Tư duy là gì? Đặc điềm và các loại hình tư duy

Dù là khái niệm phổ biến, tư duy vẫn khiến nhiều người thắc mắc về các khía cạnh gồm đặc điểm, vai trò cũng như tính chất. Để giải đáp nỗi băn khoăn ấy, Wiki hỏi đáp xin gửi đến bạn đọc những thông tin cơ bản xoay quanh tư duy, tất cả đều nằm trong bài viết dưới đây.

Trong đời sống lẫn học tập, con người thường nhắc đến cụm từ “tư duy”, tiêu biểu như tư duy sáng tạo, tư duy học tập, tư duy giải quyết vấn đề hay tư duy mới mẻ. Nhìn chung, đây là một thuật ngữ thu hút sự chú ý, quan tâm của mọi người.

Dù là khái niệm phổ biến, tư duy vẫn khiến nhiều người thắc mắc về các khía cạnh gồm đặc điểm, vai trò cũng như tính chất. Để giải đáp nỗi băn khoăn ấy, Kinhcan.vn xin gửi đến bạn đọc những thông tin cơ bản xoay quanh tư duy, tất cả đều nằm trong bài viết dưới đây.

1. Tư duy là gì?

Theo sinh lý học, tư duy là phương thức hoạt động của hệ thần kinh, thể hiện qua mối liên kết giữa các bộ phận nhằm mục đích chọn lọc, ghi nhớ và nhận thức về thế giới bên ngoài, qua đó định hướng và điều chỉnh hành vi, cách ứng xử sao cho phù hợp.

Về tâm lý học, tư duy là quá trình phản ánh, nhận thức bản chất, mối quan hệ bên trong và quy luật của hiện tượng, sự vật hay sự việc mà con người không hiểu rõ từ trước.

Tựu chung lại, thuật ngữ tư duy đại diện cho phương thức hoạt động của tinh thần khi con người nhận thức, tương tác với thế giới bên ngoài qua hoạt động vật chất. Không dừng lại ở đó, tư duy còn phản ánh trình độ nhận thức cao, khái quát và tích cực của con người.

Nhờ thuộc tính khái quát, tư duy giúp con người tổng hợp, ghi nhớ bản chất cùng quy luật của nhiều sự vật, hiện tượng. Từ đó, tri thức của nhân loại được khai phá, đúc kết thành hệ thống lý luận, triết lý hoặc phương pháp.

2. Đặc điểm của tư duy

Tư duy sở hữu năm đặc điểm chính, đó là tính có vấn đề, tính trừu tượng và khái quát, tính gián tiếp, tính liên kết chặt chẽ với ngôn ngữ và tính liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.

2.1. Tính có vấn đề của tư duy

Tư duy nảy sinh vào thời điểm vấn đề cụ thể xuất hiện mà con người cần giải quyết. Bởi một số phương thức giải quyết cũ không hiệu nghiệm, họ bắt buộc phải tự nhận thức vấn đề, vận dụng tri thức lẫn năng lực để tìm ra phương hướng mới. Khi ấy, tư duy được hình thành.

Dẫu vậy, tư duy không xuất hiện trong mọi hoàn cảnh mà nó chỉ bộc lộ khi tồn tại đầy đủ các yếu tố gồm vấn đề, nhận thức đúng đắn, mâu thuẫn, nhu cầu giải quyết cùng tri thức liên quan.

2.2. Tính gián tiếp của tư duy

Con người không nhận thức về thế giới một cách trực tiếp mà thường khám phá quy luật, bản chất của sự vật hay hiện tượng bằng phương thức gián tiếp.

Điều đó thể hiện trên các phương tiện, công cụ hỗ trợ như đồng hồ, máy móc, cân đo, nhiệt kế hay hệ quả của nhận thức gồm lý thuyết, kinh nghiệm, ngôn ngữ, quy luật và công thức.

Điển hình là khi dự báo thời tiết, đài khí tượng sẽ ứng dụng các công cụ đo lường, tính toán kết hợp kiến thức chuyên môn để mang lại kết quả chuẩn xác nhất.

2.3. Tính khái quát và trừu tượng của tư duy

Tính trừu tượng xảy ra trong quá trình hình dung, suy ngẫm và tư duy về một sự vật hay hiện tượng nào đó. Khi ấy, việc con người nhận thức trong mơ hồ sẽ dẫn tới sự khó hiểu nhất định, đó chính là trừu tượng.

Khái quát thì đề cập đến việc thu thập, tổng hợp tri thức vào cùng một nhóm, chủng loại dựa trên điểm tương đồng. Hai thuộc tính này có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời khỏi quá trình tư duy.

2.4. Tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

Nhờ phương tiện là ngôn ngữ, con người thực hiện quá trình tư duy một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Không chỉ phục vụ giao tiếp, ngôn ngữ còn ghi lại kết quả của quá trình tư duy, thể hiện qua lý thuyết, khái niệm, định lý hay dự đoán về một sự vật, hiện tượng cụ thể.

Ngược lại, tư duy cũng làm cho ngôn ngữ trở nên hữu dụng, có nghĩa bởi ngôn ngữ chính là kết quả của quá trình tư duy. Vì vậy, hai phạm trù này có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời.

2.5. Tư duy có liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

Nhằm xây dựng quan điểm, tư duy phải dựa vào cảm quan cá nhân kết hợp trực quan sinh động, kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, nhận thức cảm tính cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trừu tượng, khái quát hóa.

3. Các phẩm chất của tư duy

Từ đặc tính, tư duy được khái quát hóa với những phẩm chất là độ sâu sắc và khái quát, khả năng linh, hoạt mềm dẻo và cơ động, khả năng độc lập, tính logic và chặt chẽ cùng óc phê phán, cụ thể như sau:

- Độ sâu sắc và khái quát: Phẩm chất này bộc lộ qua việc tư duy thấm nhuần từ cái chung nhất như định lý, khái niệm hay học thuyết đến chi tiết nhỏ nhất là sự khác biệt của sự vật, hiện tượng trong từng bối cảnh.

- Khả năng linh hoạt, mềm dẻo và cơ động: Đây là khả năng linh hoạt trong việc chuyển đổi hướng suy nghĩ, lối tư duy mà không cứng nhắc, lặp lại hay phụ thuộc vào khuôn mẫu. Khả năng này thậm chí còn đề cập đến việc phá bỏ giới hạn, vượt ra khỏi những quy định phức tạp.

- Khả năng độc lập: Phẩm chất này đề cập đến khả năng tự giải quyết, hoàn thành nhiệm vụ của tư duy theo một cách sáng tạo.

- Tính logic và chặt chẽ: Đây là khả năng hệ thống hóa chuỗi sự vật, sự việc hay hiện tượng theo quy luật hoặc trình tự nhất định, đồng thời kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

- Óc phê phán: Quá trình tư duy được phản ánh qua khả năng so sánh, đối chiếu, nghiền ngẫm, nghiên cứu và chứng minh vấn đề, hiện tượng. Ở đây, lý trí sẽ áp đảo cảm tính.

4. Quá trình tư duy

Để hoàn thiện tư duy, con người cần thực hiện chuỗi hành động liên tiếp, có tính hệ thống. Từ nhận thức cơ bản, con người sẽ liên tưởng đến thông tin liên quan, xây dựng giả thuyết và tiến hành giải quyết vấn đề.

Nhìn chung, quá trình tư duy sở hữu các bước gồm phân tích và tổng hợp, so sánh cùng đối chiếu kết hợp trừu tượng và khái quát hóa. Qua đó, mức độ tư duy của con người được phân thành sáu cấp, lần lượt là ghi nhớ, thấu hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.

5. Các loại hình tư duy

Tư duy được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau, điển hình nhất là lịch sử hình thành với mức độ phát triển, hình thức biểu hiện cùng phương thức giải quyết và mức độ sáng tạo.

Trên phương diện lịch sử hình thành và mức độ phát triển, tư duy được chia thành ba loại chính, chi tiết như sau:

- Tư duy trực quan - hành động: Phân loại tư duy này tập trung vào ứng dụng tình huống, hành động thực tế trong giải quyết nhiệm vụ.

- Tư duy trực quan - hình ảnh: Đây là hình thức tư duy giải quyết vấn đề, nhiệm vụ dựa vào phương pháp cải thiện hình ảnh.

- Tư duy trừu tượng: Phương thức tư duy này áp dụng hệ thống logic, khái niệm và ngôn ngữ để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ.

Dựa theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết, tư duy được chia thành những loại cơ bản dưới đây:

- Tư duy thực hành: Nhiệm vụ được giải quyết nếu có hành động cụ thể, thực hiện một cách trực quan.

- Tư duy hình ảnh cụ thể: Nhiệm vụ được đề ra bằng hình ảnh cụ thể và giải quyết dựa trên các hình ảnh trực quan đã sở hữu.

- Tư duy lý luận: Với nhiệm vụ sở hữu hình thức lý luận, việc giải quyết vấn đề sẽ cần đến hệ thống tri thức, lý luận cũng như khái niệm trừu tượng.

Về mức độ sáng tạo, tư duy được chia thành hai loại chính gồm tư duy angôrit và tư duy ơrixtic, cụ thể như sau:

- Tư duy angôrit: Xuất hiện trên con người lẫn máy móc, loại tư duy này đi theo một hệ thống, chương trình hay khuôn mẫu, cấu trúc có sẵn.

- Tư duy ơrixtic: Mang tính sáng tạo cùng linh hoạt, hình thức tư duy này liên quan mật thiết tới trực giác và không tuân theo khuôn khổ, quy định cứng nhắc.

Để giải quyết nhiệm vụ trong thực tế, con người thường phối hợp các loại tư duy đa dạng và tập trung chủ yếu vào một loại làm nền tảng.

6. Vai trò của tư duy

Với nhận thức cũng như đời sống, tư duy có vai trò hết sức quan trọng. Không chỉ hỗ trợ quá trình nhận thức diễn ra thuận lợi, tư duy còn dự đoán xu thế phát triển của vấn đề, sự vật hoặc hiện tượng, qua đó đề xuất biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết.

Để làm việc hiệu quả, con người cần sở hữu kỹ năng tư duy tốt. Trong thời đại công nghệ số, kỹ năng này càng trở nên quan trọng, có giá trị hơn bao giờ hết. Nếu vận dụng tư duy hiệu quả, việc nâng cao hiệu suất công việc hay học tập sẽ không còn là nỗi lo.

Nhờ rèn luyện tư duy, con người ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân để tiến gần đến thành công hơn.

7. Cách rèn luyện tư duy

Qua những nội dung kể trên, bạn đọc có thể nhận ra tầm quan trọng của tư duy trong  học tập lẫn đời sống. Chính vì vậy, Kinhcan.vn cung cấp cho độc giả một số phương pháp rèn luyện, nâng cao tư duy, cụ thể như sau:

- Việc quan trọng hóa quá trình phát triển tư duy là điều cần thiết. Nếu không có khả năng tư duy, con người sẽ không làm được bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất.

- Đặt bản thân vào tình huống xảy ra vấn đề, con người sẽ dần quen với việc thắc mắc, lý giải, phán đoán, suy luận và giải quyết nhiệm vụ.

- Không chỉ quan sát và tìm hiểu thực tiễn, năng lực trừu tượng hay khái quát hóa cũng cần được phát triển, nâng cao.

- Bên cạnh những cách thức kể trên, ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng cần phải trau dồi, rèn luyện nhằm mục đích phát triển tư duy. Qua đó, tư duy được diễn tả rõ ràng, rành mạch và con người cũng dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của người khác.

LỜI KẾT

Như vậy, những thông tin quan trọng xoay quanh tư duy là gì đã được Kinhcan.vn giải đáp trong bài viết. Hy vọng bạn đọc đã tiếp thu, trang bị cho bản thân kiến thức hữu ích để áp dụng vào học tập, cuộc sống.