-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Thủy ngân là gì? Thủy ngân có độc không? Xử lý nhiễm độc thủy ngân?
Trong thời gian vừa qua tình trạng ô nhiễm chất độc là kim loại ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là thủy ngân, điển hình là các vụ án dính líu đến các đại công nghiệp như vụ vịnh Minamata ở Nhật Bản, nhiễm thủy ngân ở công ty Kodaikanal của tập đoàn Hindustan Unilever ở Ấn Độ. Và gần đây nhất là vụ cháy xưởng sản xuất của công ty Rạng Đông tại Hà Nội, Việt Nam. Gây hoang mang trong dư luận, cùng Wikihoidap tìm hiểu thủy ngân và cách phòng ngừa loại chất độc này nhé!
Danh mục nội dung
Thủy ngân là gì? Sự độc hại của thủy ngân?
Thủy ngân là nguyên tố hóa học có ký hiệu Hg và số nguyên tử 80 trong bảng tuần hoàn hóa học, thủy ngân là nguyên tố kim loại duy nhất ở dạng lỏng ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và áp suất.
Thủy ngân xuất hiện trong các khoáng vật trên toàn thế giới chủ yếu ở dạng chu sa (thủy ngân II sulfua, HgS).
Sơ lược về thủy ngân là vậy, ta tìm hiểu sâu về thủy ngân hơn qua các tính chất của thủy ngân.
Tính chất vật lý của thủy ngân:
Thủy ngân là một kim loại lỏng nặng, màu trắng bạc. So với các kim loại khác, nó là một chất dẫn nhiệt kém, nhưng là một chất dẫn điện khá tốt.
Nó có điểm đóng băng −38,83 °C và điểm sôi là 356,73 °C, thấp nhất so với bất kỳ kim loại ổn định nào.
Tính chất hóa học của thủy ngân:
Thủy ngân không phản ứng với hầu hết các axit, chẳng hạn như axit sunfuric loãng, mặc dù các axit oxy hóa như axit sunfuric đậm đặc và axit nitric hoặc nước cường toan hòa tan nó để tạo ra các muối thủy ngân sunfat, nitrat và clorua.
Giống như bạc, thủy ngân phản ứng với hydro sunfua trong khí quyển. Thủy ngân phản ứng với các mảnh lưu huỳnh rắn, được sử dụng trong bộ dụng cụ xử lý tràn thủy ngân để hấp thụ thủy ngân (bộ dụng cụ tràn cũng sử dụng than hoạt tính và kẽm bột).
Hỗn hống:
Thủy ngân hòa tan nhiều kim loại như vàng và bạc để tạo thành hỗn hống. Thủy ngân dễ dàng kết hợp với nhôm để tạo thành hỗn hống nhôm thủy ngân khi hai kim loại nguyên chất tiếp xúc với nhau. Vì hỗn hống phá hủy lớp oxit nhôm bảo vệ nhôm kim loại khỏi bị oxy hóa sâu (như trong rỉ sắt), ngay cả một lượng nhỏ thủy ngân cũng có thể ăn mòn nhôm nghiêm trọng. Vì lý do này, thủy ngân không được phép mang lên máy bay trong hầu hết các trường hợp vì nguy cơ nó hình thành một hỗn hống với các bộ phận nhôm tiếp xúc trong máy bay.
Ô nhiễm thủy ngân là loại ô nhiễm kim loại lỏng phổ biến nhất.
Nguồn lây nhiễm thủy ngân:
Đường phơi nhiễm với thủy ngân phổ biến nhất là qua đường thức ăn khi tiêu thụ hải sản hoặc thực vật có chứa các dạng muối hoặc hữu cơ của thủy ngân. Hoạt động của các nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác và đám cháy rừng cũng có thể là nguồn tạo ra thủy ngân dạng hơi khiến con người sinh hoạt ở phạm vi xung quanh bị ảnh hưởng.
Tùy vào nguồn lây nhiễm khác nhau mà người bệnh có thể bị nhiễm độc các dạng khác nhau của thủy ngân:
- Methyl thủy ngân: Đây là dạng có độc tính cao nhất của thủy ngân. Metyl thủy ngân có thể ngấm vào cơ thể khi con người ăn một số loài cá nước mặn và nước ngọt, đặc biệt là loài cá lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập hay cá kiếm,,..
- Hợp chất thủy ngân vô cơ: Dạng này thường tồn tại trong pin, thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi và một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Khi nuốt hoặc vô tình hít phải hơi của các loại chất này có thể làm con người phơi nhiễm với thủy ngân.
- Thủy ngân phenyl (phenyl mercury): thường có mặt trong các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm dành cho mắt và dụng cụ vệ sinh cá nhân. Phenyl thủy ngân xâm nhập vào cơ thể khi hít vào ở dạng hơi, ngấm qua da hoặc qua đường tiêu hóa.
Triệu chứng nhiễm độc thủy ngân:
Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô bao gồm gan và não bộ, thần kinh. Các dấu hiệu điển hình khi bị nhiễm độc thần kinh mà người bệnh có thể cảm nhận được:
Dấu hiệu đầu tiên khi bị nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, gọi là chứng dị cảm (paresthesia).
Phơi nhiễm với thủy ngân trong thời gian dài có thể dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân và căng thẳng tâm lý. Các triệu chứng này xảy ra khi một người bình thường tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3.
Cách xử lý ngộ độc thủy ngân:
Xử trí ngộ độc thủy ngân trước khi đến bệnh viện bao gồm các bước cơ bản:
- Với tình trạng người bệnh hít phải hơi thủy ngân thì nên nhanh chóng đưa ra khỏi khu vực có thủy ngân. Nếu là phòng nhỏ thì cần đóng kín cửa phòng để tránh thủy ngân phân tán ra ngoài môi trường.
- Nếu trẻ vô tình nuốt phải thủy ngân lỏng: Trong lúc chờ đợi đến cơ sở y tế gần nhất, hãy cho trẻ uống thật nhiều nước .
- Với tình trạng thủy ngân tiếp xúc qua da: Cần ngay lập tức thải loại chất độc ở ngoài da bằng cách:
- Cần vệ sinh, rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
- Nên thay toàn bộ quần áo đề phòng trường hợp thủy ngân dính vào người.
- Để làm sạch quần áo dính thủy ngân, nên ngâm nước lạnh và nước xà phòng ở nhiệt độ 70 - 80 độ C, ngâm tiếp 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy rồi mới xả bằng nước.
- Vứt bỏ những dụng cụ thu dọn vừa sử dụng như chổi, sọt đựng rác hay găng tay vào túi ni lông buộc kín, có ghi chú bên ngoài để tránh trường hợp xấu cho người khác.
Biện pháp phòng tránh ngộ độc thủy ngân:
Một số biện pháp có thể giúp hạn chế phơi nhiễm với thủy ngân:
- Tránh phơi nhiễm với hơi thủy ngân, đặc biệt là các khu vực có đám cháy, nhiệt độ cao vì hơi thủy ngân rất độc.
- Hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với thủy ngân, đặc biệt là các vật dụng dễ vỡ như nhiệt kế thủy ngân. Nếu phát hiện trẻ nuốt phải thủy ngân trong nhiệt kế, cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay. Tuyệt đối không móc họng, gây ói vì điều này có thể gây nguy hiểm hơn cho trẻ.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cao, đặc biệt là các loại cá sống ở khu vực sâu của biển.
Trường hợp nhận thấy những dấu hiệu nhiễm độc, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Như vậy Wikihoidap.org đã cung cấp những thông tin căn bản nhất về tính chất cũng như cách xử lý nguy hại, các dấu hiệu khi nhiễm độc thủy ngân, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về loại hóa chất độc hại này. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!