Thế giới quan là gì? Nguồn gốc, vai trò, các hình thức của thế giới quan

Để không bỏ sót bất kỳ khái niệm hay khía cạnh nào của thế giới quan thì hãy cùng Wikihoidap.org tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Khi bước chân vào ngưỡng cửa Đại học có nghĩa là bạn cần phải tập làm quen với các môn học liên quan đến chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm hiểu về các vấn đề khác nhau.

1. Thế giới quan là gì?

Triết học Mác-Lênin nêu rõ thế giới quan bao gồm tất cả các quan niệm của con người về thế giới, chính mình, cuộc sống con người trong thế giới đó.

Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin, đặc biệt tri thức là cơ sở của sự hình thành thế giới, tuy nhiên nó chỉ gia nhập thế giới quan nếu trở thành niềm tin định hướng cho hành động con người.

Để dễ hiểu hơn, bạn có thể tóm gọn thế giới quan là một hệ thống có chứa nhiều quan điểm, nguyên tắc, niềm tin, khái niệm và biểu tượng của nhân loại. Nó là khái niệm, sự bao quát về cuộc sống trên địa cầu, nói lên mối quan hệ giữa con người với thế giới.

Tại Việt Nam, thế giới quan trong chủ nghĩa Mác-Lênin được Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm ra trong những năm đầu kháng chiến. Người đã tiếp cận và kết hợp các đặc trưng triết học phương Đông và phương Tây, từ đó khai phá con đường và cách thức giải phóng dân tộc.

2. Nguồn gốc của thế giới quan

Thế giới quan được bắt nguồn từ cuộc sống con người, bao gồm thực tiễn và nhận thức. Trong một thế giới quan nhất định, con người sẽ bị chi phối hành động của mình mà các yếu tố chính cấu thành là tri thức, lý trí, niềm tin và tình cảm.

Vì lẽ đó, chúng liên kết với nhau thành một thể hoàn chỉnh và bắt đầu chi phối con người, từ hành động nhận thức đến hành động thực tiễn. Mối quan hệ giữa khách thể nhận thức và chủ thể nhận thức khi đó ngày càng rõ ràng.

3. Các hình thức cơ bản của thế giới quan

Trong thế giới quan, có chủ đạo những hình thức cơ bản như sau:

Một là, thế giới quan huyền thoại. Nội dung của nó là pha trộn giữa thực và ảo, sử dụng lối tư duy nguyên thuỷ về mối quan hệ giữa người với thần để giai thức cho các lực lượng siêu nhiên trong tưởng tượng và nhớ trí tưởng tượng.

Hai là, thế giới quan tôn giáo mang đến cho thế giới hay con người niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên. Khía cạnh này được thể hiện rõ ràng nhất qua các hoạt động, tổ chức suy tôn, sùng bái lực lượng ấy. Đặc điểm của hình thức này là sự tin tưởng vào một thế giới hoàn hảo khác, điều đó sẽ làm giảm nỗi khổ trần thế.

Ba là, thế giới quan triết học được thể hiện bằng loạt các khái niệm, phạm trù và quy luật. Không chỉ đưa ra các quan điểm hay quan niệm của con người về thế giới, triết học còn chứng minh, làm rõ bằng lý luận.

Bốn là, thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, hai hình thức này được xuất phát từ thế giới quan triết học. Chúng cũng là nhân tố quan trọng, đặc trưng tạo nên thế giới quan của thế giới, con người.

Năm là, thế giới quan khoa học và thế giới quan phản khoa học. Trong đó, thế giới quan khoa học được hiểu là không ngừng bổ sung, hoàn thiện và phát triển thông qua các hoạt động thực tiễn, nó được hiện thực hoá và trở thành sức mạnh vật chất.

Ngược lại, thế giới quan phản khoa học không nêu được đúng bản chất của thế giới, điều này sẽ khiến các cá nhân rơi vào thế giới quan duy tâm.

4. Những vấn đề của thế giới quan

Thế giới quan được hình thành từ các thành tựu được công nhận, được chứng minh và xác thực bởi khoa học. Để hoàn thiện hệ thống thế giới quan, bạn cần hoàn thành một số câu hỏi dưới đây:

- Trước tiên, bạn cần đặt ra những câu hỏi về bản thể học như là bản chất thế giới là gì?, thế giới được hình thành từ đâu?, hình thái hay thành phần tồn tại của thế giới?, thế giới có đang vận động không và vận động như thế nào?, điều hay vấn đề nào đang diễn ra trên thế giới?.

- Tiếp đến, câu hỏi cần được làm rõ là nguồn gốc của vận động này hay của nguyên lý kia. Bạn cần làm rõ vì sao thế giới lại không vận động theo cách khác, nguyên lý phổ quát mà con người và thế giới đang tuân theo.

- Để làm rõ nhận thức luận của thế giới quan, bạn cần trả lời một số ví dụ sau đây: kiến thức hay chân lý là gì?, cảm xúc của con người về thế giới ra sao?, con người có vị trí gì trong thế giới đó, hình ảnh thế giới mà con người sẽ xây dựng như thế nào?, những đặc trưng cảm xúc và ý thức của con người? Lý tưởng của nhân loại là gì?

- Xét đến luân lý học, cần phải nêu rõ ràng quan điểm, tư tưởng thông thái về nguyên tắc cũng như giá trị sống, định hướng và các chuẩn mực phối hợp giữa pháp luật, đạo đức và thẩm mỹ. Bạn cần giải thích được vì sao ta lại cảm nhận thế giới bằng cách này?, trong xã hội hiện nay con người đảm nhiệm vai trò gì?.

- Không chỉ nêu ra quan điểm hay khái niệm, vấn đề về thế giới quan mà bạn cần làm tốt không kém đó là dự đoán tương lai. Tương lai nhân loại nói chung và cá nhân nói riêng sẽ như thế nào?, mỗi chúng ta có thể chọn tương lai dựa trên các tiêu chí gì?, con người có đang hiểu rõ mong muốn của mình hay không?, chúng ta có tin vào bản thân và tương lai?.

- Cuối cùng, câu hỏi kết thúc là về hành động. Cần trả lời được con người phải làm gì để đạt được mục tiêu?, ta cần làm gì để hướng thế giới theo chiều tích cực?, có cách nào sắp xếp hành động của mình theo nguyên tắc không?.

5. Vai trò của thế giới quan là gì?

Vì được xuất phát từ chính cuộc sống con người nên thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong những vấn đề xã hội.

Đầu tiên, thế giới quan định hướng cuộc sống con người, dù là thực tiễn hay hành động nhận thức về thế giới, về bản thân. Từ đó xác định lý tưởng, lối sống hoặc nếp sống của từng cá nhân.

Bởi lẽ, trong thế giới trước đây hay hiện nay, con người đều cần trang bị những nhận thức về thế giới và bản thân. Mối liên kết đó sẽ giúp chúng ta định hướng được lý tưởng sống, xuất phát từ mục tiêu và phương thức hoạt động cụ thể.

Thứ hai, thế giới quan còn là nhân tố định hướng quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Bạn có thể coi thế giới quan là một thấu kính, con người khi ngắm nhìn từ đó sẽ thấy được vạn vật xung quanh, đồng thời xem xét chính mình để xác định rõ mục đích, ý nghĩa và cách thức hoạt động cuộc sống.

6. Hạt nhân của thế giới quan

Triết học được coi là hạt nhân của thế giới quan, bởi lẽ nó diễn tả quan niệm con người thông qua nhiều phạm trù khác nhau mà trong đó, quy luật đóng vai trò là bậc thang cho quá trình nhận thức thế giới.

Phương thức tư duy đặc thù kết hợp với triết học đã tạo nên hệ thống lý luận, bao gồm nhiều quan niệm chung về thế giới với tư cách là một chỉnh thể. Vì vậy, vai trò của triết học đặc biệt được đề cao, nhất là trong quá trình củng cố và xây dựng thế giới quan của các cá nhân hay công động trên thế giới.

7. Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật

Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật được xuất phát từ thế giới quan triết học, một trong những hình thức quan trọng nhất của thế giới quan. Vì lẽ đó, hai hình thức này cũng đặc biệt quan trọng, ẩn chứa những đặc điểm cách nhìn nhận khác nhau mà không kém phần thú vị.

7.1. Thế giới quan duy tâm

Thế giới quan duy tâm thừa nhận bản chất thế giới xuất phát từ tinh thần, có vai trò quy định với thế giới vật chất nói chung và con người, xã hội nói riêng.

Hình thức của thế giới quan duy tâm được hình thành từ các quan niệm về tinh thần, ý thức của con người trong thế giới quan này. Thế giới quan duy tâm đi từ cấp độ thô sơ đến cấp độ tôn giáo, triết học, tùy từng trình độ nhận thức của cá nhân mà cấp độ thế giới quan sẽ khác nhau.

Theo như các nhà khoa học đánh giá, thế giới quan duy vật có phần đối với với thế giới quan khoa học bởi nó phụ thuộc vào nhận thức của con người, điều kiện lịch sử riêng biệt.

7.2. Thế giới quan duy vật

Thế giới quan duy vật thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, còn có vai trò quy định của các vật chất đối với tinh thần, ý thức nói chung và con người, xã hội loài người nói riêng.

Ngược lại với thế giới quan quan duy tâm, thế giới quan duy vật khẳng định sự thống nhất ở tính vật chất, nó sẽ tồn tại vĩnh viễn và vô hạn vì không do bất kỳ lực lượng siêu nhiên hay tinh thần con người sinh ra.

Đồng thời, thế giới quan duy vật còn khẳng định sự hình thành, phát triển và vận động xã hội phụ thuộc vào quy luật khách quan. Ý thức và tinh thần sẽ phản ánh não bộ con người về hiện thực khách quan, ý thức, tinh thần có nguồn gốc từ vật chất, bị vật chất quyết định nhưng mang tính sáng tạo và năng động hơn.

7.3. Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật khác nhau như thế nào?

Để hiểu rõ hơn và phân tách được khái niệm, ý nghĩa của thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật thì bạn hãy tham khảo bảng dưới đây của Kinhcan.vn nhé!

 

Thế giới quan duy tâm

Thế giới quan duy vật

Quan điểm

Ý thức có trước rồi mới đến vật chất.

Ý thức sinh ra giới tự nhiên

Vật chất có trước ý thức

Đồng thời, vật chất quyết định ý thức

Đặc điểm

Trở thành điểm tựa cho các lý luận về lực lưỡng xã hội lỗi thời.

Kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Tích cực phát triển khoa học, nâng cao vai trò cũng như vị thế của con người với giới tự nhiên và sự tiến bộ của xã hội.

Phương pháp luận

Sử dụng phương pháp luận siêu hình để xem xét sự vật, sự việc hay hiện tượng một cách phiến diện mà các vấn đề đó tồn tại một cách đơn độc, không vận động hay phát triển.

Phương pháp này còn áp dụng máy móc đặc tính sự vật, sự việc, hiện tượng này lên sự vật, sự việc, hiện tượng khác.

Sử dụng phương pháp luận biện chứng để xem xét sự vật, sự việc và hiện tượng bằng sự ràng buộc lẫn nhau.

Phương pháp này làm rõ sự vận động và phát triển liên tục của sự vật, sự việc và hiện tượng.

LỜI KẾT

Trên đây là khái niệm thế giới quan là gì, làm rõ nguồn gốc, hình thức và vai trò của thế giới quan. Bên cạnh đó, Kinhcan.vn còn mở rộng kiến thức liên quan đến thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.