-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Thanh khoản là gì? Các khái niệm khác liên quan đến thanh khoản
Sáng nay em vừa đọc một bài báo kinh tế tài chính khá hay và bắt gặp một cụm từ rất lạ là “thanh khoản”. Có anh chị nào có thể giải thích cho em biết thanh khoản là gì được không ạ? Và các vấn đề cũng như yếu tố liên quan đến nó ạ? Em xin chân thành cảm ơn ạ.
Danh mục nội dung
Khái niệm về thanh khoản
Thanh khoản là một cụm từ mà giới tài chính đã rất quen thuộc và sử dụng rất nhiều. Tính thanh khoản được dùng để chỉ một mức độ mà tài sản bất kì có thể bán hoặc mua mà không ảnh hưởng nhiều đến giá trị tài sản đó trên thị trường. Tính lỏng hay tính lưu động cũng được dùng để chỉ thanh khoản. Người ta thường đánh giá một tài sản có thể được bán nhanh mà giá bán không bị giảm quá nhiều là một tài sản có tính thanh khoản cao. Thêm nữa, chúng thường đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn, một số ví dụ như tiền mặt, chứng khoán, các khoản thu có tính thanh khoản cao vì chúng có khả năng đổi thành tiền mặt khác hoặc dùng để trao đổi, lấy hàng hóa với giá trị không bị thay đổi quá nhiều.
Phân loại tài sản theo tính thanh khoản
Tính thanh khoản thường được dùng làm thước đo để sắp xếp, phân loại giá trị tài sản. Dựa vào tính thanh khoản xét theo cao thấp, người ta phân loại tài sản lưu động thành năm loại: tiền mặt, những khoản đầu tư có thời hạn ngắn, khoản thu, khoản ứng trước có thời hạn ngắn và hàng tồn kho.
Tính thanh khoản của tiền mặt cao nhất vì luôn dễ dàng dùng được tiền mặt trực tiếp cho việc thanh toán, tích trữ và lưu thông dễ dàng. Hàng tồn kho được xếp loại tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua các giai đoạn như phân phối và giai đoạn tiêu thụ để chuyển thành khoản phải thu, qua các bước chuyển đổi rồi mới có thể từ khoản thu chuyển thành tiền mặt sau một khoảng thời gian.
Tính thanh khoản của chứng khoán
Những chứng khoán khi có sẵn trong thị trường, có giá cả ổn định theo thời gian, việc bán mua dễ dàng không dễ bị mất giá sẽ được đánh giá là chứng khoán có tính thanh khoản. Khi đầu tư vào loại chứng khoán này, chủ đầu tư dễ dàng phục hồi được nguồn vốn đầu tư ban đầu với khả năng thành công cao. Nhờ có thị trường chứng khoán, việc chuyển đổi các dạng tài sản diễn ra thuận lợi cho nhà đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu của họ. Các nhà đầu tư có thể thuận lợi chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt khi họ cần, với khả năng thanh khoản cao là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, nhờ vào tính lỏng giúp nâng cao tính an toàn và sự linh hoạt cho vốn đầu tư, chứng khoán giao dịch ngày càng có tính thanh khoản cao theo nhịp điệu của thị trường hoạt động ngày càng sôi động và năng động.
Khi lựa chọn việc đầu tư vào chứng khoán, các nhà đầu tư cũng như các ngân hàng cần xem xét rõ ràng và kĩ lưỡng về khả năng tái tạo cũng như bán lại của chứng khoán, giúp nguồn vốn ban đầu có thể sinh lời. Nếu như chứng khoán có khả năng tái tạo kém, đó là khi không có người mua và chứng khoán bị mất giá, các nhà đầu tư và ngân hàng phải gánh chịu những thiệt hại tổn thất tài chính lớn để bù cho các khoản lỗ. Hiện tượng này trong thị trường đầu tư chứng khoán được gọi là “rủi ro thanh khoản”.
Thanh khoản ngân hàng
Bên cạnh khái niệm thanh khoản chứng khoán, thanh khoản ngân hàng cũng là một khái niệm không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ. Tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại là khả năng đáp ứng các nhu cầu rút, gửi tiền một cách nhanh chóng và giải ngân các khoản tín dụng đến thời hạn hoặc theo như các cam kết và thỏa thuận từ trước.
Rủi ro thanh khoản ngân hàng đến từ việc không thể đáp ứng đủ khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt mà ngân hàng cần cho nhu cầu thanh khoản tức thời, hoặc phải trả chi phí cao hơn hẳn để cung ứng đủ. Diễn đạt theo một cách khác, ấy là khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả do việc chuyển đổi các loại tài sản bị chậm hoặc không kịp, không thể kịp chuyển các tài sản thành tiền mặt, không thể vay mượn để trả cho các hợp đồng thanh toán.
Yếu tố thời gian của vấn đề thanh khoản
Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng xét theo thời gian bao gồm thanh khoản dài hạn và thanh khoản ngắn hạn. Những khoản tiền gửi có kỳ hạn đến hạn cũng như tiền gửi giao dịch, các công cụ huy động trong thị trường tiền tệ được phân loại vào nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn thường mang tính tức thời, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản này, các nhà đầu tư cũng như ngân hàng luôn phải duy trì các tài sản mà có tính thanh khoản cao ở mức độ lớn như là tiền mặt tại quỹ, chứng khoán chính phủ, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương…).
Nhu cầu thanh khoản dài hạn thường được hình thành từ các nhân tố mang tính chất thời vụ, chu kỳ và theo xu hướng. Một ví dụ điển hình như: vào các ngày lễ tết hoặc những ngày cận kề với lễ hội trong một năm, nhu cầu mua sắm đồ đạc tăng cao, vì thế nhu cầu rút tiền mặt hoặc vay mượn của mỗi cá nhân tăng cao. Vì thế vào những khoản thời gian này, các ngân hàng cần dự phòng từ trước đê đáp ứng loại nhu cầu thanh khoản dài hạn này. Các ngân hàng phải dự tính trước các khả năng cung cấp vốn linh hoạt từ nhiều nguồn khác nhau với một mức độ cao hơn so với thanh khoản ngắn hạn. Bên cạnh đó là vấn đề marketing sao cho hiệu quả, các ngân hàng phải có những kế hoạch thu hút các khoản vay và gửi tiền, các chính sách cho vay dài hạn đến công chúng và cả thỏa thuận từ quỹ dự trữ của một số ngân hàng khác.
Bản chất vấn đề quản trị thanh khoản
Bản chất này, ta có thể hiểu một cách tương đối rằng:
Khá hiếm khi xác định được một khoảng thời gian mà nhu cầu cung - cầu vấn đề thanh khoản của một ngân hàng có thể cân bằng với nhau tại một thời điểm cụ thể. Việc phải thường xuyên đối mặt và giải quyết một trong hai trạng thái thanh khoản của các ngân hàng là chuyện bình thường, hoặc dư hoặc thâm hụt.
Giữa khả năng thanh khoản và sinh lời thì luôn luôn tồn tại sự đánh đổi. Nhu cầu thanh khoản được đáp ứng đầy đủ thì nguồn vốn giữ lại lại càng phải nhiều hơn để dễ dàng đáp ứng, vì thế số vốn tạo lợi nhuận sẽ thấp đi. Ngược lại cũng tương tự như vậy.
Các chi phí ngân hàng phải chi trả cho các vấn đề thanh khoản như chi phí thực tế, chi phí tiềm năng, trả lãi có các nguồn vốn, giao dịch để vay mượn hoặc tìm kiếm vốn là điều bắt buộc. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng là đơn vị chịu tổn thất do các chi phí dưới hình thức lợi nhuận bị mất đi do phải bán các tài sản sinh lời.