Thuế VAT là gì? Vì sao lại có thuế VAT?

Từ trước đến nay, chắc hẳn chúng ta cũng đã từng nghe qua hoặc gặp qua thuế VAT. Hình thức thuế này dường như trở nên ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi khi mua sắm tại một cửa hàng, một siêu thị, một tiệm tạp hóa lớn đối với cá nhân hay hộ kinh doanh vẫn phải đóng thuế VAT với một tỷ lệ phần trăm nhất định. Vậy thuế VAT là gì? Vì sao lại có thuế này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Thuế VAT là gì? Vì sao lại có thuế VAT?

Thuế VAT
 

Thuế VAT là gì?

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm thuế VAT là gì. Thuế VAT là 03 ký tự viết tắt của từ tiếng Anh Value Added Tax, có nghĩa tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng. 

Đây là một hình thức của thuế bán hàng. Tại một vài quốc gia khác như Canada, Úc hay New Zealand thì thuế giá trị gia tăng được gọi là thuế hàng hóa dịch vụ - viết tắt là GST. Trong khi ở nước Nhật Bản thì nó có tên gọi khác là thuế tiêu thụ.

VAT là một loại thuế truy thu gián tiếp, dành cho người tiêu dùng sau cùng. Nó có nguồn gốc từ thuế doanh thu và được phát minh đầu tiên bởi một nhà kinh tế học người Pháp có tên là Maurice Lauré vào năm 1954. 

Theo quy định, người tiêu dùng sau cùng của các sản phẩm sẽ không được hoàn lại thuế VAT, trong khi những doanh nghiệp hoặc các công ty có thể được hoàn lại thuế VAT nếu họ mua các nguyên vật liệu và dịch vụ để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ nối tiếp để bán cho người sử dụng sau cùng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Có nguồn gốc từ quê hương của thủ đô Paris tráng lệ, thuế giá trị gia tăng ngày nay đã được áp dụng một cách phổ biến ở nhiều quốc gia khắp 5 châu. 

Ngày nay, những quốc gia thuộc khối E.U, hầu hết các nước ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một vài quốc gia Châu Á trong đó có nước ta đã áp dụng thuế giá trị gia tăng một cách chính thức. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu thuế VAT. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 130 nước trên thế giới áp dụng chính thức việc thu thuế giá trị gia tăng.

Vì sao lại có thuế VAT

Sau khi hiểu cơ bản thuế VAT là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có thuế VAT. VAT là một loại thuế doanh thu được áp dụng vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu hành các sản phẩm hàng hóa – dịch vụ, từ khi còn là những vật chất thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thiện, và sau cùng là khâu tiêu dùng. 

Chính vì vậy mà thuế VAT còn được gọi là thuế doanh thu có khấu trừ khoản thuế đã đóng ở giai đoạn trước. Thuế giá trị gia tăng sẽ được tính vào giá bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ và người tiêu dùng sẽ phải trả khi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng các loại dịch vụ.

thuế VAT là gì

Hình thức của thuế VAT

Thuế VAT xuất hiện trên thị trường vì nó có những ưu điểm nhất định đó là Nhà nước chỉ đánh thuế đối với phần chi phí tăng thêm của các sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất, lưu thông hàng hóa mà không đánh thuế đối với toàn bộ doanh thu sinh ra như hoạt động thuế doanh thu. 

Đồng thời, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay thế cho thuế doanh thu sẽ không gây thay đổi gì đến giá cả các sản phẩm hàng hóa, mà giúp cho giá cả trở nên hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh được hiện tượng thuế chồng lên thuế.

Luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta

Luật thuế VAT là gì? Theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, thuế giá trị gia tăng là thuế được tính dựa vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong một giai đoạn dài từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 

VAT là một loại thuế truy thu gián tiếp, chi phí thuế được hình thành trong giá cả các sản phẩm hàng hóa cũng như các dịch vụ. Đối tượng cuối cùng phải nộp thuế là người tiêu dùng. 

Người nộp thuế trực tiếp chỉ là những đối tượng thay thế người tiêu dùng đi nộp thuế cho Nhà nước. thuế giá trị gia tăng có phạm vi rất rộng, liên quan đến hầu hết tất cả loại hàng hóa dịch vụ lưu thông trên thị trường.

thuế VAT là gì
Thuế VAT ở Việt Nam

Đối tượng phải đóng thuế VAT theo Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng ở nước ta là các loại hàng hóa, dịch vụ được dùng cho sản xuất, tiêu dùng cũng như kinh doanh ở Việt Nam, ngoại trừ những đối tượng không bị đánh thuế được quy định tại Điều 5 Luật

Thuế, gồm có:

1. Những sản phẩm thuộc về trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa được chế biến hoàn chỉnh hoặc chỉ được sơ chế thông thường. 

Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mua các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa được chế biến hoàn chỉnh hoặc chỉ được sơ chế thông thường khi bán cho các doanh nghiệp, các tổ chức hoặc cá nhân khác thì không cần kê khai, sẽ nộp thuế giá trị gia tăng nhưng sẽ được khấu trừ vào thuế giá trị gia tăng ở đầu vào.

2. Sản phẩm là những giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng, con giống, cây trưởng thành, hạt giống, phôi, tinh dịch, nguyên vật liệu di truyền.

3. Sản phẩm tưới tiêu, cày, bừa đất canh tác, nạo kênh mương nội đồng để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hoạt động thu hoạch các nông sản. 
Phân bón, các thiết bị máy móc, vật tư chuyên dùng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Những ghe tàu đánh bắt xa bờ, các loại thức ăn dành cho gia súc, gia cầm cũng như các vật nuôi khác.

4. Sản phẩm muối được làm từ nước biển, từ mỏ muối thiên nhiên, muối tinh luyện, muối i-ốt có thành phần chính là NaCl.

5. Nhà ở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hoặc do Nhà nước cấp cho cá nhân ở thuê.

6. Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất.

7. Các loại hình bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm học đường, cùng những hình thức bảo hiểm khác liên quan đến con người, đến vật nuôi, cây trồng, tàu thuyền,...

8. Các dịch vụ tài chính - ngân hàng, các hình thức kinh doanh chứng khoán như: Dịch vụ cấp tín dụng, dịch vụ cho vay, môi giới – tư vấn đầu tư chứng khoán, bán nợ, kinh doanh ngoại tệ,...

9. Dịch vụ y tế, thú y, bao gồm khám chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, người bị khuyết tật.

10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, mạng Internet phổ cập.

11. Dịch vụ sở thú, công viên, cây xanh, vườn hoa, chiếu sáng công cộng, tang lễ.

12. Xây dựng bằng số tiền đóng góp của nhân dân, tiền viện trợ nhân đạo cũng như nhà ở cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội.

13. Dạy học, dạy nghề.

14. Dịch vụ truyền thanh, truyền hình bằng ngân sách nhà nước.

15. Xuất nhập khẩu, phát hành, xuất bản sách báo, tạp chí, sách giáo khoa, giáo trình, các loại sách khoa học khác.

16. Dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng như xe buýt, xe điện.

17. Vũ khí phục vụ cho hoạt động quốc phòng, an ninh.

18. Hàng hóa, sản phẩm bán cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế với mục đích nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

19. Các hình thức chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.

20. Vàng nhập khẩu dạng miếng, thỏi chưa được chế tạo thành sản phẩm gia công mỹ nghệ, đồ trang sức,...

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ biết thêm được kiến thức về thuế VAT là gì, cũng như những thông tin liên quan đến thuế VAT. Từ đó, các bạn sẽ không còn thắc mắc mỗi khi nhìn thấy dòng chữ thuế VAT trong lúc mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ nữa.