-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Trình độ chuyên môn là gì? So sánh và những lưu ý về trình độ chuyên môn
Nếu là người sắp ra trường, đang trong quá trình viết sơ yếu lý lịch hay chuẩn bị các văn bản hành chính thì chắc hẳn không còn xa lạ với cụm từ trình độ chuyên môn. Để nắm rõ hơn về khái niệm trình độ chuyên môn là gì, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Kinhcan.vn nhé!
Danh mục nội dung
1. Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn là một thuật ngữ chỉ khả năng, năng lực của một cá nhân chuyên về lĩnh vực nào đó. Tuỳ thuộc vào từng vị trí và ngành nghề, yêu cầu trình độ chuyên môn sẽ có sự khác biệt và khắt khe riêng.
Phải kể đến những ngành quan trọng, quyết định mạng sống, công bằng hay tương lai của đất nước như bác sĩ, giáo viên, luật sư và giáo sư. Để có vị trí trong lĩnh vực này, đòi hỏi mỗi cá nhân phải được đào tạo và có trình độ chuyên môn đúng với chuyên ngành.
Khi đề cập đến trình độ chuyên môn, người viết hồ sơ ứng tuyển sẽ bị giới hạn trong một dòng. Điều đó bắt buộc mỗi cá nhân phải ghi thật ngắn gọn nhưng đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản.
Trong tiếng Anh, trình độ chuyên môn Professional Qualification, Professional Ability hay Education. Nếu bạn viết sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ xin việc bằng tiếng Anh, từ Education thường được dùng để thay thế trình độ chuyên môn.
2. Những trình độ chuyên môn hiện nay
Để hiểu rõ hơn về trình độ chuyên môn, Kinhcan.vn sẽ gửi đến bạn thông tin những trình độ tiêu biểu hiện nay qua bảng dưới đây.
STT |
Trình độ chuyên môn |
Nội dung |
1 |
Sơ cấp |
Trình độ chuyên môn sơ cấp thường được dùng để chỉ các chương trình đào tạo áp dụng cho một số ngành nghề kỹ thuật, chủ yếu được đào tạo trong những trường dạy nghề. |
2 |
Trung cấp |
Trình độ chuyên môn trung cấp chỉ được dùng cho những ai đã tốt nghiệp trung học cơ sở, yêu cầu bắt buộc là phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, người này còn phải đảm bảo khả năng thực hiện độc lập, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. |
3 |
Cao đẳng |
Trình độ chuyên môn cao đẳng áp dụng cho người đã tốt nghiệp cấp trung học phổ thông. Tại đây, họ xác nhận trình độ đào tạo có kiến thức thực tế, lý thuyết rộng của một ngành nghề hay lĩnh vực nào đó. Không chỉ vậy, người đạt đến trình độ chuyên môn cao đẳng phải đảm bảo được kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề có độ phức tạp nhất định. Nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi khả năng làm việc linh động, trong điều kiện công việc thay đổi thì có thể hoạt động độc lập kết hợp với nhóm tốt. Khả năng quản lý và giám sát cơ bản cũng được xem xét đến nên bạn cần đảm bảo được. |
4 |
Đại học |
Đến trình độ chuyên môn Đại học, tại đây nhà tuyển dụng yêu cầu sinh viên tốt nghiệp phải có kiến thức chuyên sâu và vững chắc về một ngành nghề, dù là lý thuyết hay thực hành. Tại Đại học, mỗi người nên phát triển cho mình kỹ năng phản biện, biết cách tổng hợp và phân tích vấn đề được đưa ra để giải quyết nó. Chưa dừng ở đó, trình độ chuyên môn Đại học còn yêu cầu người viết hồ sơ hoặc đăng ký ứng tuyển những khả năng như quản lý, giám sát, đào tạo hoặc hướng dẫn cụ thể, chi tiết về lĩnh vực này. |
5 |
Thạc sĩ - Tiến sĩ |
Đây là trình độ chuyên môn cuối cùng để đánh giá bản thân mỗi người, trình độ này chỉ dành cho những ai đang và đã tham gia nghiên cứu chuyên sâu hoặc kiến thức ngành nghề rộng lớn, bao quát. Người đạt trình độ chuyên môn Thạc sĩ hay Tiến sĩ cần đảm bảo đủ các yêu cầu, kỹ năng của bốn trình độ trên. |
3. Ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ như thế nào?
Trong sơ yếu lý lịch, không phải ai cũng biết ghi trình độ chuyên môn như thế nào cho hợp lý, đánh trúng yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra. Vậy nên, dưới đây Kinhcan.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ nhé!
Ngày 18-06-2007, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV về thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức. Trong đó có đề cập đến việc kê khai trình độ chuyên môn của từng cá nhân, hiện hoặc sắp tới có nhu cầu xin việc.
Cụ thể là “ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng hoặc Sơ cấp”, bạn hãy nhớ quyết định này để tránh nhầm lẫn, bỏ sót khi ghi vào hồ sơ nhé!
4. Lỗi thường gặp khi ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ
Khi viết hồ sơ, đặc biệt với những ai lần đầu tiếp xúc với sơ yếu lý lịch hoặc xin việc thì không tránh khỏi mắc lỗi. Vậy nên, trước khi đặt bút bạn hãy thử đọc những vấn đề thường gặp khi ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ.
Một là, thể hiện không đúng nội dung yêu cầu. Đây là lỗi thường gặp ở nhiều sinh viên ra trường, chưa có kinh nghiệm trong việc viết đơn xin việc. Phần lớn, các bạn đều bị nhầm trình độ học vấn với trình độ chuyên môn, việc này khiến nội dung sai lệch về mặt thông tin
Đó là một điều tai hại, bạn vừa không thể hiện được cho nhà tuyển dụng biết năng lực, vừa dài dòng và thừa ý. Bởi vì câu văn không đánh trúng yêu cầu của vị trí ứng tuyển, đối phương mơ hồ về khả năng làm việc của bạn nên cơ hội rất dễ biến mất.
Hai là, mắc lỗi chính tả và ngữ pháp. Thông thường, mẫu đơn được sử dụng khi đi xin việc là viết tay hoặc đánh máy. Dù sử dụng cách thức nào, bạn cũng nên thận trọng và tra soát kỹ lưỡng vấn đề chính tả và ngữ pháp.
Lỗi chính tả rất thường xuyên xảy ra, vì thế để không mất thiện ý thì bạn hãy đọc lại đơn trước khi gửi đi. Ngoài ra, lời lẽ câu văn được ghi cũng cần dễ hiểu, xúc tích để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được kỹ năng cũng như con người bạn.
Ba là, thiếu trung thực khi khai báo trình độ chuyên môn. Các nhà tuyển dụng rất kỵ việc ứng viên viết trình độ chuyên môn không đúng với năng lực của mình, vì thế bạn cần viết trung thực và chính xác cấp bậc của mình.
Người làm đơn xin việc không nên viết sai, viết quá trình độ để hoàn thành ước muốn là có công việc tốt. Sự phóng đại đó chỉ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu, đặc biệt với những ai vào vòng phỏng vấn.
Trên đây là ba lỗi thường gặp khi ghi trình độ chuyên môn vào sơ yếu lý lịch, trước khi gửi bất cứ thứ gì thì bạn nên tra soát, kiểm kê lại thông tin. Như thế sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt, đồng thời giảm thiểu việc lãng phí thời gian của đôi bên.
5. Một số lưu ý khi ghi trình độ chuyên môn vào hồ sơ
Ngoài tránh mắc những lỗi cơ bản trên, người viết hồ sơ xin việc cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi ghi trình độ chuyên môn. Cụ thể là:
- Người ứng tuyển cần nghiên cứu kỹ vị trí công việc trước khi viết bất kỳ trình độ chuyên môn nào, công ty hay tổ chức đó đang đăng tuyển bộ phận hoặc nhân sự như thế nào. Đây là điều cơ bản nhưng cũng rất quan trọng mà bạn cần chuẩn bị khi tham gia vào quá trình xin việc.
Dựa trên những thông tin mà bạn tìm và đọc được, bạn hãy khai báo trình độ chuyên môn phù hợp để bước đầu thuyết phục nhà tuyển dụng chọn hồ sơ. Để nắm rõ thông tin yêu cầu, bạn có thể quan sát các nguồn của công ty, tổ chức hay dự án đó như trang mạng xã hội chính thức hay website.
- Trình bày ngắn gọn trình độ chuyên môn của bạn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được sức hút trong nội dung. Văn phong hay ngôn ngữ trong đơn xin việc không cần văn hoá, hãy sử dụng từ phổ thông, đơn giản mà tường minh để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Nội dung trình độ chuyên môn rất quan trọng nên bạn cần đầu tư thời gian, trí não để xem xét kỹ lưỡng yêu cầu và mong muốn của bạn thân. Để làm được điều đó, bạn cần nắm rõ yêu cầu của phần này là ngắn gọn và đủ ý.
Một ví dụ minh hoạ nhỏ, trong trường hợp vị trí mà bạn ứng tuyển là Biên tập viên thì trình độ chuyên môn mà bạn cần đề cập đến là trường Đại học đã tốt nghiệp, chuyên ngành mà theo học trong những năm qua.
Ngoài ra, vị trí Biên tập viên còn đòi hỏi bạn có chứng chỉ hành nghề giống một số lĩnh vực như bác sĩ, nhà báo hay luật sư. Đó là những yêu cầu đơn giản nhưng bắt buộc bạn thể hiện, đưa ra cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp.
- Mỗi vị trí sẽ có trình độ chuyên môn riêng nên khi đi xin việc, bạn đừng ngần ngại hay tỏ ra lười biếng mà dập khuôn tất cả theo một nội dung. Điều này vừa thể hiện bạn không có chuyên môn sâu, vừa tạo ác cảm với nhà tuyển dụng.
Để có một công việc tốt, trên hết bạn cần thể hiện thái độ chăm chỉ và không ngừng cầu tiến, việc này sẽ thú hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hãy nắm chắc ba lưu ý trên để tìm được vị trí phù hợp, đúng với mong muốn và nhu cầu của bản thân.
6. So sánh trình độ chuyên môn và trình độ học vấn
Như đã đề cập ở phần trên, có nhiều người lần đầu hoặc sang đến lần thứ hai, thứ ba viết hồ sơ xin việc nhưng vẫn bị nhầm lẫn chuyên môn thành trình độ học vấn và ngược lại. Vậy nên, ngay sau đây Kinhcan.vn sẽ phân biệt giúp bạn hai loại trình độ này.
Trình độ học vấn của một người sẽ thường thể hiện qua việc đã đạt tới cấp bậc nào trong mười hai năm học, nếu học sinh vừa nhận giấy báo tốt nghiệp trung học phổ thông thì sẽ ghi là 12/12. Một số trường hợp của bố mẹ hoặc ông bà, trình độ học vấn chỉ là 7/7 hoặc 9/10.
Nếu người tốt nghiệp trung học phổ thông, chưa tham gia các ngành học đại học, chưa được đào tạo bài bản về một lĩnh vực chuyên môn nào thì chưa được viết là có trình độ chuyên môn.
Nếu trình độ chuyên môn khá bó hẹp trong lĩnh vực hoặc ngành nghề thì trình độ học vấn lại bao hàm rộng hơn khi gồm bậc học văn hoá và trình độ chuyên môn. Tại Việt Nam, trình độ học vấn được hiểu là cấp độ học tập theo mười hai bậc học phổ thông, trong đó:
- Bậc Giáo dục Tiểu học sẽ gồm năm lớp, từ lớp Một đến lớp Năm.
- Bậc Trung học cơ sở gồm bốn lớp từ lớp Sáu đến lớp Chín.
- Bậc Trung học phổ thông gồm ba lớp, từ lớp Mười đến lớp Mười hai.
Vậy nên, khi ghi trình độ học vấn hay trình độ văn hoá thì người viết hãy kê khai theo dạng x/12. Chữ “x" ở đây có nghĩa là bậc học mà bạn đã và đang trong hoàn thành, ví dụ học xong lớp 7 sẽ ghi 7/12, hết lớp 11 sẽ ghi 11/12.
Ứng viên trong hồ sơ xin việc vì thế không cần ghi rõ bản thân đang học trung học cơ hay trung học phổ thông, hãy viết đơn giản dựa vào ví dụ được trình bày trong đoạn trên.
Điều đó cũng tương tự khi viết trình độ chuyên môn, bạn hãy ghi trình độ cao nhất mình đang được đào tạo là Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học hay Tiến sĩ, thạc sĩ. Không cần ghi chi tiết mình đang học năm nhất, năm hai, năm ba hoặc năm ở Đại học.
LỜI KẾT
Trên đây là những kiến thức cơ bản về trình độ chuyên môn là gì, những trình độ chuyên môn hiện nay và phân biệt với trình độ học vấn do Kinhcan.vn, chuyên trang giáo dục tìm hiểu và tổng hợp gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình viết hồ sơ xin việc, sơ yếu lý lịch của bạn.