-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Shark Thủy là ai? Tiểu sử doanh nhân Nguyễn Ngọc Thủy
Shark Thủy tên thật là Nguyễn Ngọc Thủy là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Egroup, là nhà đầu tư 3 mùa trong chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ Bạc tỷ
Danh mục nội dung
Khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường
Câu chuyện khởi nghiệp bắt đầu khi Shark Thủy 17 tuổi, đang học lớp 11 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Tây), anh cùng hợp tác với một thầy giáo mở trung tâm luyện thi đại học khu vực Hà Đông. Trong suy nghĩ của một học sinh cấp 3 thời điểm đó, anh luôn xác định sẽ cố gắng để vừa học tốt, vừa làm tốt việc kinh doanh. Nhưng thực tế lại không như những gì mình nghĩ. Khi đang là sinh viên năm nhất đại học Mỏ - Địa chất, anh đã phải bảo lưu để tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh. Và đến nay, anh vẫn chưa lấy bằng Đại học, đây là điểm khác biệt của anh so với các Shark còn lại.
Shark Thủy từng bộc bạch rằng: “Tôi chỉ dự định bảo lưu khi học hết năm thứ nhất đại học để làm điều mình muốn trước là kinh doanh, nhưng đến giờ tôi vẫn chưa quay lại trường đại học. Niềm tự hào cuối cùng trên con đường học tập của tôi là Trường PTTH chuyên Nguyễn Huệ, Hà Tây (nay là Hà Đông, Hà Nội)”
Từ những bước đi ban đầu với trung tâm luyện thi đại học và thất bại với công ty cung cấp người giúp việc hay y buôn bán thiết bị máy tính, đến năm 2008, Shark Thủy thành lập công ty Egame, tiền thân của tập đoàn Egroup hiện nay. Qua gần 10 năm phát triển, Egroup đã xây dựng trở thành tập đoàn đa ngàng với nhiều công ty con tập trung phát triển nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, giáo dục hay sức khoẻ.
Hiện nay, tập đoàn Egroup của doanh nhân Ngọc Thủy là một trong những doanh nghiệp tại Việt Nam đi tiên phong trong việc áp dụng phương pháp giáo dục trên nền tảng công nghệ hiện đại tại Việt Nam, tạo ra một hệ sinh thái về giáo dục và liên kết và hợp tác với các tập đoàn lớn như Chungdahm Learning, SK Telecom, MegaNext, Yakson Myungga, Culture 21, Franklin Learning Center (Mỹ)…
Một số thành tự của tập đoàn có thể kể đến Egame với sản phẩm Chinh phục vũ môn - một game giải trí, mang đến một thế giới học đường ảo giúp học sinh trang bị kiến thức, kỹ năng sống. Sau đó, dự án nhanh chóng trở thành platform của nhiều cuộc thi như Chinh phục vũ môn - cuộc thi kiến thức trực tuyến dành cho học sinh Tiểu học và THCS trên toàn quốc, Giao thông học đường, Tự hào Việt Nam… và nhiều cuộc thi khác đồng hành cùng TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên nếu nói đến dự án thành công của cá nhân Shark Thủy và Egroup thì đó là Apax English - dự án đã vượt lên iLa trở thành chuỗi trung tâm tiếng Anh lớn nhất cả nước về số lượng trung tâm chỉ sau 2 năm thành lập. Tháng 5/2015, Apax English mở trung tâm tiếng Anh đầu tiên. Chỉ sau 2 năm, đơn vị này đã sở hữu 50 trung tâm tiếng Anh và hơn 30 nghìn học viên trên toàn quốc trong khi đó chuỗi trung tâm tiếng Anh 16 năm tuổi iLa mới chỉ dừng lại ở 34 trung tâm. Với sự phát triển thần tốc đó, Apax English còn được mệnh danh là "Thế giới di động" trong ngành giáo dục.
Có thể nói, doanh nhân Nguyễn Ngọc Thủy là một trong những người đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nền tảng giáo dục trên cơ sở công nghệ hiện đại cho Việt Nam.
Năm 2017, anh được Enterprise Asia trao tặng giải thưởng doanh nhân châu Á - Thái Bình Dương (APEA)
Triết lý kinh doanh "Mượn - Giành - Dẫn"
Triết lý kinh doanh của Shark Thủy gói gọn trong 3 từ: "Mượn - Giành -Dẫn", cụ thể là khi bắt đầu kinh doanh hãy mượn của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực của mình: mượn công nghệ, các haoạt động của họ. Từ đó, chúng tôi giành niềm tin, giành thị phần, giành uy tín để dẫn đầu thị trường.
Với khẩu vị đầu từ thì ông chỉ gói gọn trong hai chữ ngành và người: “Đầu tiên là ngành, ngành phải đủ lớn và mỗi sản phẩm đưa ra phải có sự khác biệt để thị trường nhận biết được. Hai là người, người phải tốt”, ông Thủy phát biểu. Trong đó yếu tố "người" phải có hội tụ đủ 3 yếu tố: tiêu chí thứ nhất là tinh thần khởi nghiệp, nhất là tinh thần vượt khó; tiêu chí thứ hai là tinh thần hợp tác, cởi mở; tiêu chí thứ ba, theo ông Thủy, là phải luôn luôn nghĩ lớn.
Những dự án đầu tư tại Shark Tank - Thương vụ Bạc tỷ
Mặc dù chỉ xuất hiện với tư cách khách mời trong mùa 1 và mùa 2 nhưng vị “cá mập” của Egroup rất chịu khó "xuống tiền" trong việc đầu tư vào các startup. Riêng mùa 1, Shark Thủy đã cam kết rót vốn lên tới 19,2 tỷ đồng: Soya Garden; Volunteer Education, Xe lăn VH, start-up công nghệ Umbala
Trong mùa 2, shark Thủy cũng đã chi ra trên dưới 25 tỷ cho các startup về giáo dục. Thương vụ đầu tư lớn nhất dành cho Công ty Magic Book với số tiền tổng cộng 500 nghìn USD. Bên cạnh đó là các thương vụ hàng tỷ đồng như We Escape – 5 tỷ đồng cho 36% vốn; 5 tỷ cho Talk cafe English đổi lấy 46%; và 3 tỷ đồng cho 80% chuỗi nhà hàng chay Pema…
Hy vọng bài viết này về shark Nguyễn Ngọc Thủy sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều điều về cá mập này. Chúc các bạn có thêm kiến thức bổ ích.