SSL là gì? Tại sao cần sử dụng SSL khi hoạt động website?

Em đang là chủ một website. Nhưng dạo gần đây, em có thấy trên trang web như đang có dấu hiệu không an toàn. Em là con gái nên cũng không biết rõ về vấn đề này lắm. Em cũng có hỏi mấy ông anh công nghệ thì họ có bảo em nên tìm hiểu về SLL nếu muốn bảo đảm an toàn cho trang Web.
Anh chị em mình ở đây có ai biết về SSL không ạ? Có thể giải đáp giúp em SSL là gì? Và tại sao SSL cần sử dụng để đảm bảo an toàn cho một website ạ? Em nó xin cảm ơn nhiều ạ :D

SSL là gì? Tại sao cần sử dụng SSL khi hoạt động website?
 

SSL là gì?

SSL là viết tắt của cụm từ Secure Sockets Layer. SSL có nghĩa là tiêu chuẩn an ninh công nghệ mang tính toàn cầu nhằm tạo  ra một liên kết giữa hai đối tượng là trình duyệt và máy chủ web. SSL giữ nhiệm vụ đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các dữ liệu được trao đổi giữa trình duyệt và máy chủ web luôn luôn được bảo mật có độ an toàn tối đa. Hay nói cách khác tất cả các dữ liệu đó khi thông qua SSL được mang tính chất riêng tư, tách rời.  SSL đạt chuẩn công nghệ, chính vì thế hàng triệu website trên thế giới đã sử dụng SSL để bảo vệ các quá trình giao dịch trực tuyến với các đối tượng là khách hàng.

Kết nối an toàn SSL được thực hiện thông qua các bước nào?

Để phát hiện ra một địa chỉ Website có sử dụng SSL hay không, có 3 bước cơ bản để thực hiện kết nối an toàn SSL :

+ Bước 1 : Click vào đường link https://wikihoidap.org hoặc chọn một URL (định vị tài nguyên thống nhất).

+ Bước 2 : Yêu cầu của bạn sẽ được chuyển tới máy chủ web và máy chủ web sẽ gửi lại bạn phản hồi với nội dung đang cố gắng thiết lập kết nối an toàn giữa máy chủ web và trình duyệt web, hay còn có tên gọi khác là “SSL Handshake”.

+ Bước 3 : SSL Certificate sẽ xác nhận thông tin thông qua SSL Handshake, thực hiện mã hóa dữ liệu được truyền giữa trình duyệt web và máy chủ web nhằm đảm bảo tính riêng tư và an toàn.

Tại sao cần sử dụng SSL trên một website?

Bạn cần lưu ý rằng, mỗi trang web nếu muốn hoạt động cần phải đăng ký tên miền để có thể sử dụng được các dịch vụ dành cho web hay email. Trong quá trình đăng ký đó sẽ xuất hiện những lỗ hổng không an toàn cho việc bảo mật trang web của bạn. Lúc này, giải pháp được lựa chọn là SSL. Nó sẽ giúp cho việc bảo mật trang web và quản lý thông tin khách hàng của bạn trở nên an toàn. SSL trong một website được đánh giá giống như một cột xương sống trong việc bảo vệ an ninh toàn cầu trên Internet. 

ssl là gì

Một số loại SSL phổ biến thường được sử dụng nhiều

DV SSL ( Domain Validation SSL)

DV SSL ( Domain Validation SSL) là một loại chứng thư số SSL chứng thực cho tên miền của website. Khi đó website này sẽ được mã hóa an toàn trong quá trình trao đổi dữ liệu.
Đây là SSL server certificate chuyên dùng để mã hóa SSL / TLS. Vì nếu có thể xác nhận quyền sở hữu tên miền (domain) của trang web thì có thể get được nên các cá nhân cũng có thể có được, đặc trưng của loại này là có thể có được với mức giá thấp và thời gian ngắn. Mặt khác, vì có thể get được bằng cách kiểm tra online đơn giản nếu sở hữu tên miền (bất kể sự tồn tại của tổ chức quản lý trang web), nên hiệu quả ngăn chặn "mạo nhận" là có giới hạn.

OV SSL (Organization Validation SSL)

OV SSL (Organization Validation SSL) là một loại chứng thư số SSL chứng thực sự có mặt của trang web và xác thực cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân nào đang sở hữu website đó.
Ngoài việc mã hóa bằng SSL / TLS, đây là SSL server certificate được phát hành sau khi xác nhận rằng tổ chức quản lý trang web tồn tại. Vì thực hiện điều tra sự tồn tại của các công ty và tổ chức dựa trên certificate đăng ký và cơ sở dữ liệu của bên thứ ba và xác nhận qua điện thoại ... (không qua Internet) nên đạt được độ tin cậy cao hơn loại xác thực miền. Khi xác minh phát hành (chứng nhận), vì nó xác nhận sự tồn tại đăng ký pháp lý của doanh nghiệp quản lý trang web nên các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân sẽ không thể nhận được.

EV SSL (Extended Validation SSL)

EV SSL (Extended Validation SSL) là loại SSL đưa đến cho khách hàng của bạn tự cảm nhận thấy rằng website mà bạn đang quản lý đang sử dụng chứng thư SSL với độ bảo mật ở mức cao nhất, được kiểm tra pháp lý một cách kỹ càng có thanh địa chỉ sáng màu xanh. Ở đó hiển thị đầy đủ thông tin của công ty, đem tới cho khách hàng có sự tin tưởng cao vào trang web mà bạn đang quản lý.

Wildcard SSL (Wildcard SSL Certificate)

Wildcard SSL (Wildcard SSL Certificate) là một sản phẩm SSL đáng để cho các cổng thương mại điện tử để mắt tới. Thông thường các trang web dạng này đều có thể tạo ra các trang E-store. Mỗi E-store là một Sub Domains (phần mở rộng của một tên miền) và đều được chia sẻ với một địa chỉ IP duy nhất mà thôi. Các trang E-store hiện này đang được các chủ cửa hàng trực tuyến sử dụng khá nhiều. Lúc này, tất cả các hoạt động như giao dịch trực tuyến thông qua SSL, chúng ta có thể chỉ cần sử dụng một chứng chỉ số Wildcard duy nhất cho tên miền chính của trang web và sử dụng chung duy nhất một địa chỉ IP nhằm chia sẻ cho tất cả mọi Sub Domains.

Một số loại SSL phổ biến
  SSL loại xác minh tên miền SSL loại xác minh doanh nghiệp SSL loại xác minh nâng cao EV
Mã hóa SSL/TLS
Xác minh tính pháp lý của tổ chức doanh nghiệp -
Xác minh sự tồn tại của doanh nghiệp - -
Xác minh sự tồn tại của người đăng ký thầm quyền chữ ký - -

Một số nhà cung cấp SSL và bảng giá SSL

GEOTrust SSL

Bảng giá GEOTrust SSL
RapidSSL 406.800đ
RapidSSL Wildcard 2.847.600đ
GeoTrust True BusinessID 3.180.000đ
GeoTrust True BusinessID Wildcard 12.220.800đ
GeoTrust Quick SSL Premium 2.712.000đ
GeoTrust True BusinessID with EV 5.760.000đ
GeoTrust True BusinessID SAN (5 Domains) 6.508.800đ
GeoTrust True BusinessID With EV SAN (5 Domains) 8.949.600đ

Symantec SSL

Bảng giá Symantec SSL
Symantec Secure Site 7.593.600đ/năm
Symantec Secure Site Pro 17.514.000đ/năm
Symantec Secure Site with EV 20.068.800đ/năm
Symantec Secure Site Pro with EV 29.289.600đ/năm
Symantec Secure Site Wildcard 47.460.000đ/năm
Symantec Secure Site Pro Wildcard 116.616.000đ/năm

Comodo SSL

Bảng giá Comodo SSL
Comodo Positive 222.000��/năm
Comodo Positive Multi Domain(3 Domains) 1.329.600đ/năm
Comodo Essential 542.400đ/năm
Comodo Instant 1.898.400đ/năm
Comodo Essential Wildcard 3.607.200đ/năm
Comodo EV 3.661.200đ/năm
Comodo UCC Domain Validation (3 Domains) 2.790.000đ/năm
Comodo EV Multi Domain(3 Domain) 7.200.000đ/năm
Comodo Premium Wildcard 5.439.600đ/năm

SSL có nhược điểm hay không?

Cái gì cũng có ưu và nhược điểm. Và SSL cũng thế.
Nhược điểm được thấy rõ nhất của một SSL đó là chi phí. Chi phí SSL bắt đầu từ việc thiết lập một cơ sở hạ tầng có độ tin cậy cao nhất và xác nhận danh tính một cách rõ ràng. Tiếp theo là hiệu suất. Tất cả các thông tin sẽ được mã hóa khi truyền đi. Điều này khiến máy chủ phải tốn kém khá nhiều tài nguyên so với những thông tin chưa được mã hóa. Bạn cần lưu ý rằng sự khác biệt hiệu suất này chỉ có thể trở nên đáng được chú ý tới ở những trang web được nhiều người truy cập. 

Nếu so sánh ưu điểm và nhược điểm của SSL thì bạn có thể nhận thấy rằng, ưu điểm của SSL đủ để xếp trước nhược điểm. Một khi đã muốn đầu tư bảo vệ trang web của mình thì có lẽ các công ty, tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân sẽ không ngần ngại đầu tư vào sử dụng SSL.

Hy vọng bài chia sẻ này sẽ cung cấp nhiều thông tin về SSL cho bạn và mọi người. ^^