Tín dụng là gì và những điều cần biết về tín dụng

Ngày nay, nhờ có tín dụng mà đã có thể giải quyết khá nhiều vấn đề liên quan đến tiền vốn của cá nhân cũng như doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhắc đến tín dụng vẫn còn nhiều người hiểu sai và khá mơ hồ về nó. Vậy tín dụng là gì? Tín dụng ngân hàng là gì? Tín dụng là gì và những điều cần biết về tín dụng

Tín dụng là gì và những điều cần biết về tín dụng

Vậy tín dụng là gì? Tín dụng ngân hàng là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tín dụng là gì?

Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong đó, người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức, còn người cho vay là ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính tín dụng nào đó. Sản phẩm vay có thể là hàng hóa hoặc tiền. Quan hệ giữa hai bên rằng buộc nhau bởi cơ chế tín dụng, thời gian cho vay, lãi suất phải trả.

Tín dụng là gì?

Đặc điểm của tín dụng

  • Tín dụng được phân chia ngắn hạn và trung hạn, dài hạn.

  • Đối tượng tín dụng bao gồm: Đối tượng sử dụng vốn lưu động và đối tượng sử dụng vốn cố định.

  • Mục đích sử dụng: Tín dụng hàng hóa bao gồm cả sản xuất và lưu thông, tín dụng tiêu dùng.

  • Tín dụng mang tính hoàn trả nhưng có lãi

  • Hoạt động của tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả

Lợi ích mà tín dụng mang lại khá lớn cho cả người vay và người cho vay. Sau đó, là có ảnh hưởng và tác động tích cực đến nền kinh tế của nước nhà. Một số cá nhân vì không hiểu rõ ý nghĩa của tín dụng là gì nên dễ dàng bị kẻ xấu trục lợi từ đó rơi vào bẫy tín dụng. Đặc biệt là những tín dụng đen gây nên hiệu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài sản cũng như cá nhân người dùng.

Các loại tín dụng

  • Tín dụng thương mại

  • Tín dụng ngân hàng

  • Tín dụng nhà nước

  • Tín dụng tiêu dùng

  • Tín dụng thuê mua

  • Tín dụng quốc tế

Tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.

Trong các Ngân hàng nhà nước hiện nay tín dụng được chia thành 02 mảng chính:

  • Tín dụng cá nhân: Phục vụ đời sống như: vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh, phục vụ đời sống cá nhân..

  • Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như: thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác), cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản,..

Tín dụng ngân hàng là gì?

 

Phân loại tín dụng ngân hàng

Phân loại dựa vào thời hạn tín dụng

  • Tín dụng ngắn hạn: thời hạn không quá 12 tháng.

  • Tín dụng trung hạn: thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng

  • Tín dụng dài hạn: thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng.

Phân loại dựa vào đối tượng tín dụng

  • Tín dụng vốn lưu động: Được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh

  • Tín dụng vốn cố định: Được dùng hình thành tài sản cố định.

Phân loại dựa vào mục đích sử dụng vốn

  • Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.

  • Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: mua sắm nhà cửa, xe cộ.

Người làm tín dụng

Người làm tín dụng (thực hiện trực tiếp nghiệp vụ tín dụng) là cầu nối giữa Ngân hàng (tổ chức có vốn) và Khách hàng (cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu vốn).

Trong mỗi tổ chức tín dụng Người làm tín dụng được gọi bằng những cái tên khác nhau tùy theo cấp độ: Nhân viên tín dụng/ Nhân viên Quan hệ khách hàng, Chuyên viên tín dụng/ Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên tín dụng bậc 1,2,3 .. chuyên viên tín dụng cao cấp ….

Cũng giống như Tín dụng, Chuyên viên tín dụng được chia là 02 mảng:

  1. Chuyên viên tín dụng Cá nhân: Phụ trách mảng tín dụng cá nhân.

  2. Chuyên viên tín dụng Doanh nghiệp: Phụ trách mảng doanh nghiệp.

Những phẩm chất, kỹ năng cần có của chuyên viên tín dụng là gì?

  • Trung thực: Đây là yếu tố quan trọng nhất. Mọi hành vi không trung thực đều có thể dẫn tới hậu quả khôn lường và sẽ ảnh hướng đến túi tiền của bạn.

  • Nhanh nhẹn, khả năng tư duy, nắm bắt cơ hội tốt: Khả năng này sẽ giúp bạn nhanh chóng làm cho khách hàng hài lòng và đến với bạn nhiều hơn, cũng như tìm kiếm được nhiều khách hàng mới hơn.

  • Có kiến thức chuyên môn về tín dụng và kiến thức kinh tế tổng hợp, có khả năng phân tích nhanh, tốt. Quyết đoán trong công việc.

Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc tính của các ngân hàng khác nhau mà cần phải có những phẩm chất, kỹ năng khác nhau.

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ vay tiền từ ngân hàng với hạn mức tín dụng cho phép để thực hiện các thanh toán. Chỉ cần chủ thẻ tín dụng trả tiền trong khoảng thời gian quy định (thông thường là 45 ngày) sẽ không bị tính thêm các khoản phí nào cho thẻ. Nếu sau thời gian này, ngân hàng sẽ tính lãi dựa trên số tiền chủ thẻ tín dụng đã “tạm vay” ngân hàng.

Thẻ tín dụng là gì?

Ưu và nhược điểm khi sử dụng thẻ tín dụng

Ưu điểm:

  • Bạn có thể dễ dàng thực hiện việc mua sắm giá trị lớn và trả nợ theo từng phần nhỏ

  • Bảng sao kê thẻ tín dụng giúp bạn dự thảo ngân sách dễ dàng hơn

  • An toàn và tiện lợi khi không cần mang tiền mặt

  • Xây dựng điểm số tín dụng, rất hữu ích khi bạn thực hiện các giao dịch vay với ngân hàng sau này

Nhược điểm:

  • Dễ mắc nợ nếu bạn không cẩn thận với chi tiêu

  • Lãi suất có thể khiến gói nợ nhỏ phát triển lớn hơn theo thời gian

  • Nhiều rủi ro phát sinh khi lộ thông tin cá nhân trên thẻ

Tại sao bạn trẻ nên sử dụng thẻ tín dụng?

Hầu hết những khoảng mua lớn nhất trong đời bạn đều được mua bằng tín dụng. Du học, mua máy tính, mua xe, mua nhà,… thường được mua dựa trên tín chấp của bạn. Nếu có chỉ số tín dụng tốt bạn sẽ trông đáng tin tưởng hơn với người cho vay. Họ sẽ cho bạn vay với lãi suất thấp hơn. Một người đi làm lương cao nhưng chỉ số tín dụng thấp sẽ khó mà mua được nhà, đặc biệt khi tăng lương ở Việt Nam thua xa lạm phát (còn bổng lộc và tham nhũng thì lúc nào cũng vượt lên trên lạm phát cả).

Tín dụng có rất nhiều dạng như nợ xe, nợ bất động sản. Nhưng thẻ tín dụng là cái dễ lấy nhất và dễ xây dựng nhất.