-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Mắt trẻ sơ sinh bị vàng do đâu? Cách điều trị hiệu quả
Những người lần đầu lên chức bố, mẹ ngoài niềm vui có thêm một thiên thần nhỏ còn có thêm những nỗi lo từ những lần giật mình bất thường, từ một lần trẻ bỏ bú… Với những trẻ sơ sinh bị vàng mắt, vàng da ngay sau khi sinh càng khiến lo thêm lo. Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu để biết thêm nhiều kiến thức bỉm sữa nhé!
Danh mục nội dung
Nguyên nhân mắt trẻ sơ sinh bị vàng
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt khá phổ biến và có thể xảy ra nếu nồng độ bilirubin ở mức cao. Đây là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường. Ở trẻ độ tuổi tập đi và người lớn, gan có nhiệm vụ xử lý bilirubin sau đó đào thải qua đường ruột. Tuy nhiên, gan trẻ sơ sinh vẫn đang trong giai đoạn phát triển và có thể chưa đủ khả năng để loại bỏ bilirubin và gây nên tình trạng ứ đọng ở mật.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc phải hiện tượng vàng mắt do ứ mật khi:
- Trẻ sinh non (em bé sinh trước 37 tuần)
- Trẻ sơ sinh không nhận được đủ lượng sữa cần thiết
- Nhóm máu của trẻ sơ sinh không tương thích với nhóm máu của mẹ.
Nếu nhóm máu của trẻ sơ sinh không tương thích với người mẹ thì cơ thể con sẽ phát triển sự tích tụ các kháng thể có khả năng phá hủy các tế bào hồng cầu của chính mình. Đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột ngột nồng độ bilirubin và khiến mắt trẻ sơ sinh bị vàng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có nguy cơ gây ra bao gồm:
- Nhiễm trùng
- Vấn đề ở gan
- Thiếu enzyme
- Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội bộ.
Dấu hiệu nhận biết
Bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện một số triệu chứng sau:
– Sốt liên tục
– Bú kém thậm chí không bú
– Quấy khóc
– Buồn ngủ nhưng không ngủ mê và sâu
– Giật mình trong lúc ngủ
– Nước tiểu của trẻ xuất hiện màu sẫm hơn bình thường
– Tay chân và vùng bụng của trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện màu vàng nhạt
– Ngoài ra, phân của trẻ sơ sinh có màu nhạt hơn bình thường. Thường trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn thì phân có màu vàng xanh, còn trẻ bú sữa công thức sẽ có màu vàng đậm.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng mắt
Thông thường, trẻ mới sinh bị vàng da sinh lý sẽ tự khỏi trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Bởi khi đó cơ thể của con đã tự đào thải chất bilirubin ra ngoài qua đường bài tiết. Tuy nhiên, với trường hợp vàng da bệnh lý, nên cần chú ý biểu hiện của con.
Các bí quyết chăm sóc trẻ:
- Tích cực cho bé bú sữa, khoảng 2 tiếng 1 lần.
- Cho trẻ tắm nắng từ 7 - 8 giờ sáng, mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
- Trường hợp trẻ vàng mắt kéo dài thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Bạn thân mến, sức khỏe của em bé trong những tháng đầu đời rất quan trọng, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, thậm chí là tính mạng cháu bé.
Bước đầu, bé nhà bạn chưa có biểu hiện gì bất thường cả, nên có thể đây chỉ là hiện tượng vàng da sinh lý mà bé nào cũng trải qua. Bạn cứ cho bé ăn ngủ đầy đủ và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày nhé.
Nếu vài hôm nữa, bạn theo dõi mà bé bị sốt, mệt mỏi, bỏ bú, mắt nhiều ghèn, chảy nước mắt nhiều hay chảy máu bất cứ chỗ nào thì cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.