-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Thế nào là TPP? TPP có sức ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào?
Để tồn tại và phát triển được lâu dài mà vẫn duy trì được sự hòa nhập giữa các nước với nhau thì các hiệp định là vô cùng quan trọng. TPP cũng vậy, là một hiệp định vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn. Vậy Thế nào là TPP? TPP có sức ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào?
Danh mục nội dung
TPP là gì?
TPP được viết tắt của cụm từ tiếng anh Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement mang nghĩa Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Đây là một hiệp định mang tính thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này bao gồm 12 thành viên các nước bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản. Bên cạnh đó thì các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên nói trên. Ngoài ra, TPP còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này như các vấn đề về sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động,... Đồng thời, thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này thông qua các biện pháp giảm (hoặc có thể loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.
Nền tảng của TPP
Vào cuối năm 2005, các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore đã ký một hiệp định thương mại tự do mang tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định TPP. Cho tới tháng 9 năm 2008, Mỹ đã tuyên bố tham gia TPP nhưng không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định FTA hoàn toàn mới. Tuy nhiên vẫn lấy tên gọi là Hiệp định TPP như đã thống nhất. Sau đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản cũng lần lượt tham gia vào TPP khiến tổng số thành viên TPP đã lên đến con số 12 như hiện nay.
Tầm ảnh hưởng và quan trọng của TPP
Như đã thấy, 12 quốc gia tham gia đều là thành viên của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) với tổng dân số 650 triệu người và trung bình thu nhập bình quân đầu người đạt 31.481 USD (năm 2011), tổng GDP lên đến hơn 20 nghìn tỷ USD. Chỉ nghe tới các thông số trên thôi cũng có thể thấy TPP có khả năng tạo ra một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra không thể không chú ý đến Mỹ khi đã góp phần gia nhập và đưa ra nhiều sáng kiến. Mỹ được biết đến là nền kinh tế lớn nhất thế giới và luôn coi khu vực châu Á – Thái Bình Dương là chìa khóa để tăng trưởng trong tương lai.
Hiệp định này sẽ ảnh hưởng mạnh đến kinh tế các quốc gia thành viên. Theo ước tính, GDP các nước trong TPP chiếm đến 40% GDP toàn cầu, trong đó có hai cường quốc là Nhật Bản và Mỹ. Giới phân tích dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này.
Một số lĩnh vực thuộc hiệp định TPP
- Thương mại điện tử
- Dịch vụ xuyên biên giới
- Thuế
- Môi trường
- Dịch vụ tài chính
- Sở hữu trí tuệ
- Chi tiêu công của chính phủ
- Đầu tư
- Lao động
- Pháp luật
- Giải quyết tranh chấp
- Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
- Kiểm dịch thực phẩm
- Viễn thông
- Dệt may
- Bồi thường thiệt hại thương mại
- Doanh nhân sẽ được nhập cảnh dễ dàng hơn vào các nước thành viên
Những lợi ích mà TPP mang lại cho các nước thành viên
- Dễ dàng xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên.
- Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.
- Đất nước sạch đẹp, an toàn hơn nhờ các yêu cầu bắt buộc về môi trường.
- Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ sang 12 nước thành viên với mức thuế rất thấp và sẽ gỡ bỏ trong tương lai. Rất có lợi cho các ngành dệt may, nông sản.
- Được các nước phát triển hỗ trợ về kỹ thuật và tay nghề lao động.
- Người dân được sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ, bên cạnh đó là đảm bảo vệ sinh an toàn đối với mặt hàng thực phẩm.
Hiệp định TPP và cái tên mới
Thông tin chính thức từ họp báo tại Đà Nẵng, Hiệp định TPP đã chính thức được 11 nước trao cho một số phận và cái tên mới, hiệp định sẽ được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Buổi họp báo cho biết, qua 4 vòng đàm phán, đại diện 11 nước thành viên TPP đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc tạm hoãn thực thi một số điều khoản.
Một thông tin quan trọng khác là, Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP - sẽ có tên mới là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP)
Tên gọi mới của hiệp định này được viết tắt là CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership). Nội dung của CPTPP không chỉ là đầu tư mà còn về sở hữu trí tuệ, các lĩnh vực rộng lớn. Về mặt bản chất là hiệp định cao hơn, tiến bộ hơn so với các hiệp định đã ký kết. Việc thay đổi tên gọi mới cho TPP với từ tiến bộ và toàn diện đã nhận được sự đồng thuận rất cao của các thành viên.
Lý do đổi tên Hiệp định TPP
TPP được ký kết chính thức giữa 12 nước tham gia gồm Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam vào ngày 4.2.2016. Đây là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại) và mức độ cam kết rất cao.
Tuy nhiên, ngay sau khi lên nắm quyền hồi tháng 1 năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp rút nước này khỏi TPP. Trước động thái này của Mỹ, 11 nước thành viên còn lại đã nỗ lực hồi sinh thỏa thuận này. Sau vòng đàm phán mới nhất diễn ra tại Nhật Bản đầu tháng 11.2017, các trưởng đoàn đàm phán của 11 nước thành viên TPP còn lại đều tỏ ý muốn đạt được tiến triển và kết quả tại Hội nghị Cấp cao APEC 2017.
Nội dung tuyên bố chung của 11 bộ trưởng nêu rõ:
1. Ở lần gặp gần nhất tại Hà Nội, Việt Nam ngày 21.5.2017, các bộ trưởng Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đã tái khẳng định kết quả ý nghĩa về chiến lược, kinh tế đã ký từ Thỏa thuận TPP ở Auckland ngày 4-2-2016, nhấn mạnh các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao như một cách thức để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, và đóng góp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của các thành viên, cũng như tạo ra cơ hội cho người lao động, gia đình, nông dân, doanh nhân và người tiêu dùng.
2. Vào tháng 5, các bộ trưởng đã đề cao nhiệm vụ gắn kết với một tiến trình tiếp cận các lựa chọn, nhằm thúc đẩy một hiệp định toàn diện, chất lượng cao phải nhanh chóng thành hiện thực.
Trong suốt nhiều tháng, các quan chức đã nỗ lực để đạt một kết quả cân xứng, trong đó duy trì những lợi ích đáng kể của TPP.
3. Các bộ trưởng vui mừng thông báo đã đồng thuận các điểm cốt lõi của Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương (CPTPP).
Các bộ trưởng đồng ý với các điều I và II, trong đó kết hợp các điều khoản của TPP, với ngoại lệ là một số điều khoản hạn chế vốn sẽ bị vô hiệu hóa Văn bản này cũng bao gồm một danh sách của bốn yếu tố cụ thể phục vụ cho việc tạo ra tiến trình bền vững, nhưng đặt nguyên tắc đồng thuận lên trước hết trong việc ký kết.
4. Các bộ trưởng nhất trí rằng CPTPP giữ nguyên các tuyên chuẩn cao, tính cân bằng chung và tính liêm khiết của hiệp định TPP, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích thương mại và các lợi ích khác của tất cả các bên tham gia, và bảo toàn các quyền kiểm soát, bao gồm tính linh hoạt của các nước tham gia để đặt ra các ưu tiên về pháp lý và quản lý.
Các bộ trưởng cũng khẳng định quyền của mỗi nước tham gia để bảo toàn, phát triển và thực thi các chính sách về văn hóa của riêng mỗi nước. Các bộ trưởng cho rằng CPTPP phản ánh được khát vọng của các nước tham gia để thực hiện các kết quả của TPP.
5. Các bộ trưởng xác nhận những công cụ pháp lý được đề xuất trong hiệp định CPTPP cho phép các bên tham gia chủ động hành động tại thời điểm thích hợp để đạt được các mục tiêu mà các bên cùng chia sẻ.
Các bộ trưởng tái khẳng định CPTPP thể hiện cam kết của họ với mở cửa thị trường, chống chủ nghĩa bảo hộ, và tăng cường hộ nhập kinh tế khu vực.
6. Về Điều 6 của CPTPP, các bộ trưởng chia sẻ quan điểm rằng quy mô của quá trình xem xét có thể mở rộng sang các đề xuất để sửa chữa CPTPP, phản ánh các tình huống có liên quan đến tình trạng của TPP.
7. Ngoài ra, các bộ trưởng quyết định rằng tất cả các tài liệu đã ký kết bên lề giữa 11 nước tham gia TPP sẽ được giữ nguyên về mặt nguyên tắ, trừ khi các bên có liên quan quyết định ngược lại.
8. Các bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các quan chức tiếp tục các hoạt động kỹ thuật, bao gồm tiếp tục nỗ lực để hoàn thành các điểm chưa đạt được đồng thuận, và xác minh pháp lý văn bản bằng tiếng Anh và các bản dịch, để chuyển bị hoàn thành văn bản cuối cùng cho việc ký kết.
9. Các bộ trưởng công nhận mỗi quốc gia có thể theo đuổi các tình riêng tại nội bộ nước mình, bao gồm lấy ý kiến nhân dân, trước khi ký kết.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định rằng "kết quả đạt được tại Đà Nẵng đã giúp tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và thúc đẩy sự hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn".