Thương mại điện tử là gì? Các hình thức nghành thương mại điện tử hiện nay

Xã hội hiện đại, thông minh ngày nay cho phép con người có thể trao đổi, mua bán hàng hóa, sản phẩm một cách nhanh gọn, đơn giản ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào với điều kiện cần chỉ là một chiếc smartphone có cài ứng dụng mua sắm trực tuyến trong máy. Việc của bạn chỉ là chọn món đồ mình cần mua và đặt hàng, rồi sẽ người giao hàng đến tận nơi. Công cuộc mua sắm đã trở nên dễ dàng và thuận tiện đến thế là nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của thương mại điện tử. Nó đã có tác động lớn đến không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn cả các cá nhân cũng tham gia vào lĩnh vực mua bán trực tuyến này. Vậy Thương mại điện tử là gì? Các hình thức nghành thương mại điện tử hiện nay

Thương mại điện tử là gì? Các hình thức nghành thương mại điện tử hiện nay

Thương mại điện tử là gì?

Công cuộc mua sắm đã trở nên dễ dàng và thuận tiện đến thế là nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của thương mại điện tử. Nó đã có tác động lớn đến không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn cả các cá nhân cũng tham gia vào lĩnh vực mua bán trực tuyến này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu thêm về thương mại điện tử nhé.  

E-commerce là gì?

E-commerce được hiểu trong tiếng Việt là thương mại điện từ. Hẳn nghe đến từ này mọi người đều hình dung ra được khái niệm của nó bởi đơn giản là hai từ thương mại và điện tử đều có nghĩa được ghép lại thành một thuật ngữ để chỉ sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Hiểu một cách chính xác thì theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." [21] Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử. Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công."

E-commerce là gì?

Hiện nay, E-commerce được coi như là một xu hướng kinh doanh mới được ưa chuộng và có sự tham gia của nhiều đối tượng với nhiều vai trò khác nhau như nhà cung cấp sản phẩm, người mua, người bán lẻ, các đơn vị vận chuyển… Đó là các các website thương mại điện tử, web bán hàng quy mô lớn như tiki, lazada, shopee…

Mọi người thường hiểu đơn giản thương mại điện tử là việc mua bán trực tuyến bởi sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng mua sắm trực tuyến như tiki, shopee, lazada, sendo,... với đa dạng mặt hàng, giá cả phải chăng, nhiều ưu đãi hấp dẫn và đặc biệt là thuận tiện, gọn nhẹ, dễ dàng và nhanh chóng. Hầu hết, việc đặt mua hàng online đã trở thành xu hướng chính trong thời buổi truyền thông xã hội phát triển ngày nay. Đối với hầu hết các cá nhân với vốn khởi đầu còn ít và mô hình kinh doanh còn nhỏ, lẻ nên việc bán hàng thông qua các trang mạng xã hội như facebook, instagram là phương tiện hữu hiệu cho việc phát triển dần dần việc kinh doanh của mình và tiết kiệm rất nhiều trong các khoản phí như tiền điện, tiền thuê mặt bằng, tiền thuê nhân viên,... Các mặt hàng cũng được rao bán đa dạng. Có thể nói đây cũng như là một cái “chợ” nhưng trên nền tảng Internet.

Các hình thức thương mại điện tử

Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.

Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.

Hiện nay, có rất nhiều loại hình thương mại điện tử như B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C. Tuy nhiên, B2B, B2C và C2C là hai loại hình thương mại điện tử phổ biến cũng như quan trọng nhất.

  • B2B (Business to Business):

B2B (Business to Business):

Đây là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ thực hiện giao dịch với nhau trên mạng. Các bên tham gia giao dịch B2B gồm: người trung gian trực tuyến (ảo hoặc click-and-mortar), người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán.

  • B2C (Business to Customer):

B2C (Business to Customer):

Đây là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong thương mại điện tử, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Hàng hoá bán lẻ trên mạng thường là hàng hoá, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng, sách và âm nhạc, đồ chơi, sức khoẻ và mỹ phẩm, giải trí… Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hoá bán (Tổng hợp, chuyên ngành), theo phạm vi địa lý (toàn cầu , khu vực ), theo kênh bán (bán trực tiếp, bán qua kênh phân bố).

  • C2C (Customer to customer):

C2C (Customer to customer):

Đây là mô hình thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Hiểu đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng. Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty / doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới.

Kinh doanh thương mại là gì?

Hoạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế xã hội. Thương nhân có thể là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự hay các hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh thương mại đã không còn xa lạ gì đối với các cá nhân nhỏ, lẻ hay các tổ chức, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại. Với chức năng tổ chức và thực hiện việc mua bán trao đổi hàng hoá, cung cấp các dịch vụ, kinh doanh thương mại nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động kinh doanh thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng.

Kinh doanh thương mại có những đặc điểm như sau:

  • Hoạt động kinh tế cơ bản là lưu chuyển hàng hoá (Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán trao đổi và dự trữ hàng hoá )

  • Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất và phi vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán.

  • Hoạt động kinh doanh thương mại có 2 hình thức lưu chuyển chính là bán buôn, bán lẻ.

  • Có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại…

  • Sự vận động của hàng hoá không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng (hàng lưu chuyển trong nước, hàng xuất nhập khẩu..). Do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng.

Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam

Ngày nay, nền tảng công nghệ thông tin phát triển tiên tiến với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử được coi như là xu hướng dẫn đầu của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới. . Cũng vì thế mà ngành thương mại điện tử được nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh quan tâm. Ngành học thương mại điện tử là sự giao thoa giữa ngành kinh doanh và công nghệ thông tin. Với ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, nắm bắt chức năng và vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa;...

Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam

Đặc biệt, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin là những nội dung tối quan trọng sinh viên ngành Thương mại điện tử cần tích lũy.

Với sự phát triển không ngừng và đầy thành công của thương mại điện tử ngày nay hứa hẹn sẽ là lĩnh vực mới mẻ, hay ho với mức lương hấp dẫn. Các doanh nghiệp lớn ở các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc đã rất thành công từ thương mại điện tử, có thể kể đến như Amazon, Ebay, Alibaba. Ở Việt Nam thì Lazada, Tiki, Adayroi là ba cái tên được quan tâm nhiều nhất. Có thể thấy đây sẽ là thị trường “hái ra tiền” trong tương lai gần.

Theo đó, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng hút các bạn trẻ theo học cùng cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử người học dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc luôn mới mẻ với các vị trí như:

  • Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp; Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing;

  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;

  • Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử

  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành

  • Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp...