-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Lê Quý Đôn là ai? Tiểu sử Lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn tự Doãn Hậu, hiệu Quê Đường, người làng Diên Hà, huyện Diên Hà, tỉnh Thái Bình, là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ, và được mệnh danh là "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến
Danh mục nội dung
Tuổi trẻ ngỗ nghịch
Từ thuở nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng thần đồng khắp trấn Sơn Nam. Đâu đâu người ta cũng nói về cậu bé thông minh có trí nhớ lạ kỳ. Năm mười ba tuổi, ông theo cha lên học ở Kinh đô. Mười bốn tuổi, ông đã học hết Tứ thư, Ngũ kinh, Sử, Truyện và đọc đến cả Bách gia, Chư tử, một ngày có thể làm xong mười bài phú.
Tương truyền, năm Lê Quý Đôn mới lên bảy tuổi, một hôm có người bạn của cha đến chơi, thấy chú bé thông minh đĩnh ngộ, hỏi đâu nói được đấy thì rất lấy làm kinh ngạc. Nhân muốn thử thêm tài của Đôn, ông khách trỏ vào con sông chảy quanh sau vưòn nhà, ở chỗ đó sông tự chia ra làm ba nhánh, bèn tức cảnh ra một vế đốì: "Tam xuyên" (ba con sông), vế đốì này bề ngoài có vẻ khá đơn giản, nhưng kỳ thực rất hóc búa, vì hai chữ "Tam xuyên' chữ nào cũng chỉ có ba nét, hơn nữa chữ ''xuyên,' lại cũng chỉ là chữ ''tam" quay ngang lại (một phần tư vòng tròn) mà thành.
Chú bé bảy tuổi hiểu ngay cái lắt léo của vế đối, nhất thiết không chịu mắc lừa vì vẻ dễ dàng của nó. Đôn nhìn quanh để tìm ý. Chợt trông lên mặt ông khách, thấy ông ta đang đeo mục kỉnh, Đôn mừng quá, bèn tức cảnh đối lại ngay là "Tứ mục" (bốn mắt).
Vế đốì lại này hết sức tài tình ở chỗ Đôn đã tìm ra hai chữ cũng rất đơn giản, mỗi chữ chỉ có bôn nét, nhất là chữ "mục" là "mắt" lại cũng chính là chữ "tứ" là "bốn" quay ngang (quay chệch một phần tư vòng tròn) mà thành, vế đốì tức cảnh lại còn nêu lên được một đặc điểm của ông khách già là đeo kính. Khách thán phục đứng dậy nắm lấy hai vai của chú bé mà nói: "Tài học của chú rồi sẽ dọc ngang một đời!".
Lê Quý Đôn thông minh hoạt bát, nhưng tính khí cũng vô cùng ngỗ ngược. Vì thế đã làm cho cha mẹ ông nhiều phen phải bực mình về ông và xấu hổ với khách.
Một hôm, ông cởi truồng đi tắm sông. Tình cờ giữa đường gặp quan Thượng hỏi thăm vào nhà cha mình là Trung Hiếu công Lê Trọng Thứ, ông liền đứng giạng hai chân ra bảo quan Thượng rằng:
- "Đố ông biết chữ gì đây? Nếu ông biết cháu sẽ đưa ông vào nhà."
Ông kia thấy đứa trẻ hỗn xược, giận tím mặt không thèm nói gì cả. Lê Quý Đôn liền cười vang lên mà nói rằng:
- "Chữ “thái” thê mà cũng không biết!"
Thây đứa trẻ quá ngỗ ngược, nhưng cũng lại rất thông minh, ông quan vừa ngạc nhiên, thích thú vừa bực mình, sau hỏi ra mới biết là con Trung Hiếu công. Lúc vào chơi nhà, ông Thượng bèn đem chuyện ấy ra phàn nàn. Trung Hiếu công bèn gọi Lê Quý Đôn lên mắng rằng:
- "Con là đứa ngỗ nghịch rắn mày rắn mặt, phải vịnh một bài thơ tự trách mình, nếu không làm được thì ta đánh đòn!"
Lê Quý Đôn vâng lời làm ngay bài thơ Nôm như sau:
Chẳng phải liu điu củng giống nhà.
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cô cha..
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra.
Từ rày Trâu, Lỗ chăm nghề học.
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!
Bài thơ vừa ra giọng tự trách mình lại vừa có ý nêu tên một số loại rắn (líu điu, hổ lửa, mai gầm, ráo, thằn lằn, trâu, lỗ, hổ mang), vậy mà đọc vẫn không thấy gì gượng gạo. ông khách thấy Lê Quý Đôn mới tí tuổi mà đã tài như thế, bao nhiêu bực tức đều tiêu tan hết, tàm tắc khen mãi không thôi.
"Bậc kỳ tài xưa nay hiếm có”
Năm mười bảy tuổi, Lê Quý Đôn dự khoa thi Hương, đỗ Giải nguyên, mười năm sau, tròn hai mươi bảy tuổi, thi Hội đỗ Hội nguyên, vào thi Đình đỗ Bảng nhãn. Sau khi thi đậu, ông ra làm quan, giữ nhiều trọng trách trong triều.
Lê Quý Đôn là một nhà bác học có kiến thức uyên bác và sự hiểu biết sâu rộng. Có thể nói ông là người thâu tóm được mọi mặt tri thức của thời đại lúc bấy giò.
Năm 1759 (triều Lê Hiển Tông), Thái thượng hoàng Lê Ý Tông mất, triều đình cử ông làm phó sứ cùng với Trần Huy Mật dẫn một phái đoàn sang báo tang và cống lễ cho nhà Thanh.
Trong dịp này, khi sứ đoàn An Nam đi qua các châu phủ Trung Hoa đều bị họ gọi là di quan di mục, nghĩa là quan lại mọi rợ. Khi sứ đoàn đến Quế Lâm, Lê Quý Đôn viết thư cho quan tổng trấn Quảng Châu để phản đối cách gọi này. Với uy tín và học vấn của Lê Quý Đôn, triều đình Trung Hoa đành phải chấp nhận bỏ những danh từ miệt thị khinh khi này và gọi sứ đoàn là An Nam Cống sứ.
Đến nay, người ta vẫn còn truyền tụng lại những câu chuyện thứ vị, ca ngợi tài năng uyên bác của ông trong dịp đi sứ Tàu.
Một vị quan triều Thanh, cũng có tiếng là uyên thâm, nghe tiếng Lê Quý Đôn có trí nhớ siêu phàm, mới bày cách để thử tài ông. ông này dẫn Lê Quý Đôn đến chùa xem văn bia, cạnh ngôi chùa có con sông, thủy triều lên rất mạnh. Chờ đến khi thủy triều dâng tới chân bia, vị này mới dẫn ông tối xem. Sau đó, trên đường về, ông ta hỏi:
- "Tiên sinh thấy nội dung bài văn bia thế nào?"
Lê Quý Đôn thản nhiên đọc lại vanh vách, không sai một chữ.
Vị quan nọ ngạc nhiên đến sửng sốt, không thốt lên lời. Nguyên do là chữ Hán cổ viết từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, nước lại ngập từ dưới lên. Vị quan nọ chắc mẩm Lê Quý Đôn có tài thánh cũng không đọc nổi. Thế mà, ông nhớ không sót một chữ. Thì ra, Lê Quý Đôn đọc từ dưới lên trên, theo mực nước dâng. Biết được điều đó, vị học giả người Tàu kinh ngạc thốt lên: "ông là bậc kỳ tài xưa nay hiếm".
Trong thời gian đi sứ, ông mang theo một số tác phẩm của mình, khi các vị Nho thần người Tàu truyền nhau xem, họ rất thán phục. Đề đốc Quảng Tây Chu Bội Liên, một học giả có tiếng đời Thanh, nhận xét; "Nước tôi có nhiều nhân tài, nhưng những người có tài như sứ quân chỉ được có một vài".
Năm 1764, ông xin về trí sĩ, đóng cửa viết sách. Tương truyền, thời gian này, có sứ nhà Thanh sang, tới cửa ải thì dừng lại không đi nữa mà chỉ đưa một tấm vóc, có để một chữ rất lạ, và nhắn chừng nào giải được, thì sứ mới vào nước.
Vua chúa hội cả quần thần lại hỏi, chẳng ai đoán ra chữ gì cả, chúa lo lắm. Các quan tâu rằng phải hỏi Lê Quý Đôn thì may ra mới xong được.
Chúa sai người đến mời Lê Quý Đôn giải. Ông bảo xin vua gửi cho sứ nhà Thanh một tấm áo cầu (áo may bằng ca dùng cho quý tộc), họ sẽ tức khắc đến ngay. Vua chúa, quần thần cũng chưa hiểu ý nghĩa ra sao, nhưng cứ theo lời Lê Quý Đôn. Quả nhiên, nhận được áo, sứ Thanh đến ngay. Ngày sứ đến, Lê Quý Đôn được cử ra tiếp sứ. Đôn viết vào một mảnh giấy đỏ bốn chữ "Phỉ xa bất đông" (không phải chữ xa (xe) cũng không phải chữ đông (phía đông)) rồi đưa sứ xem. Sứ đứng dậy vái bốn vái, rồi trả áo cầu lại, tỏ lòng hết sức khâm phục tài trí của người Nam. Bấy giờ vua chúa, quần thần nhà Lê mối biết đó là đố mẹo. Chữ viết không ra chữ xa mà cũng chẳng ra chữ đông, là trích thơ của Mao Khưu trong Kinh Thi: Hồ cừu mông nhung, phỉ xa hất đông. Nghĩa là: "Áo hồ cừu rách rưới, chẳng phải là không có xe mà không sang phía đông". Sứ Thanh muốn nói là mình không có áo đại lễ nên không dám đến. Cả một câu mà thu gọn vào có một chữ, chỉ một chữ mà thay thế đủ lời lẽ của cả một bức thư, triều đình xôn xao khen kẻ đố mười phần thì lại càng phục người giải trăm phần.
Công trình để lại cho hậu thế
Lê Quý Đôn để lại cho đời nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Đại Việt thông sử (Bộ sử thông suốt từ cổ chí kim về nước Đại Việt), Phủ biên tạp lục (Ghi chép tản mạn trong khi đi vỗ yên vùng biên), Thư kinh diễn nghĩa (Diễn nghĩa Kinh thi), Vân đài loại ngữ (Ghi chép những điều thu hoạch được thành từng loại). Nói chung, công trình của ông để lại cho đời sau hết sức đồ sộ, ngày nay phần thất lạc cũng nhiều, mà phần còn lại cũng tương đôi lớn. Bởi ông không những có tài năng thiêm bẩm mà làm việc cũng hết sức cần cù, chịu khó, không sách gì ông không đọc, không việc gì ông không suy nghĩ, quan sát, ghi chép. Chi riêng trong cuốn Vân đài loại ngữ, ông đã trích dẫn cả thảy 557 cuốn sách, trong đó có những cuốn sách của châu Âu dịch ra tiếng Trung Quốc.
Trong khối lượng tri thức đồ sộ của Lê Quý Đôn có một đặc điểm rất đáng chú ý là ông kết hợp được cả hai mặt tri thức sách vở và tri thức thực tiễn. Tri thức sách vở của ông có hệ thống, có chiều sâu. Thật đúng như Phan Huy Chú đánh giá: "Ông tư chất khác đời, thông minh hơn người... Bình sinh làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về “điển cố” thì đầy đủ, rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng ở trên đời".