Tham nhũng là gì? Những nguyên nhân và động cơ dẫn tới tham nhũng ở Việt Nam

Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam là một cuộc chiến lâu dài, quyết liệt và cần có sự góp sức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Vậy tham nhũng là gì? Những nguyên nhân và động cơ dẫn tới tham nhũng ở Việt Nam. Cùng wikihoidap.org tìm hiểu nhé

Tham nhũng là gì? Những nguyên nhân và động cơ dẫn tới tham nhũng ở Việt Nam

Tham nhũng tiếng anh là gì?

Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Tính minh bạch (Transparency) - Đạo đức luân lý (Morality)
Theo đó, tham nhũng dựa trên 4 yếu tố, là độc quyền cùng với bưng bít thông tin và thiếu đi sự minh bạch và thiếu đạo đức.

Độc quyền: Một hệ thống (thường là chính quyền) sở hữu phần lớn hoặc toàn bộ tài sản, và chi phối thị trường mà không thông qua quy luật thị trường.

Bưng bít thông tin: Nắm quyền chi phối thông tin, thậm chí định hướng và lừa dối dư luận.

Tính minh bạch: Minh bạch trong chính sách hành chính công, các chi phí công, và minh bạch trong đấu thầu dự án công.

Đạo đức luân lý: Năng lực đạo đức luân lý của người tham gia vào hệ thống, năng lực này để nhận biết điều đúng sai, và có khả năng làm điều đúng tránh điều sai.

Tham nhũng là gì?

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. ( Theo Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam)
 
Tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân.(Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế).

Tham nhũng là gì?

Phân loại tham nhũng

Có thể chia tham nhũng thành 2 loại: tham nhũng lớn và tham nhũng vặt:.

1/ Tham nhũng lớn xảy ra chủ yếu liên quan đến dự án thu mua lớn và phổ biến trong các dự án xây dựng công cộng và tư nhân, bệnh viện; trong các hợp đồng vũ khí và quốc phòng, trong công nghệ vũ khí mới,….
 
2/ Tham nhũng vặt, còn được gọi là tham nhũng hành chính hay tham nhũng quan liêu, là loại tham nhũng diễn ra thường ngày, khi các nhân viên công chức tiếp xúc với quần chúng trực tiếp. Những vụ tham nhũng vặt còn hay xảy ra khi người dân và các công ty tìm cách né tránh nghĩa vụ và các khoản thuế và khi các viên chức lạm dụng quy định theo ý của họ bằng cách cố gắng bòn rút tiền từ các công dân và các công ty.

Biểu hiện, đặc điểm của hành vi tham nhũng

Hành vi tham nhũng biểu hiện trên thực tế rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Bộ luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định những hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng:
– Tham ô tài sản.
– Nhận hối lộ.
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
– Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
– Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
– Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Biểu hiện, đặc điểm của hành vi tham nhũng

 

Nguyên nhân chủ yếu của tham nhũng hiện nay ở Việt Nam là gì?

    - Sự phát triển của các hình thái nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế - chính trị tạo ra tiền đề khách quan cho tham nhũng nảy sinh, phát triển.
 
    - Tham nhũng là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém, tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế. Thực tế cho thấy, ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, quản lý công khai, minh bạch thì tham nhũng xảy ra ít hơn. Ngược lại, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, trình độ quản lý và dân trí chưa cao, thì ở đó tham nhũng phức tạp hơn.
 
    - Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ cũng là một nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tham nhũng. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán có nhiều “kẽ hở” tạo cho những người có chức vụ, quyền hạn điều kiện để “lách luật” trục lợi, làm giàu bất chính.
 
    - Phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ có chức, có quyền bị suy thoái, đặc biệt là suy thoái tư tưởng chính trị, suy thoái đạo đức, lối sống. Họ sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung, lợi ích tập thể để trục lợi, làm giàu bất chính cho bản thân, gia đình, họ hàng mình.
 
    - Trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao tạo điều kiện cho những người có chức vụ, quyền hạn có thể nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng, vòi vĩnh nhận quà biếu, tặng hay nói cách khác là nhận hối lộ.
 
    - Bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, với nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức sách nhiễu, nhận hối lộ của người dân, doanh nghiệp. Một số nước tồn tại cơ chế xin - cho, là điều kiện phát sinh tham nhũng.
 
    - Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là vấn đề tiền lương cho cán bộ, công chức chưa thỏa đáng. Một khi cán bộ, công chức nhà nước chưa thể sống bằng tiền lương của mình thì tất yếu họ sẽ tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập từ chính công việc, chức vụ mà nhà nước giao cho mình kể cả tham nhũng.
 
    - Mặt trái của cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập tác động mạnh làm thoái hóa, biến chất một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu rèn luyện. Sự suy thoái niềm tin, lối sống thực dụng đã chi phối hành vi của họ. Đi đôi với sự suy thoái này là công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên còn yếu kém…

Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng là gì?

Công dân Việt Nam có trách nhiệm đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng. Việc phòng chống tham nhũng phải sự chung tay của đoàn thể

Công dân có 6 trách nhiệm cơ bản sau trong việc phòng chống tham nhũng:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh luật phòng chống tham nhũng.

2. Lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng.

3. Phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.

4. Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý hành vi tham nhũng.

5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

6. Góp ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

 

Tham nhũng là gì? Tham nhũng được biểu hiện như thế nào. Việc xử lý tham nhũng theo pháp luật ra sao? Là những câu hỏi mà gần như người dân nào cũng quan tâm hiện nay. Bởi vì tham nhũng là tệ nạn xấu của xã hội. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đảng và nhà nước, làm hại cho dân nên cần phải loại bỏ. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến vấn đề tham nhũng nóng bỏng hiện nay.

Tham nhũng là gì?

Theo nghĩa trong từ điển tiếng Việt, người có hành vi tham nhũng là người đã lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu và lấy của của dân.

Trong khi đó, theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng lại định nghĩa “tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi”.

Tại Luật phòng chống tham nhũng của Việt Nam (2005) quy định “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Theo Luật này, những người có chức vụ có quyền hạn chỉ được giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Hiểu theo một cách khác thì những người có chức vụ, có quyền hạn là những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị và các tổ chức có sử dụng các ngân sách và vốn tài sản của nhà nước.

Tham nhũng là gì?

Có bao nhiêu tội phạm về tham nhũng?

Căn cứ Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015  quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:

1. Tội tham ô tài sản (Điều 253);

2. Tội nhận hối lộ (Điều 354);

3. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355);

4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356);

5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357);

6. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358);

7. Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).

Căn cứ vào các quy định trên, có 07 tội phạm về tham nhũng.

Các dạng và mức độ tham nhũng

1/ Hối lộ: Hối lộ là cho ai đó một lợi ích nào đó để gây ảnh hưởng lên một quyết định hoặc hành động.

2/ Gian lận và Dối trá: Gian lận và dối trá liên quan đến giấy tờ giả mạo, lừa lọc và bóp méo sự thật về những mục đích cá nhân của họ..

3/ Chiếm đoạt: Khi một cá nhân dính vào vụ việc chuyển tiền hoặc hàng hóa phi pháp từ nơi này sang nơi khác thì người đó được coi là thực hiện hành vi chiếm đoạt.

4/ Tham nhũng có hệ thống: Khi tham nhũng không những suy giảm đi mà còn được thừa nhận như “điều tất yếu” và là một phần của thủ tục trong các công việc chung và riêng của một tổ chức và một xã hội thì ta gọi đó là tham nhũng hệ thống.

5/ Tham nhũng có móc ngoặc: Tham nhũng có móc ngoặc xuất hiện trong các mối quan hệ có từ hai cá nhân trở lên. Nó có thể xảy ra khi bản chất của việc giao dịch là phi pháp hoặc khi một trong các bên muốn dành được phần lợi nhiểu nhất so với các bên khác.

6/ Tống tiền: Sử dụng vũ lực, hăm dọa, đe dọa đến một cá nhân hoặc một tổ chức để có được sự bảo hộ, thiên vị hoặc lợi ích từ đối thủ của mình.

7/ Lạm dụng quyền hạn: Một vài cá nhân có thể lạm dụng quyền hạn được giao để phục vụ cho mục đích cá nhân. Tham nhũng dạng này còn bao gồm dung túng và thiên vị.

Các dạng và mức độ tham nhũng

Xử lý tội tham nhũng

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 không chỉ quy định đối tượng có hành vi tham nhũng bị xử lý. Mà quy định cả các đối tượng khác, có hành vi vi phạm liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hay trách nhiệm của mình mà pháp luật đã có quy định.

Điều 68 quy định đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự bao gồm:

– Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luật này.

– Người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng.

– Người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo, về hành vi tham nhũng.

– Người có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

– Người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xử lý tội tham nhũng

Hình thức xử lý phổ biến đối với họ đối với cán bộ, công chức, viên chức:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Hạ bậc lương;

– Hạ ngạch

– Cách chức;

– Buộc thôi việc.

Nếu hành vi vi phạm đến mức độ nguy hiểm cao. Gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của Nhà nước. Thì họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại phần các Tội phạm về tham nhũng (bao gồm bảy tội danh) hoặc bị truy cứu về tội danh khác mà thông thường là Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. (Điều 285 của Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

So sánh tham ô và tham nhũng

Theo Bộ luật hình sự tôi tham ô là một trong 7 hành vi trong tội phạm về tham nhũng. Cụ thể hơn, tội tham ô chính là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Người phạm tội tham ô đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao để chiếm đoạt tài sản mình đang quản lý.

Vì là 1 trong 7 tội tham nhũng nên người có hành vi tham ô sẽ bị quy vào tội phạm tham nhũng, nhưng tội phạm tham nhũng chưa hẳn đã có hành vi tham ô. Nếu để so sánh cụ thể, thì tính chất, hành vi phạm tội liên quan đến tham ô đều thuộc phạm trù liên quan đến tội phạm tham nhũng.

Tham ô là nhóm tội phạm liên quan đến tham nhũng, xâm hại đến quan hệ sở hữu cũng như sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước. Chủ thể thực hiện hành vi là những người có “chức vụ, có quyền hạn” với mục đích vụ lợi, chiếm đoạt tài sản.