Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và sự ngưng tụ

Các hiện tượng được giải thích bởi sự ngưng tụ, sự bay hơi xuất hiện rất nhiều xung quanh chúng ta, như nước ngưng đọng quanh ly nước đá, hơi ấm nước sôi bay hơi... Vậy sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự bay hơi và sự ngưng tụ? Cùng Wikihoidap tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nào!

Sự bay hơi là gì?

Bay hơi hay bốc hơi là một dạng hóa hơi của chất lỏng trên bề mặt một chất lỏng. Một dạng hóa hơi khác là đun sôi, loại này thường xảy ra trên toàn bộ khối lượng chất lỏng.

Ví dụ: Nhắc đến sự bay hơi, người ta sẽ nghĩ ngay tới sự bay hơi của nước. Một vài ví dụ về sự bay hơi bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong cuộc như khi bạn phơi quần áo ướt dưới trời nắng, quần áo sẽ khô dần, đó chính là do sự bay hơi của nước giúp quần áo khô hơn. Hay khi ta dùng khăn ướt lau nhà, một lúc sau nhà khô hẳn, đó cũng chính là do sự bay hơi của nước.

Sự ngưng tụ là gì?

Trái ngược với sự bay hơi là sự ngưng tụ. Theo khái niệm, sự ngưng tụ là việc chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Đây là quá trình hoàn toàn ngược so với sự bay hơi. Và các nhà khoa học đã chứng minh được, nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ diễn ra càng nhanh.

Ví dụ: Khi đứng trước gương soi và thổi một hơi dài vào gương ta thấy trên gương xuất hiện một mảng mờ đục. Vết mờ đục chính là hơi nước trong hơi thở của ta đọng lại thành những giọt nước nhỏ li ti trên mặt gương.

Cho viên nước đá vào cốc nước, một lúc sau thấy ở ngoài chiếc cốc có các giọt nước đọng lại. Đó là do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại.

Phân biệt sự bay hơi và sự sôi

Bên cạnh sự bay hơi, sự sôi cũng giúp nước chuyển từ trạng thái lỏng sang hơi. Vậy sự sôi là gì? Sự bay hơi cũng là sự chuyển đổi của chất lỏng sang dạng hơi (khí). Tuy nhiên, nếu ở sự bay hơi, quá trình diễn ra trên bề mặt chất lỏng, thì với sự bay hơi, quá trình này sẽ diễn ra trong bề mặt chất lỏng.

Khi đạt đến một độ sôi nhất định, chất lỏng sẽ sôi và dần bay hơi. Mỗi chất sẽ có một độ sôi cho riêng mình. Chính bởi sự bay hơi này mà chất lỏng có thể bị giảm đi khi bị đun sôi một thời gian dài. Chẳng hạn như khi ta đun sôi siêu nước trên bếp, lượng nước sẽ giảm đi theo thời gian khi nước vẫn được đun sôi.

Vì thế, dù có hiện tượng giống nhau nhưng sự bay hơi và sự sôi lại khác nhau

Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Sau khi đã hiểu sự bay hơi là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng vật lý này. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi, bao gồm:

- Nhiệt độ: khi nhiệt độ càng cao, sự bay hơi sẽ diễn ra nhanh hơn. Hiểu một cách cụ thể hơn, lúc này các phân tử sẽ  có động năng cao hơn, vì thế mà quá trình bay hơi sẽ diễn ra nhanh hơn.

- Độ ẩm: trái ngược với nhiệt độ, nếu độ ẩm càng cao thì sự bay hơi diễn ra càng chậm.

- Áp suất: với yếu tố này, nếu áp suất càng cao thì quá trình bay hơi diễn ra càng nhanh và ngược lại.

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như:

- Diện tích bề mặt chất lỏng: diện tích càng lớn thì sự bay hơi càng nhanh

- khối lượng riêng của chất: chất lỏng có khối lượng riêng càng lớn thì sẽ bay hơi càng chậm.