Tháng Giêng, Tháng Chạp là tháng mấy? Tại sao lại gọi như vậy?

Tại sao gọi tháng Giêng, tháng Chạp thay cho tháng 1, tháng 12 âm lịch? Tại sao lại gọi như vậy? Hãy để Wikihoidap giải đáp cho bạn trong bài viết sau đây nhé!

Tháng Giêng là tháng mấy? Tại sao lại gọi là tháng Giêng?

THÁNG GIÊNG: nguồn gốc của chữ Giêng trong tháng Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán.
“Tháng 1 Âm lịch người Trung Quốc gọi là Chính nguyệt. Nguyệt nghĩa là trăng nhưng cũng có nghĩa là tháng. Chính nguyệt là tháng chính, tháng đầu tiên của năm. Chính tương đồng với chiếng, qua thời gian, người ta đọc chệch âm thành Giêng”

Ngày đầu tiên của tháng Giêng (mồng 1) được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, là thứ nhất giống như Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên soái… Tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) là tháng không được nhuận.

Tháng Giêng là tháng mà người ta luôn hướng tới những điều tốt lành, kiêng kỵ làm điều xấu, kiêng kỵ những điều không may vì quan niệm rằng những điều không tốt sẽ người ta bị dông cả năm. Một tục lệ rất tốt đẹp của dân tộc ta trong tháng Giêng đó là đi lễ chùa đầu năm cầu mong sức khỏe, bình an, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt.

Tháng Giêng là tháng của những lễ hội, là thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm, chẳng thê mà có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Người ta đi thăm, đi chơi, đi thưởng thức hương vị những ngày đầu xuân với tâm trạng hân hoan, phấn khởi để mong những điều tốt đẹp, thuận lợi sẽ đến trong năm mới.

Tháng Chạp là tháng mấy? Tại sao lại gọi là tháng chạp?

Tháng chạp còn gọi là "tháng củ mật" là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch - tháng thứ mười hai trong âm lịch đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ mười ba  trong những năm âm lịch nhuận (xem thêm năm nhuận). Tháng âm lịch nào cũng chỉ có thể có từ 29 đến 30 ngày, tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng mới (new moon) kế tiếp nhau theo giờ địa phương. Xem thêm lịch Trung Quốc. Tháng chạp là tháng luôn luôn diễn ra sau ngày đông chí. Cách tính số lượng ngày trong tháng âm lịch và số tháng trong năm cũng như việc xác định tháng nào là tháng nhuận (nếu có trong năm âm lịch đó) tương đối phức tạp.

Xưa các cụ gọi tháng Chạp là "tháng củ mật" bởi tháng ấy nhiều trộm đạo. "Củ" là củ soát, kiểm soát, còn "mật" là cẩn mật, nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Đến tháng Chạp này, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa đạo chích.

Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Đây là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện mà của cả người không lương thiện vì cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. Do đó, đạo chích tăng cường tăm tia để có món nọ món kia. Ngoài ra "tháng củ mật" vì theo quan niệm của dân ta cho rằng đây là tháng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường cho là… đen và đắng như Củ Mật.

Tháng chạp là tháng rộn rã, là tháng vội vã, hối hả, là tháng vất vả mướt mồ hôi vì chạy. Tháng chạp cũng là tháng hết chầu nhậu này tới chầu liên hoan khác. Tháng chạp nghĩa là tháng công nhân chờ đợi lương thưởng tháng 13 để mua sắm cho con cái có cái ăn cái mặc với người. Là tháng mua sắm sau bao nhiêu tháng dụm dành tiết kiệm. Là tháng hết vé xe lửa chính thức, chỉ còn vé chợ đen. Tháng chạp là tháng đoàn tụ gia đình tứ xứ phương xa với những người con, người chồng, người vợ, người cha, người mẹ trở về.