-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Từ láy là gì? Từ ghép là gì? Cách phân biệt từ ghép, từ láy
Ngạn ngữ có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, quả thật không ngoa khi nói ngữ pháp là một trong những phần khó xơi nhất, gây trở ngại trong việc học ngôn ngữ này, không những đối với người nước ngoài mà ngay cả đối với người bản xứ. Một trong số đó là các loại từ, từ láy, từ ghép... Định nghĩa từ láy và từ ghép là gì luôn là một chủ đề cực kì quan trọng được các học sinh THCS quan tâm.
Đây là mảng kiến thức mà các em cần phải chú tâm nhiều nhất. Việc phân biệt được từ láy từ ghép giúp các em giải quyết khá nhiều bài tập văn học cũng như sử dụng từ ngữ một cách chính xác hơn, từ đó giúp bài văn được đa dạng từ ngữ. Cùng Wikihoidap tìm hiểu nhé!
Danh mục nội dung
Từ láy là gì?
Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại thành một từ có nghĩa.
Có hai loại từ láy: láy hoàn toàn và láy bộ phận
– Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn cả âm lẫn vần của tiếng gốc, nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh)
Ví dụ: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, thăm thẳm, thoang thoảng…
– Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần, chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc
Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo, xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te,…
Công dụng từ láy
Từ láy được người nói người viết sử dụng trong cả văn nói và văn viết với mục đích nhấn mạnh tình trạng, hoặc tâm trạng muốn thể hiện.
- Em luôn luôn đi học đúng giờ: Khẳng định em không bao giờ đi học trễ.
- Em là học sinh rất rất thông minh: Khẳng định em thông minh tuyệt đối, không chê vào đâu được.
- Cô bé tròn trĩnh: Miêu tả bề ngoài tròn nhưng đẹp của cô bé ấy.
Từ ghép là gì
Theo các kiến thức chuẩn trong sách giáo khoa tiếng Việt thì từ ghép là từ được tạo thành có hơn hai tiếng. Các tiếng tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa. Trong tiếng Việt, từ ghép có hai loại đó chính là ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
- Từ ghép chính phụ: tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
Ví dụ: với tiếng chính là “Cá” ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
- Từ ghép đẳng lập: các tiếng ngang nhau về nghĩa.
Ví dụ: áo quần, thầy cô, anh em, ...
Công dụng từ láy
Người viết hoặc người nói sử dụng viết để diễn tả chính xác các từ ngữ cần được sử dụng trong các câu văn, các lời nói.
Giúp người nghe, người đọc dễ dàng hiểu ý nghĩa hơn mà không cần phải suy đoán.
Cách phân biệt từ láy và từ ghép
Tiếng Việt là một ngôn ngữ khá phong phú và đa dạng. Chính vì lý do này mà về mặt ngữ nghĩa cũng như cấu tạo thì khá phức tạp.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về khái niệm của hai loại từ ghép và từ láy ta thường gặp 1 trường hợp là từ ghép bị chuyển hóa thành từ láy âm.
Mặc dù là khó phân biệt nhưng ta vẫn sẽ có một số phương pháp phân biệt như dưới đây, nếu bạn hiểu rõ thì việc phân biệt hoàn toàn trở nên đơn giản hơn rất nhiều:
Cách 1: Từ láy âm là từ ghép nghĩa
Trong Tiếng Việt đại đa số đều gặp các từ láy âm, vì thế nếu một trong hai từ đó thuộc từ Hán Việt thì đó chính là từ ghép chứ không phải từ láy.
Mặc nhiên về mặt hình thức nó có nghĩa hay không có nghĩa đều vậy
Cách 2: Từ ghép thuần Việt gồm 2 âm tiết khác nhau không thể là từ láy
Ví dụ như máu mủ, che chắn đều là từ ghép thuần Việt. Ngược lại nếu một trong hai số đó có ý nghĩa thì đó là từ láy âm chẳng hạn như: rõ ràng, lảm nhảm, lạnh lùng.
Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trước.
Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép
Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép. Các từ sau là từ láy chứ không phải từ ghép bởi lẻ chúng không đảo trật tự từ được:
- mờ mịt / mịt mờ
- thẫn thờ / thờ thẫn
Qua bài viết rất mong bạn đọc đã có cái nhìn trực quan về khái niệm, cũng như cách phân loại các loại từ này. Chúc các bạn học tốt!