựa trên màu sắc của mỗi loại để cho ngắn gọn và dễ phân biệt. |
|
Giá trị pháp lý |
Sổ đỏ và sổ hồng mới đều có giá trị pháp lý như nhau |
Thống nhất sổ hồng và sổ đỏ
Vào ngày 10/12/2009, Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Tại Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Sau khi đã có quyết định thống nhất sổ hồng và sổ đỏ, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.
Ngày 21/10/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo hai văn bản này này: Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
-
Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang
-
Mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm
-
Có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen
-
Trên giấy này được in đầy đủ các đầu mục thông tin về quyền sử dụng đất
-
Quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất
Tuy nhiên, do người dân đã quá quen sử dụng tên gọi “sổ hồng” “sổ đỏ” nên sau khi có mẫu Giấy chứng nhận mới, họ vẫn gọi Giấy chứng nhận mới này là “sổ đỏ”, “sổ hồng”. Vì thế, tên gọi sổ đỏ, sổ hồng trong thời gian gần đây không còn mang ý nghĩa giống như lúc nó mới được sử dụng.
Cách ghi tên trên giấy chứng nhận
Về chủ sở hữu và chủ sử dụng ghi tên trên Giấy chứng nhận:
-
Nếu ghi hộ gia đình có nghĩa là toàn bộ thành viên hộ gia đình đó, hộ gia đình có thể có vợ, chồng, con, cháu,…
-
Nếu ghi tên 1 người thì phải xác định xem họ có vợ hay chồng không, nếu có thì là đồng sở hữu của 2 người.
Việc định đoạt như bán, chuyển nhượng hay các việc như: Thế chấp, cho thuê, trao đổi, tặng cho,… đều phải được các chủ sở hữu đồng ý, kể cả là đồng sở hữu chung vợ chồng hay toàn bộ thành viên hộ gia đình.
Sổ hồng có thế chấp được hay không?
Theo quy định của Pháp Luật, những cá nhân đóng thuế đầy đủ, sở hữu hợp pháp và không nợ tiền thuế sử dụng đất, được cấp sổ đỏ, sổ hồng sẽ được phép thế chấp ngân hàng. Ngoài ra, sổ hồng của chủ sở hữu là chính chủ, không bị ngăn chặn kê biên, giải tỏa cho nên được quyền thế chấp, nghĩa là cá nhân là người Việt Nam, sở hữu hợp pháp, đóng thuế đầy đủ thì được quyền thế chấp, vay mượn, cầm cố sổ hồng tại bất kỳ đơn vị, tổ chức tín dụng nào.
Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về sổ đỏ và sổ hồng!